Kết quả thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo

4.1.4. Kết quả thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo

4.1.4.1. Nguồn vốn cho hộ nghèo vay

nay đang là nỗi trăn trở của NH CSXH. Nguồn vốn sẽ quyết định số hộ nghèo được vay vốn, mức vốn vay/ lượt hộ vay, là chìa khoá để mở ra cánh cửa thoát nghèo. Bảng 4.9 cho thấy nguồn vốn cho vay hộ nghèo tăng mạnh qua 3 năm, trung bình mỗi năm tăng 22,11%. Nguồn vốn cho vay phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn trung ương cho vay hộ nghèo và nó luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 80% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn địa phương tăng qua các năm, trung bình khoảng trên 20%, song lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ từ 14-15%. Như vậy vấn đề cho vay vốn của ngân hàng và việc vay vốn của các hộ nghèo huyện Lương Tài phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn trung ương phân giao hàng năm. Đồng thời cũng cho thấy rằng sự huy động các nguồn vốn khác tại địa phương chưa được đơn vị chú ý, điều đó dẫn đến việc vay vốn của hộ nghèo sẽ khó khăn hơn do hạn chế về nguồn nước.

Bảng 4.9. Tình hình nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo thời kỳ 2013-2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Giá trị ( Tr. đ) Cơ cấu (%) Giá trị ( Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị ( Tr.đ) Cơ cấu (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ Nguồn vốn cho vay hộ nghèo 39.427 100,00 52.304 100,00 58.355 100,0 0 132,66 111,56 122,11 + Nguồn vốn Trung ương 33.466 84,88 44.542 85,16 50.121 85,89 133,09 112,52 122,81 + Nguồn vốn địa phương 5.961 15,12 7.762 14,84 8.234 14,11 130,21 106,08 118,15

Nguồn: Số liệu Ngân hàng chính sách huyện Lương Tài (2015)

Nguồn vốn huy động và nguồn vốn bổ sung từ ngân sách hàng năm là thành phần chính cấu thành nên nguồn vốn trung ương. Do đó NH CSXH cũng như nhiều tổ chức tín dụng khác phải thường xuyên chú ý đến công tác huy động vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay. Tuy nhiên điểm khác biệt trong huy động vốn so với các ngân hàng thương mại thì việc huy động vốn đối với NH CSXH là rất khó khăn. Các NHTM thường chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất huy động rất dễ vì họ sẽ thay đổi lãi suất cho vay đầu ra phù hợp nhưng NH CSXH thì không thể thực hiện được như vậy. Do đó nguồn vốn huy động hàng năm được ngân sách cấp bù phần chênh lệch sẽ bị giới hạn vì huy động càng lớn thì mức cấp bù càng cao.

Tuy nhiên, đối với những nguồn vốn mà lãi suất huy động thấp hơn lãi suất cho vay chính là những nguồn vốn được mong đợi và có thể cho người nghèo vay. Làm sao để tăng nguồn vốn trung ương thông qua việc thu hút nguồn vốn huy động lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay đang là vấn đề cần quan tâm. Nếu giải quyết được vấn đề này thì việc cho vay của NH CSXH và việc vay vốn của hộ nghèo sẽ không còn gặp nhiều khó khăn.

4.1.4.2. Tình hình dư nợ cho vay

Trên cơ sở nguồn vốn cho vay hàng năm được bổ sung cộng với số thu hồi nợ, tổng số dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo nhằm mục đích sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo tăng lên liên tục. Tình hình dư nợ cho vay của NH CSXH được thể hiện qua bảng 4.10.

Năm 2013, tổng dư nợ cuối năm đạt 39.532 triệu đồng; năm 2014 đạt 48.518 triệu đồng, tăng 22,73% so với năm 2013; năm 2015 đạt 61.017 triệu đồng, tăng 25,76% so với năm 2014, trung bình mỗi năm tăng 24,25%.

Số hộ dư nợ cũng tăng lên, nhưng tốc độ tăng tương đối ổn định so với tốc độ tăng của dư nợ. Năm 2013, số hộ dư nợ đạt 3.412 hộ; năm 2014 đạt 3.868 hộ, tăng 13,36%; năm 2015 đạt 4.450 hộ, tăng 15,04% so với năm 2014; trung bình mỗi năm tăng 14,2%.

Bảng 4.10. Tình hình dư nợ vay vốn đối với hộ nghèo thời kỳ 2013 - 2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh ( %) 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 BQ Tổng số dư nợ cuối năm Tr. đ 39.532 48.518 61.017 122,73 125,76 124,25 Tổng số hộ dư nợ cuối năm Hộ 3.412 3.868 4.450 113,36 115,04 114,2 Dư nợ bình quân/hộ Tr. đ 11,59 12,54 13,71 108,19 109,33 108,76 Nguồn: Số liệu NHCSXH huyện Lương Tài (2015)

Mức dư nợ bình quân/hộ cũng tăng lên với tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 8,76%. Năm 2013, mức dư nợ bình quân/hộ là 11,59 triệu dồng; năm 2014 là 12,54 triệu đồng, tăng 8,19% so với năm 2013; năm 2015 là 13,71 triệu đồng, tăng 9,33% so với năm 2014. Mức dư nợ này là tương đối thấp nên việc sử dụng

vốn vay của hộ sẽ gặp rất nhiều khó khăn là cho hiệu suất sử dụng vốn vay cũng không cao.

Như vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng hộ nghèo vay vốn ngày càng có xu hướng gia tăng về mức vốn vay tăng lên thì không có cách nào khác là phải tăng nguồn vốn cho hộ nghèo. Hay nói khác đi tốc độ tăng trưởng dư nợ sẽ ảnh hưởng đến việc vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nghèo.

Đối với cho vay theo các chương trình như cho vay hộ nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh, cho vay học sinh sinh viên, cho vay GQVL, cho vay DNNVV và cho vay đối tượng chính sách đi XKLĐNN, số vốn cho vay theo các chương trình cũng tăng lên liên tục theo các năm.

Bảng 4.11. Dư nợ cho vay theo chương trình của NHCSXH huyện Lương Tài giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng (%)

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 BQ

Tổng số dư nợ 141.937 171.193 199.957 120,61 116,80 118,71 1. Cho vay hộ nghèo 39.532 48.518 61.017 122,73 125,76 124,25 2. Nước sạch và vệ sinh môi

trường 27.605 32.604 34.603 118,11 106,13 112,12 3. Học sinh sinh viên 34.072 41.902 49.971 122,98 119,26 121,12 4. Giải quyết việc làm 5.601 5.901 6.217 105,36 105,36 105,36 5. Xuất khẩu lao động nước

ngoài 1.448 1.836 1.775 126,80 96,68 111,74 6. Cho vay doanh nghiệp

nhỏ và vừa 16.700 22.230 26.680 133,11 120,02 126,57 7. Cho vay hỗ trợ hộ nghèo

làm nhà 6.723 7.011 7.492 104,28 106,86 105,57 8. Cho vay hộ cận nghèo 10.256 11.191 12.202 109,12 109,03 109,08 Nguồn: NHCSXH huyện Lương Tài (2015)

Đối với cho vay theo các tổ chức CTXH của NHCSXH huyện cũng tăng lên liên tục theo các năm. Trong đó tổng dư nợ cho vay hội phụ nữ là cao nhất, sau đó đến hội nông dân, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên.

Bảng 4.12. Dư nợ cho vay theo tổ chức CTXH của Ngân hàng CSXH huyện Lương Tài giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng (%)

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 BQ

Tổng số dư nợ 141.937 171.193 199.957 120,61 116,80 118,71 1. Cho vay trực tiếp 4.096 7.324 10.314 178,81 140,82 159,82 2. Cho vay theo TCXH 137.841 163.869 189.643 118,88 115,73 117,31 - Hội Phụ nữ 74.092 85.902 96.971 115,94 112,89 114,41 - Hội Nông dân 25.601 30.901 36.217 120,70 117,20 118,95 - Hội Cựu CB 21.448 24.836 29.775 115,80 119,89 117,84 - Đoàn Thanh niên 16.700 22.230 26.680 133,11 120,02 126,57 Nguồn: NHCSXH huyện Lương Tài (2015) 4.1.4.3. Tình hình vay vốn của hộ nghèo

Doanh số cho vay trong năm

Doanh số cho vay hàng năm có thể cho chúng ta biết được khả năng cung ứng với hộ nghèo NH CSXH đối với hộ nghèo. Qua bảng 4.13. doanh số cho vay đối với hộ nghèo tăng lên qua các năm. Năm 2013 doanh số cho vay là 25,305 tỷ đồng; năm 2015 là 38,913 tỷ đồng, tốc độ tăng xu hướng nhanh dần, trung bình mỗi năm tăng 24,14%. Trong đó, điển hình là doanh số cho vay vốn với mục đích chăn nuôi với tốc độ tăng trung bình là 127,87%, TTCN là 123,30%; tiếp theo là doanh số cho vay vốn với kinh doanh dịch vụ và trồng trọt là 122%. Doanh số cho vay vốn hàng năm tăng lên là kết quả của việc nguồn vốn cho vay hộ nghèo được bổ sung.

Xét về cơ cấu của doanh số cho vay giữa các mục đích cho vay thì doanh số cho vay để chăn nuôi chiểm tỷ trọng lớn nhất năm 2013 là 30,63% tổng doanh số cho vay, năm 2014 là 32,31% và năm 2015 là 32,56%; tiếp đến là mục đích trồng trọt ( 25,92%, 24,93%, 25,02%).

Số lượt hộ vay vốn trong năm

Qua bảng 4.13 cho thấy, tổng số lượt hộ nghèo được vay vốn năm 2013 là 2.000 hộ, năm 2014 là 2.167 hộ tăng 8,35% so với năm 2013, năm 2015 là 2.384 hộ, tăng 10,01% so với 2014, bình quân mỗi năm tăng 9,18%.

So sánh giữa số hộ được vay vốn số hộ nghèo trên địa bàn, thì Ngân hàng CSXH vẫn chưa đáp ứng được cơ bản nhu cầu vay vốn của hộ nghèo

nhưng có xu hướng tăng dần khả năng đáp ứng vốn. Năm 2013 có trên 30% số hộ nghèo được vay vốn. Năm 2015 có 41,16% số hộ nghèo được vay vốn. Việc đáp ứng được số hộ nghèo được vay vốn theo chiều hướng tăng lên như vậy là do nguồn vốn cho vay hàng năm tăng lên, tuy nhiên, điều này cũng hé mở thấy rằng việc cho vay không đúng đối tượng là khả năng tăng cao trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng CSXH.

Xét về mục đích vay, thì số hộ vay vốn với mục đích chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là mục đích trồng trọt, kinh doanh và TTCN.

Mức cho vay/lượt hộ vay

Mức vốn cho vay có sự ảnh hưởng, tác động quan trọng đối với hộ nghèo. Trong mức thời gian qua, mức vốn cho vay đối với hộ nghèo luôn được điều chỉnh theo hướng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ, thể hiện bằng các quy định về mức vốn vay tối đa mà mỗi hộ có thể được vay…

Tuy nhiên, mức độ cho vay này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn cho vay, việc phân vốn và số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn. Căn cứ vào việc phân bổ nguồn vốn cho vay, các tổ chức đoàn hội ở địa phương tổ chức triển khai và bình xét hộ nghèo được vay. Nếu số hộ nghèo ít thì mức vốn vay tăng dần, nếu số hộ nghèo nhiều thì mức vốn vay thấp dần, mức vốn vay đối với các hộ không vượt mức tối đa quy địnhh theo từng thời kỳ.

Nhìn chung, mức vốn cho vay đối với hộ nghèo qua các năm có tăng nhưng không lớn. Qua bảng số 4.13, năm 2013, mức vốn vay bình quân/hộ là 12,65 triệu đồng, năm 2014 là 13,77 triệu đồng (tăng 8,85% so với năm 2013), năm 2015 là 16,32 triệu (tăng 18,52% so với năm 2014), bình quân mỗi năm tăng 13,69%.

Với các mục đích vay khác thì mức cho vay/hộ cũng khác. Mức vốn vay/hộ qua các năm đối với mục đích sản xuất TTCN là cao nhất, tiếp theo là mục đích kinh doanh dịch vụ, mục đích chăn nuôi và mục đích trồng trọt. Mức cho vay cụ thể đối với từng mục đích vay và tốc độ tăng được thể hiện trong bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tình hình cho vay vốn đối với hộ nghèo thời kỳ 2013-2015 Chỉ tiêu ĐVT 2013 Chỉ tiêu ĐVT 2013 Cơ cấu (%) 2014 Cơ cấu (%) 2015 Cơ cấu (%) So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 BQ

Tổng doanh số cho vay Tr.đ 25.305 100,00 29.969 100,00 38.913 100,00 118,43 129,84 124,14

- Chăn nuôi Tr.đ 7.752 30,63 9.684 32,31 12.668 32,56 124,92 130,82 127,87 - Trồng trọt Tr.đ 6.560 25,92 7.471 24,93 9.737 25,02 113,88 130,33 122,11 - TTCN Tr.đ 5.041 19,92 6.192 20,66 7.663 19,69 122,84 123,76 123,30 - Kinh doanh dịch vụ Tr.đ 5.952 23,52 6.622 22,09 8.845 22,73 111,24 133,57 122,41 Tổng số lượt hộ vay Hộ 2000 100,00 2.167 100,00 2.384 100,00 108,35 110,01 109,18 - Chăn nuôi Hộ 633 31,65 710 32,76 788 33,06 112,16 110,99 111,58 - Trồng trọt Hộ 542 27,10 561 25,89 612 25,67 103,50 109,09 106,30 - TTCN Hộ 376 18,80 426 19,65 452 18,95 113,29 106,10 109,70 - Kinh doanh dịch vụ Hộ 449 22,45 470 21,69 532 22,32 104,67 113,19 108,93

Mức vốn cho vay/lượt hộ vay Tr.đ 12,65 13,77 16,32 108,85 118,52 113,69

- Chăn nuôi Tr.đ 12,25 13,64 16,08 111,35 117,89 114,62

- Trồng trọt Tr.đ 12,10 13,32 15,91 110,08 119,44 114,76

- TTCN Tr.đ 13,40 14,54 16,95 108,51 116,57 112,54

- Kinh doanh dịch vụ Tr.đ 13,25 14,09 16,63 106,34 118,03 112,19

Nguồn: NHCSXH huyện Lương Tài (2015)

4.1.4.4. Khả năng đáp ứng vốn cho hộ nghèo vay

a. Khả năng đáp ứng số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn

Qua bảng 4.14 cho thấy NH CSXH chưa đáp ứng được số hộ nghèo cần vay vốn, việc tiếp cận với vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo thật sự khó khăn. Trong tổng số 90 hộ nghèo điều tra thì có 14 hộ nghèo, chiếm 15,56% tổng số hộ nghèo điều tra không đăng ký vay vốn, một phần vì họ không có nhu cầu, một phần vì không có thông tin. Còn lại 76 hộ nghèo chiếm 84,44% số hộ đều có mong muốn được vay và làm đơn đề nghị vay vốn khi triển khai đợt cho vay, trong đó xã Trung Kênh có số hộ nghèo muốn vay rất cao, với 27 hộ chiếm 90,00% số hộ.

Tuy nhiên, số hộ nghèo được vay vốn lại chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. So sánh giữa số hộ nghèo được vay vốn với số hộ nghèo đã đăng ký vay và số hộ nghèo cho ta thấy: Tỷ lệ số hộ nghèo được vay/số hộ nghèo đăng ký vay vốn là 68,43%; tỷ lệ số hộ nghèo được vay/số hộ nghèo là 57,78%.

Những hộ nghèo không được vay vốn chủ yếu là do tổ chức hội, đoàn thể không bảo lãnh, có tới 24 hộ nghèo (chiếm 31,58% số hộ không được vay vốn) chủ yếu từ nguyên nhân như: gia đình có ít tài sản, đất đai, không biết làm ăn sợ mất vốn, đang còn dư nợ quá hạn và không phải là hội viên. Ngoài ra còn những nguyên nhân khác như ngân hàng hết vốn, đơn xin vay không phù hợp.

Bảng 4.14. Nhu cầu vay vốn và tình hình giải quyết cho vay của NHCSXH năm 2015

Nội dung Xã Minh Tân Xã Trung Kênh Xã Lai Hạ Chung

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ ( hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ ( hộ) Tỷ lể ( %) Số hộ ( hộ) Tỷ lệ ( %) A. Tổng số hộ nghèo 30 100,00 30 100,00 30 100,00 90 100,00

B. Số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn

1. Số hộ nghèo không đăng ký vay 4 13,33 3 10,00 7 23,33 14 15,56

2. Sô hộp nghèo đã đăng ký vay 26 86,67 27 90,00 23 76,67 76 84,44

C. Số hộ nghèo được giải quyết cho vay

1. Số hộ nghèo được vay 17 19 16 52

2. Số hộ nghèo chưa được vay 9 8 7 24

D. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay vốn

1. Số hộ được vay/số hộ đăng ký 65,38 70,37 69,56 68,43

2. Số hộ được vay/số hộ nghèo 56,67 63,33 53,33 57,78

3. Số hộ chưa được vay/số hộ đăng ký vay 34,62 29,62 30,43 31,56

4. Số hộ chưa được vay/số hộ nghèo 30,00 26,67 23,33 26,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

b. Khả năng đáp ứng về mức vốn vay của hộ nghèo

Mức cho vay là một trong những yếu tố tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu mức cho vay phù hợp với từng đối tượng vay vốn từng mục đích vay và từng vùng sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Mức vốn cho vay đối với hộ nghèo đã được quy định bởi mức cho vay tối đa trong từng thời kỳ. Mặc dù mức cho vay tối đa đã dược điều chỉnh tăng lên qua các năm, tạo điều kiện hơn cho hộ nghèo vay được cao hơn, nhưng do số hộ nghèo cần vay vốn ngày càng đông, trong khi đó nguồn vốn cho vay hộ nghèo còn hạn chế, chưa tăng kịp với tốc độ tăng về số hộ nghèo vẫn còn quá thấp. Qua bảng 4.15 cho thấy, mức vốn vay bình quân bình quân/hộ trong của 3 xã là 16,13 triệu đồng, kết quả này cũng phù hợp với thực trạng về mức vốn vay của NH CSXH trong năm 2015.

Mức vốn cho vay đối với hộ nghèo có sự khác nhau giữa các mục đích vay, phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề của hộ. Mức cho vay đối với phát triển chăn nuôi là 16,17 triệu đồng/hộ với 18 hộ nghèo được vay vốn, chiếm 34,62% số hộ, phát triển sản xuất TTCN là 16,33 triệu đồng/hộ với 12 hộ nghèo chiếm 23,07% số hộ, tiếp theo là cho vay vốn với trồng trọt (15,83 triệu đồng.hộ với 9 hộ nghèo vay vốn) và kinh doanh dịch vụ (16,17 triệu đồng/hộ với 13 hộ nghèo). Mức cho vay thấp nhất là 12 triệu đồng, chủ yếu đối với các hộ với mục đích trồng màu, chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 100)