Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 110 - 123)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách tín dụng

4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu

Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh tập trung vào các nội dung sau:

4.3.2.1. Giải quyết vốn vay cho hộ nghèo còn thiếu

Ngân hàng chính sách xã hội chưa đáp ứng được số hộ nghèo cần vay vốn. Có 15,56% số hộ nghèo điều tra không đăng ký vay; 84,44% số hộ làm đơn đề nghị vay vốn (76 hộ) nhưng ngân hàng chỉ đáp ứng được 68,42% số hộ đăng ký vay vốn (52 hộ). Trong khi đó, thực trạng cho vay của NH CSXH đối với hộ nghèo lại đáp ứng trên 80% tổng số hộ nghèo. Việc cho vay không đúng đối tượng vay vốn theo quy định đã làm mất ý nghĩa của nguồn vốn cho vay, rất nhiều hộ nghèo không được tiếp cận, đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng.

Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, tiến hành thực hiện các biện pháp cụ thể tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo được vay vốn theo đúng quy định.

Một là: Một số cá nhân tại các đơn vị nhận ủy thác dư nợ thường tham gia

vào khâu họp bình xét, đưa vào danh sách vay vốn những đối tượng không phải là hộ nghèo. Nhưng hộ này thường có mối quan hệ khác nhau với các tổ chức, cá nhân. Đề nghị:

- Xử lý nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm theo quy định về pháp luật công chức nhà nước và đưa ra để làm gương.

- Đối chiếu giữa danh sách vay vốn với danh sách hộ nghèo để phát hiện ra những trường hợp không đúng đối tượng.

- Tích cực thu hồi nợ cho vay sai đối tượng để cho các hộ nghèo có được niềm tin vào công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

- Động viên, khích lệ các hộ nghèo phản ánh các ý kiến về những hành động can thiệp sai trái cảu cá nhân, đơn vị để kịp thời phát hiện và xử lý.

Hai là, do chịu sức ép về thu nợ nên các bên tham gia cho vay thường muốn

đưa các hộ có nhiều tài sản, thu nhập cao vào để trả nợ. Những hộ nghèo không được vay vốn chủ yếu là những hộ có ít tài sản, không biết làm ăn, đang còn dư nợ quá hạn, không phải là hội viên nên không được các tổ chức chính trị xã hội bảo lãnh. Có 45% số hộ cho rằng vì là hộ nghèo nên ngại cho vay, đề nghị:

- NHCSXH cấp trên cân đối mức khoán giao cho các đơn vị cấp dưới phù hợp, tránh tình trạng chi tiêu cao quá dẫn đến phải làm cho đạt số lượng trong khi ý nghĩa của công tác cho vay lại không còn.

- Làm tốt công tác tư tưởng đối với các tổ chức chính trị xã hội để thấy rõ vai trò, nhiệm vụ chính trị của mình là tích cực tham gia cùng với các cấp chính quyền địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo.

- Thường xuyên tập huấn, làm tốt công tác tuyên truyền để những thành viên tham gia trong quá trình vay vốn hiểu được những gì mình nên làm cho người nghèo.

Bốn là, Ban XĐGN chưa làm tốt vai trò kiểm tra trước khi xem xét và phê

duyệt danh sách hộ nghèo vay vốn.

Đề nghị Ban XĐGN cấp xã phải đối chiếu danh sách vay vốn kỹ trước khi xác nhận và đề nghị UBND xã phê duyệt.

Năm là : Không thực hiện họp bình xét tổ vay vốn đúng quy định, đề nghị:

- Ngân hàng cũng như các đơn vị nhận ủy thác đôn đốc các tổ vay vốn họp bình xét công khai, để các tổ viên cùng tham gia phát biểu ý kiến.

- Nội dung các cuộc tập huấn của ngân hàng, các đơn vị nhận ủy thác dự nợ cần hết sức chú ý và nhấn mạnh đến công tác họp tổ vay vốn.

- Đối với những tổ không tự tiến hành họp mà phải nhờ đến sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, thì việc tham gia này chỉ mang tính chất hỗ trợ, hướng dẫn chứ không được mang tính hàm ý chỉ đạo cuộc họp.

Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nhằm phát triển Ngân hàng CSXH theo hướng ổn định bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Một số mục tiêu cụ thể là: 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách do NHCSXH cung cấp; dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%, chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ. Để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi NHCSXH phải có nguồn vốn thực sự lớn. Muốn vậy cần phải tiếp tục đẩy mạnh phương châm “ Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm” nhằm hình thành nguồn vốn ổn định, bền vững để chủ động đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Mặt khác NHCSXH phải chú trọng việc huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư và đặc biệt là huy động của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Để từng bước thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, Nhà Nước cần phải có quy định cụ thể hằng năm dành một phần chi ngân sách Nhà nước TW, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện để cấp bổ sung vốn điều lệ hoặc uỷ thác cho NHCSXH giải ngân chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác, đặc biệt là cho vay hộ nghèo, cận nghèo…

Thực tế cho thấy, việc hỗ trợ cho người nghèo với hình thức cấp phát của Ngân sách mang lại hiệu quả kinh tế thấp, tạo tâm lý xin cho, trông chờ ỷ lại đối với người nghèo và số vốn sẽ không được sử dụng vào mục đích sản xuất mà chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trước mắt.

Để vốn tài trợ của Nhà nước sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích và phát huy được hiệu quả cần phải thực hiện thông qua kênh tín dụng. Vì vậy, Nhà nước nên có kế hoạch và phương án chuyển số vốn tài trợ hàng năm về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo để uỷ thác cho hệ thống NHCSXH làm nguồn vốn cho vay hộ nghèo.

- NHCSXH Việt Nam cần xây dựng đề án trình Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo KBNN các cấp mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHCSXH thay vì mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh như hiện nay. Bởi vì hàng năm Nhà nước phải cân đối một khoản tiền không nhỏ từ ngân sách Nhà nước để bù lỗ chênh lệch lãi suất cho NHCSXH, trong khi đó số dư tài khoản tiền gửi của KBNN tại các ngân hàng

thương mại cổ phần quốc doanh là rất lớn do một số dự án đầu tư đã được ghi kế hoạch vốn nhưng không giải ngân được do nhiều nguyên nhân khác nhau và số dư tài khoản tiền gửi của KBNN chỉ được các ngân hàng thương mại cổ trả bằng lãi suất tiền gửi không kỳ (số dư tiền gửi của KBNN thường duy trì ổn định từ 30-50 tỷ đồng/1 huyện).

- Nguồn vốn ủng hộ các quỹ: xóa đói giảm nghèo, chất độc mau da cam, quỹ đền ơn đáp nghĩa… từ CBCNV, trong dân cư và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước nên uỷ thác cho Ngân hàng CSXH cho vay các chương trình tín dụng với lãi suất thấp hoặc hỗ trợ lãi suất cho những hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH để SXKD. Vì trên thực tế cho thấy, việc hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từ các quỹ trên với hình thức cấp phát mà chủ yếu bằng hiện vật mang lại hiệu quả kinh tế thấp, tạo tâm lý xin cho, trông chờ ỷ lại đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, vả lại số vốn được hỗ trợ không được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh mà chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt trước mắt. Nếu dùng số tiền từ các quỹ trên để uỷ thác cho Ngân hàng CSXH cho vay các chương trình tín dụng với lãi suất thấp hoặc hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và khuyến khích hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn các chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH để đầu tư vào SXKD. Từ đó tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong các hộ gia đình được hỗ trợ từ đó sẽ đen lại kết quả lâu dài, bền vững.

- Ngoài nguồn vốn dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, NHCSXH có thể huy động nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức kinh tế tài chính, tín dụng và cá nhân trong nước và nước ngoài. Nguồn vốn này được hình thành từ việc trích một phần vốn kinh doanh, nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân để tài trợ theo các chương trình nhân đạo, từ thiện hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi. Để khơi tăng nguồn vốn này NHCSXH cần phải:

+ Thực hiện tốt hơn nữa chương trình cho vay hộ nghèo từ vốn điều lệ và các nguồn tài trợ theo chương trình dự án của Chính Phủ.

+ Phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Ban xóa đói giảm nghèo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan hữu quan để xây dựng các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn có tính khả thi nhằm thu hút các nguồn tài trợ cả trong và ngoài nước.

+ Tuyên truyền, vận động mọi CBCNVC, mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp… hãy vì người nghèo mà đóng góp vào quỹ xóa đói giảm nghèo, coi đó là lương tâm và trách nhiệm của toàn xã hội.

Hàng năm nguồn vốn tăng trưởng của ngân hàng CSXH thông qua huy động từ nhiều kênh nhưng không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nếu như Ngân hàng CSXH không huy động được tiền gửi tiết kiệm dân cư và huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua các tổ TK&VV.

- Huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua Tổ TK&VV.

Nhiều quan điểm cho rằng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác không thể gửi tiết kiệm được vì mức thu nhập của họ quá thấp lại phải dành đa phần thu nhập của hộ gia đình cho ăn uống sinh hoạt, thuốc men… thì làm gì còn tiền để gửi tiết kiệm nữa, nhưng cũng có quan điểm cho rằng hộ nghèo vẫn có thể có tiền để gửi tiết kiệm vì:

+ Bản chất của hộ nghèo ở Việt Nam là cần cù và tiết kiệm, họ vẫn thường dành dụm tiết kiệm chút vốn chắt chiu để đề phòng lúc giáp hạt, mất mùa hoặc các nhu cầu đột xuất khác.

+ Sản xuất và các ngành nghề phụ ở nông thôn có tính thời vụ, thu nhập của người nông dân lại mang tính tổng hợp, ngoài thu nhập chính họ còn có thu nhập thường xuyên như mớ rau, con gà, buồng chuối… họ có thể tích lũy được từ đó.

+ Nếu coi việc gửi tiết kiệm như một điều kiện bắt buộc để được vay tiền ngân hàng thì sẽ khuyến khích hộ nghèo và các đối tượng chính sách có thói quen để dành tiền tiết kiệm. Trên thực tế nhiều hộ gia đình có quan điểm một hai chục ngàn không làm được gì, vì vậy số tiền đó họ lại dành vào việc chi tiêu hàng ngày. Nhưng nếu họ có thói quen tiết kiệm thì chỉ cần mỗi ngày dành ra khoảng 5.000đ để gửi tiết kiệm đị kỳ thông qua tổ TK&VV thì chỉ sau 1 năm hộ nghèo đã có một khoản vốn tự có đáng kể khoảng trên 1.800.000 và có thể dùng số tiền tiết kiệm đó để đầu tư mổ rộng SXKD hoặc mua sắm, kiến thiết cho gia đình… và từ những khoản tiền đó sẽ có thêm nhiều hộ nghèo khác được vay vốn. Nếu ngân hàng CSXH làm tốt được công tác huy động tiền gửi của hộ nghèo thông qua tố TK&VV nó sẽ đem lại lợi ích không chỉ về kinh tế mà nó còn mang tính nhân văn cao cả của con người Việt Nam là tương thân, tương ái lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùu lá rách nhiều.

- Huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư

Ngân hàng CSXH cần phải xây dựng cơ chế, thủ tục huy động tiết kiệm dân cư sao cho linh hoạt, tiện lợi hơn như: 1 khách hàng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn khi chưa đến hạn họ có nhu cầu sử dụng một phần số tiền gửi tiết kiệm thì khác hàng có thể chỉ rút số tiền họ cần mà không phải tất toán sổ tiết kiệm và họ rút ở thời điểm nào thì có thể áp dụng cho mức lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn đó mà khách hàng không phải bị hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn do rúi tiền tiết kiệm trước hạn.

4.3.2.2. Giải pháp về công tác tuyên truyền

Công tác thông tin về tín dụng đối với hộ nghèo còn hạn chế, kênh chuyển tải thông tin còn chưa nhiều, hình thức thông tin chưa đa dạng và phong phú. Đề nghị: Cần tăng cường phổ biến chính sách đến các cán bộ cơ sở, làm cho họ nắm vững được nội dung và định hướng trong các văn bản, có như vậy thì khi triển khai chính sách đến người dân mới được dễ dàng tạo niềm tin cho dân. Ngoài ra cán bộ cơ sở cũng cần chủ động sáng tạo trong quá trình thực thi chính sách không quá phụ thuộc vào cấp trên. Cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tới người dân, cải tạo hệ thống loa phát thanh của địa phương, để kịp thời và nhanh chóng đưa những thông tin về chính sách đến được với người dân.

Mở thêm nhiều lớp tập huấn cho cán bộ nâng cao năng lực cho cán bộ để hoạt động thực thi đạt hiệu quả cao hơn. Các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác thường xuyên mở các lớp tập huấn cho vay vốn đối với tất cả các hộ nghèo trên địa bàn mình hoạt động. Niêm yết công khai các văn bản tại các trụ sở, các trung tâm dân cư, văn hoá từ huyện đến xã.

Thông qua tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân, các buổi họp với dân của các tổ chức chính trị xã hội; cấp uỷ và thôn trưởng để thông báo những chính sách tín dụng, hoạt động của NHCSXH tại địa phương, thông tin khác liên quan đến quá trình vay vốn, những địa chỉ liên hệ, số điện thoại để xin chỉ dẫn… Trong quá trình phát sổ nghèo, ban XĐGN, các thôn trưởng cần nói qua cho hộ nghèo biết các chính sách ưu đãi được hưởng đã ghi ngay tại sổ. Đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách tín dụng, những thông tin, địa chỉ liên hệ cần thiết được giải đáp. Thiếu kinh phí là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động này chính vì thiếu kinh phí mà hoạt động tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy đề nghị

cấp trên đặc biệt là ngân hàng chính sách xã hội xem xét tăng cường thêm kinh phí cho hoạt động tuyên truyền chính sách. Hỗ trợ thêm kinh phí cho các cán bộ thực thi chính sách để họ chuyên tâm hơn trong công việc của mình, hỗ trợ tiền viết tin bài cho các cán bộ phụ trách để họ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ.

4.3.2.3. Hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay

Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo được cải thiện theo hướng phù hợp, tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 110 - 123)