Đánh giá tình hình thực hiện công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 79)

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ cận nghèo

SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%)

1.Về mức độ tuyên truyền 60 100 30 100 + Thường xuyên 56 93,33 25 83,33

+ Thỉnh thoảng 4 6,67 3 10,00

+ Hiếm 0 0 2 6,67

+ Không bao giờ 0 0 0 0

2.Về nội dung tuyên truyền 60 100 30 100

+ Phong phú 10 16,67 5,00 16,67 + Bình thường 17 28,33 15,00 50,00 + Đơn điệu 33 55 10 33,33 3.Về hình thức tuyên truyền 60 100 30 100,00 + Rất đa dạng 20 33,33 10 33,33 + Bình thường 35 58,33 14 46,67 + Đơn giản 8 13,33 6 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tại địa phương thì địa phương cần có kế hoặc giải quyết những khó khăn hạn chế đang gặp phải như tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác tuyên truyền, nâng cao hệ thống loa đài, hỗ trợ cán bộ thực thi chính sách để họ nhiệt tình hơn với công việc, có phụ cấp cho cán bộ viết các bản tin để họ có động lực hơn nhằm làm mới, phong phú hơn nội dung cần truyền đạt.

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề còn hạn chế trong công tác tuyên truyền thông tin đến với hộ nghèo:

- Hình thức tuyên truyền còn đơn giản, chủ yếu là tuyên truyền thông qua các cuộc họp với các cuộc họp với cán bộ từ cấp xã trở lên; bố chí các bảng quảng cáo tại các phòng giao dịch; thông qua các bản tin của đài phát thanh huyện , xã.

- Thông tin tuyên truyền mang tính sơ lược hoặc quá nhiều nên hộ nghèo khó tổng hợp được các thông tin cần thiết.

- Cán bộ các tổ chức Chính trị xã hội không thông báo kịp thời, đầy đủ về các thông tin đến việc cho vay đến với hộ nghèo.

4.1.3.5. Kiểm tra, giám sát thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo

a. Quy trình đánh giá công tác giám sát hộ vay vốn

Công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng giúp ngân hàng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai sót trong quá trình cho vay hộ nghèo.

- Đối với ban đại diện hội đồng quả trị các cấp trong thời gian tới, thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp cần thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra do Trưởng ban phân công, đi kiểm tra phải xuống tận cơ sở (tổ, hộ vay). Thường xuyên quan tâm chỉ đạo các địa bàn mình phụ trách xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, sai phạm trong quá trình thực hiện bình xét cho vay, thu nợ, sử dụng cốn tại cơ sở.

- Đối với tổ chức nhận ủy thác các cấp: Tổ chức nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức hội ở cơ sở, nhất là các tổ TK&VV, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo. Cần thường xuyên tổ chức tập huấn cho ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ, thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng… Ngoài ra ban quản lý tổ nên được tạo điều kiện tham dự các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các văn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến cho vay, thu nợ nhằm giúp họ có đủ kiến thức để hướng dẫn hộ vay làm các thủ tục liên quan đến vay vốn, trả nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro…

- Đối với NHCSXH cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tín dụng, kế toán. Phòng giao dịch huyện làm tốt việc kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay theo quy định. Chủ động tổ chức giao ban định kỳ

tại các điểm giao dịch xã để trao đổi về kết quả ủy thác, tồn tại, vướng mắc, có giải pháp thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ bị xâm tiêu (nếu có). Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ NHCSXH còn nhiều hạn chế, số lượng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay hộ nghèo, NHCSXH cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, có chuyên môn về SXKD, hiểu rõ về đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, nhằm giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tư vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu?...

- Đối với người dân giám sát hoạt động ngân hàng cùng với công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp và bộ phận nghiệp vụ của ngân hàng thì hoạt động giám sát của người dân có vai trò hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực trong quá trình bình xét cho vay, giải ngân nguồn vốn. Để tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát, NH CSXH cần công khai toàn bộ nội dung chính sách tín dụng, đặt hòm thư góp ý, niêm yết số hộ còn dư nợ tại các điểm giao dịch để cho người dân biết thực hiện và kiểm tra.

b. Kết quả công tác giám sát hộ vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 79)