Phương pháp điều tra thành phần sâu mọt gây hại và diễn biến mậtđộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt thóc đỏ tribolium castaneum (herbst) gây hại trên hoa cúc khô nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2019 (Trang 37 - 38)

sâu mọt gây hại trên nguyên liệu hoa cúc khô nhập khẩu

Mẫu được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 141:2013/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2013) về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật.

Điều tra các lô hàng được nhập về lấy mẫu lưu kho qua cửa khẩu ở Lạng Sơn theo từng tháng (2 - 4 lần/tháng) ghi chép nguồn gốc xuất xứ của lô hàng ở các vùng khác nhau của Trung Quốc.

Các điểm lấy mẫu được quy định theo nguyên tắc 5 điểm chéo góc.

x x x x x a=b mặt trên a mặt quy ước b mặt đáy

* Số lượng bao được chỉ định lấy mẫu ban đầu phân bố đều trong lô.

Số bao của cả lô Số bao được chỉ định lấy

- Dưới 10 bao 1 - 4 bao.

- Từ 10 - 100 bao 4 bao và cứ thêm 20 bao thì lấy thêm 1 bao được chỉ định.

- Từ 101 - 500 bao 8 bao và cứ thêm 50 bao thì lấy thêm 1 bao được chỉ định.

- Từ 501 - 1.000 bao 16 bao và cứ thêm 100 bao thì lấy thêm 1 bao được chỉ định.

Chú thích: - Trên 1.000 bao thì chia làm nhiều lô nhỏ. - Khối lượng mẫu ban đầu 2 kg/bao

X X X X X X X X X X X X X X X

- Trộn đều tất cả các mẫu ban đầu của mỗi lô, phân tách mẫu theo nguyên tắc chéo để lấy mẫu trung bình với khối lượng như sau:

Trường hợp khối lượng tất cả các mẫu ban đầu của một lô hạt nhỏ hơn 2 lần khối lượng mẫu trung bình thì lấy tất cả mẫu ban đầu làm mẫu trung bình.

- Kiểm tra bên ngoài phương tiện, thùng xe, container và nơi chứa nguyên liệu hoa cúc khô. Nếu có điều kiện thì kiểm tra bên trong phương tiện chuyên chở, chứa đựng, bên ngoài bao bì.

- Nếu không có điều kiện quan sát chi tiết như trên thì việc quan sát, lấy mẫu nguyên liệu hoa cúc khô được tiến hành trong quá trình bốc dỡ vào kho bãi tại cửa khẩu nhập hoặc bốc dỡ sang xe.

Lưu mẫu qua từng đợt điều tra và mẫu được kiểm tra sau các thời gian 1, 3, 6 tháng theo dõi sự xuất hiện các loài mọt trên các nguyên liệu hoa cúc khô.

Chỉ tiêu theo dõi: độ thường gặp (%); mật độ mọt (con/kg).

Hình 3.1. Điều tra thành phần sâu mọt gây hại và diễn biến mật độ sâu mọt gây hại trên nguyên liệu hoa cúc khô nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt thóc đỏ tribolium castaneum (herbst) gây hại trên hoa cúc khô nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2019 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)