Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt thóc đỏ Tribolium

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt thóc đỏ tribolium castaneum (herbst) gây hại trên hoa cúc khô nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2019 (Trang 53 - 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của loài mọt

4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt thóc đỏ Tribolium

Tribolium castaneum (Herbst)

4.2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thức ăn đến vòng đời của loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst)

Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát dục của côn trùng nói chung và sâu mọt nói riêng Chúng tôi tiến hành theo dõi thời gian phát dục các pha của mọt loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) trong phòng thí nghiệm với thức ăn là hoa cúc khô nhiệt độ cố định trong tủ định ôn là 25oC và 30oC, ẩm độ trung bình 70% kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.3.

Kết quả ở bảng 4.3 chúng tôi thấy:

- Pha trứng có thời gian phát dục trung bình ở 25oC là 5,35± 0,64 ngày ở nhiệt độ 30oC là 4,35± 0,64 ngày. Không có sự khác biệt thời gian phát dục của pha trứng khi nuôi ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau ở mức tin cậy p >0,05.

So với tài liệu của tác giả Vũ Văn Hậu (2013) chỉ ra rằng thời gian phát dục của pha trứng trung bình là 4,1 ± 0,16 ngày thì thời gian của pha trứng của chúng tôi là dài hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Bhubaneshwari and Devi (2015) thời gian trứng nở của mọt thóc đỏ là 4 - 5 ngày, như vậy nghiên cứu của chúng tôi tương đương với tác giả.

Bảng 4.3. Thời gian phát dục của loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum

(Herbst) ở 2 mức nhiệt độ khác nhau với thức ăn trên hoa cúc Chỉ tiêu theo dõi Pha phát dục Nhiệt độ 25oC Nhiệt độ 30oC LSD CV% Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Trứng 3,5 7,5 5,35a ±0,64 3,0 6,0 4,35 a ± 0,14 1,22 3,3 Tuổi 1 4,5 8,5 6,42a ±0,95 3,5 6,0 5,42 a ±0,75 1,16 4,7 Tuổi 2 5,0 9,5 7,69a ±0,88 4,0 7,5 6,02 a ± 0,65 1,02 3,5 Tuổi 3 5,5 9,5 7,52a ±0,97 4,0 7,0 5,75 a ± 0,81 1,01 3,3 Tuổi 4 6,0 10,0 8,08a ±1,46 4,5 7,5 6,75 a ± 1,42 1,77 3,0 Tuổi 5 6,0 14,5 9,46a ±0,77 5,0 9,0 8,06 a ± 1,01 1,77 3,6 Tuổi 6 6,5 12,5 8,58a ±0,84 5,0 9,0 7,81 a ± 0,52 1,94 3,3 Tuổi 7 6,5 9,5 9,38a ±0,98 5,0 7,5 6,02 a ± 0,72 1,02 4,8 Tuổi 8 7,0 11,5 10,19a ±1,24 5,5 8,5 7,14 a ± 1,08 1,62 4,9 Tổng SN 50,5 93,0 70,79a±1,54 39,5 68,0 53,75b± 1,81 4,83 3,2 Nhộng 4,5 10,5 9,17a ± 0,36 3,5 7,0 6,15 a ± 0,56 1,53 4,9 Tiền đẻ trứng 6,5 15,5 11,08a± 0,57 4,0 11,5 9,76b± 0,67 1,06 4,6 Vòng đời 62,5 119 92,92a±4,02 47 86,5 78,23b±2,18 7,94 4,7

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong phạm vi hàng chỉ sự sai khác ở độ tin cậy p≤ 0,05, ẩm độ 70-80%

- Pha sâu non: có 8 tuổi, trải qua 7 lần lột xác. Thời gian phát dục các tuổi sâu non kéo dài nhất ở tuổi 8 (ở nhiệt độ 25oC trung bình là 10,19± 1,24 ngày; ở nhiệt độ 30oC trung bình là 9,14± 1,08 ngày). Tổng thời gian phát dục của pha sâu non ở nhiệt độ 25oC trung bình là 70,79± 1,54 ngày; ở nhiệt độ 30oC thời gian này trung bình là 53,75± 1,81 ngày. Qu xử lý thống kê có sự sai khác đáng tin cậy có ý nghĩa ở mức xác xuất p≤ 0,05

Kết quả nghiên cứu của Bhubaneshwari and Devi (2015) mọt thóc đỏ có 7 lần lột xác và tổng thời gian phát triển của giai đoạn trước trưởng thành dao động từ 70 - 83 ngày, trung bình 76,5 ngày. Như vậy, trong điều kiện 25oC nuôi tại Phòng kỹ thuật Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7- Lạng Sơn thì số lần lột xác của loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) tương đương, tuy nhiên thời gian phát dục của cả pha sâu non ngắn hơn so với nghiên cứu của Bhubaneshwari and Devi et al. (2015).

- Pha nhộng: Thời gian phát dục của nhộng ở nhiệt độ 25oC trung bình là 9,17± 0,36 ngày, ở 30oC thời gian 7,15± 0,56 ngày. Tuy nhiên nhiệt độ không ảnh hưởng đến thời gian phát dục của giai đoạn nhộng ở mức tin cậy p> 0,05.

- Thời kỳ tiền đẻ trứng kéo dài từ 4-15,5 ngày tùy nhiệt độ, thời kỳ này dài hơn khi nuôi ở nhiệt độ 25oC (11,08 ± 0,57 ngày) so với nhiệt độ 30oC (9,76± 0,67 ngày) có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức tin cậy p ≤ 0,05.

Ở điều kiện nuôi 25oC, ẩm độ 70% với thức ăn là hoa cúc thì vòng đời của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) dao động từ 62,5 - 119 ngày; trung bình là 92,92 ± 4,02 ngày. Còn ở điều kiện nuôi 30oC, cùng độ ẩm và loại thức ăn, vòng đời của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) dao động từ 47 - 86,5 ngày; trung bình là 78,23 ± 2,18 ngày. Như vậy nhiệt độ có ảnh hưởng đến vòng đời của mọt thóc đỏ

Khi tiến hành nuôi mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) với thức ăn là hoa cúc ở hai mức nhiệt độ, thì thời gian phát dục của tất cả các pha của loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) ở nhiệt độ 25oC đều kéo dài hơn ở nhiệt độ 30oC. Như vậy, sự chênh lệch về điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến các pha phát dục của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst). Qua xử lý thống kê có sự sai khác đáng tin cậy ở mức xác xuất P ≤ 0,05.

Kết quả ở bảng 4.4 chúng tôi thấy:

- Pha trứng có thời gian phát dục trung bình ở 25oC là 5,0± 0,42 ngày ở nhiệt độ 30oC là 3,6± 0,35 ngày. Không sự khác biệt thời gian phát dục của pha trứng khi nuôi ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau ở mức tin cậy p> 0,05.

- Pha sâu non: sâu non có 8 tuổi, trải qua 7 lần lột xác. Thời gian phát dục các tuổi sâu non lâu nhất ở tuổi 8 (ở nhiệt độ 25oC trung bình là 9,1 ± 0,66 ngày; ở nhiệt độ 30oC trung bình là 7,7 ± 0,81 ngày). Tổng thời gian phát dục của pha sâu non ở nhiệt độ 25oC trung bình là 63,5± 0,87 ngày; ở nhiệt độ 30oC thời gian này trung bình là 48,75± 0,83 ngày. Qua xử lý thống kê có sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p≤ 0,05

- Pha nhộng: Thời gian phát dục của nhộng ở nhiệt độ 25oC trung bình là 7,7 ± 0,42 ngày, ở 30oC thời gian 6,1 ± 0,43 ngày.

Bảng 4.4. Thời gian phát dục của loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum

(Herbst). ở 2 mức nhiệt độ khác nhau với thức ăn trên bột mỳ Chỉ tiêu theo dõi Pha phát dục Nhiệt độ 25oC Nhiệt độ 30oC LSD CV% Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Trứng 4,0 6,0 5,0 a ± 0,42 3,0 5,5 3,6 a ± 0,35 1,45 3,1 Tuổi 1 4,0 7,0 5,6 a ± 0,65 3,0 5,5 4,9 a ± 0,57 1,68 3,8 Tuổi 2 4,5 8,0 6,8 a ± 0,72 3,5 7,0 5,6 a ± 0,75 1,88 4,1 Tuổi 3 5,0 8,0 6,8 a ± 0,65 3,5 6,5 5,2 a ± 0,77 1,27 3,3 Tuổi 4 5,5 8,5 7,1 a ± 0,81 4,0 7,0 6,0 a ± 0,95 1,63 3,8 Tuổi 5 5,5 13,0 9,0 a ± 0,72 4,0 8,5 7,2 a ± 0,83 1,15 3,3 Tuổi 6 6,0 11,0 8,4 a ± 0,94 4,5 8,5 7,0 a ± 0,75 1,11 3,0 Tuổi 7 6,0 8,0 8,0 a ± 0,87 4,0 7,0 7,3 a ± 0,79 1,45 4,7 Tuổi 8 6,5 10,0 9,1 a ± 0,66 4,5 8,0 7,7 a ± 0,81 1,61 4,1 Tổng SN 47 79,5 63,5a ± 0,87 34 63,5 48,75b± 0,83 3,39 4,7 Nhộng 4,0 9,0 7,7 a ± 0,42 3,0 6,5 6,1 a ± 0,43 1,14 4,1 Tiền đẻ trứng 6,0 14,0 10,1 a ± 0,51 3,5 11,0 8,8 b ± 0,51 1,02 4,9 Vòng đời 57,0 102,5 83,5a ± 3,14 40,5 81,0 69,3b ± 1,75 9,58 4,4

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong phạm vi hàng chỉ sự sai khác ở độ tin cậy p≤ 0,05, ẩm độ 70-80%

Hình 4.16. Vòng đời của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) trên 2 loại thức ăn hoa cúc và bột mỳ ở nhiệt độ 25oC và 30oC, ẩm độ 70-80%

- Thời kỳ tiền đẻ trứng kéo dài từ 3,5 - 14 ngày tùy nhiệt độ, thời kỳ này dài hơn khi nuôi ở nhiệt độ 25oC (10,1 ± 0,51 ngày) so với nhiệt độ 30oC (8,8 ± 0,51 ngày) ở mức tin cậy α ≤ 0,05.

Ở điều kiện nuôi 25oC, ẩm độ 70-80% với thức ăn là bột mì thì vòng đời của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) dao động từ 57,0 - 102,5 ngày; trung bình là 83,5 ± 3,14 ngày. Còn ở điều kiện nuôi 30oC, cùng độ ẩm và loại thức ăn, vòng đời của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) dao động từ 40,5 - 81,0 ngày; trung bình là 69,3 ± 1,75 ngày. Trong cùng điều kiện nuôi, nhưng khi nuôi với thức ăn là bột mì thì vòng đời của loài mọt thóc đỏ ngắn hơn so với khi nuôi với thức ăn là hoa cúc khô.

Kết quả nghiên cứu của Hà Thanh Hương (2008), ở nhiệt độ 25oC, ẩm độ trung bình 70% thì vòng đời của loài mọt thóc đỏ Triborium castaneum là 99,62±3,68 ngày. Ở nhiệt độ 30oC và ẩm độ trung bình là 70% vòng đời của loài mọt thóc đỏ Triborium castaneum trung bình là 70,09 ± 1,99 ngày. Còn theo Vũ Văn Hậu (2013), vòng đời của loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum

(Herbst) trên môi trường thức ăn là sắn lát ở điều kiện 25oC trung bình là 95,33 ± 3,58 ngày.

Như vậy, trong điều kiện 25oC nuôi tại Phòng kỹ thuật Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 - Lạng Sơn thì thời gian phát dục của loài mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum (Herbst) của chúng tôi ngắn hơn, điều này có thể thấy

thời gian phát dục không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ mà còn phụ thuộc vào độ thủy phần, độ ẩm không khí, độ thoáng không khí,…và nhiều yếu tố môi trường khác biệt đặc biệt là nguồn thức ăn.

4.2.2.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau và nhiệt độ đến sức sinh sản của loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst)

Để đánh giá mức độ gây hại của mọt trên các nguyên liệu thức ăn khác nhau liên quan đến sự gia tăng phát triển của mọt thóc đỏ chúng tôi tiến hành nghiên cứu sức sinh sản của mọt thóc đỏ. Bố trí thí nghiệm mỗi hộp nuôi một cặp trưởng thành mới vũ hoá (n = 20 cặp) với điều kiện nhiệt độ 25oC và 30oC trên các loại thức ăn khác nhau hoa cúc khô và bột mì. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến sức sinh sản của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) ở hai mức nhiệt độ Chỉ tiêu

Thức ăn

Số trứng đẻ (quả/ con cái )

Nhiệt độ 25oC Nhiệt độ 30oC Ít nhất Nhiều nhất Trung bình Ít nhất Nhiều nhất Trungbình Hoa cúc khô 75 158 116,05 a ± 28,50 112 253 173,23a ± 31,67 Bột mì 102 196 149,15 b ± 31,02 163 342 251,17b ± 45,19 LSD0.05 18,7 21,9 CV% 5,2 5,7

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong phạm vi cột chỉ sự sai khác ở độ tin cậy p≤ 0,05, ẩm độ 70-80%

Qua số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, sức sinh sản của loài mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum (Herbst) ở nhiệt độ 25oC, độ ẩm 70-80% khi được ăn hoa

cúc khô dao động từ 75 - 158 quả trứng/cái, trung bình đạt là116,05± 28,50 quả/cái. Khi cung cấp thức ăn bột mỳ thì số trứng đẻ cao hơn dao động từ 102 - 196 quả/cái, trung bình đạt 149,15 ± 31,02 quả/cái. Qua xử lý thống kê có sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p≤ 0,05

Cùng với điều kiện nguồn thức ăn, nhưng khi nuôi mọt ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm 70-80% thì trưởng thành đẻ với số lượng trứng của mọt đều tăng hơn. Cụ thể, khi nuôi trên cùng loại thức ăn là bột mì đạt 251,17 ± 45,19 quả/cái và trên hoa cúc khô là 173,23 ± 31,67 quả/cái. Qua kết quả cho thấy,với các loại thức ăn cung cấp khác nhau nhưng trong cùng một điều kiện nhiệt độ, ẩm độ có hưởng đến sức sinh sản của mọt. Ở nhiệt độ 30oC là thích hợp cho loài mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum (Herbst) sinh trưởng, phát triển và sức sinh sản cao hơn so

với nhiệt độ 25oC.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trưởng thành cái loài mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum (Herbst) đẻ với số trứng thấp hơn so với nghiên cứu của

Bùi Công Hiển (1995), mỗi ngày con cái đẻ 2 - 18 trứng và thời kỳ đẻ trứng kéo dài hơn 150 - 400 ngày, nên số lượng đẻ ra tối đa hơn 1000 trứng, trung bình 350 - 400 trứng. Theo tài liệu của tác giả Stuart (2003), mọt thóc đỏ Tribolium

castaneum (Herbst) đẻ 300-400 trứng trong bột mì hoặc các loại thực phẩm khác

4.2.2.3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian sống của trưởng thành mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst)

Thời gian sống của trưởng thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến thời gian sống của trưởng thành đực, cái của loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst), kết quả thể hiện ở bảng 4.6 sau:

Bảng 4.6. Thời gian sống của trưởng thành mọt thóc đỏ Tribolium castaneum

(Herbst) trong điều kiện có thức ăn và không có thức ăn ở nhiệt độ 25oC

ĐVT: ngày

Chỉ tiêu Loại thức ăn

Trưởng thành đực Trưởng thành cái

Dao động Trung bình Dao động Trung bình Bột mì 28-37 30,79a±2,7 32-41 34,32a±4,2 Hoa cúc khô 23-31 27,64 b±2,4 26-36 31,03b±2,3 Không có thức ăn 7-10 9,67 c ±1,0 9-11 10,03c±0,9

LSD0.05 2,05 2,11

CV% 3,0 3,6

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong phạm vi cột chỉ sự sai khác ở độ tin cậy p≤ 0,05, ẩm độ 70-80%

Qua bảng 4.6 nhận thấy, thời gian sống trung bình của mọt trưởng thành mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) trong điều kiện không có thức ăn ngắn hơn có sự sai khác có ý nghĩa so với trưởng thành sống trong điều kiện có thức ăn. Trong điều kiện không có thức ăn ở mứcnhiệt độ 25oC thì thời gian sống của mọt trưởng thành đực là 9,67±1,2 ngày và trưởng thành cái là 10,03±0,9 ngày. Khi mọt được cung cấp thức ăn là bột mì thì thời gian sống trung bình của trưởng thành đực và cái tương ứng là 30,79±2,7 và 34,32±4,2 ngày; trên hoa cúc khô là 27,64±2,4 ngày ở con đực, con cái là 29,03±3,5 ngày. Chúng tôi ghi nhận thấy thời gian sống của trưởng thành cái thường kéo dài hơn so với trưởng thành đực

Chúng tôi tiếp tục theo dõi thời gian sống của trưởng thành mọt thóc đỏ ở mức nhiệt độ 30oC. Qua bảng 4.7 nhận thấy, thời gian sống trung bình của mọt trưởng thành mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) trong điều kiện không có thức ăn ngắn hơn so với trưởng thành sống trong điều kiện có thức ăn. Trong điều kiện không có thức ăn ở ngưỡng nhiệt độ 30oC thời gian sống trung bình của mọt trưởng thành đực là 7,43±1,3 ngày và trưởng thành cái là 8,03±1,1 ngày.

Bảng 4.7. Thời gian sống của trưởng thành mọt thóc đỏ Tribolium castaneum

(Herbst) trong điều kiện có thức ăn và không có thức ăn ở nhiệt độ 30oC

ĐVT: ngày

Chỉ tiêu Loại thức ăn

Trưởng thành đực Trưởng thành cái

Dao động Trung bình Dao động Trung bình Bột mì 39-51 45,72a±3,5 42-58 51,07a±3,7 Hoa cúc khô 38-46 39,50a±3,1 35-47 46,21b±3,5 Không có thức ăn 6-9 7,43c±1,3 7-9 8,03c±1,1

LSD0.05 3,56 2,81

CV% 5,1 4,9

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong phạm vi cột chỉ sự sai khác ở độ tin cậy p≤ 0,05, ẩm độ 70-80%

Khi nuôi ở nhiệt độ là 30oC thì cho thấy, trên cùng một loại thức ăn thì thời gian sống của mọt kéo dài hơn so với 25oC, cụ thể là trên bột mì thời gian này là 45,72±3,5 ngày ở con đực, con cái là 51,07±3,7 ngày; trên hoa cúc khô là 39,50±3,1 ngày ở con đực, con cái là 46,21±3,5 ngày. Có thể thấy, các loại thức khác nhau ảnh hưởng không đáng kể đến thời gian sống của trưởng thành, tuy nhiên, ở ngưỡng nhiệt độ khác nhau thì thời gian sống của trưởng thành có sự khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương với kết quả của Chitrangad (2012), nghiên cứu loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) trong điều kiện có thức ăn và không có thức ăn cho biết, trong điều kiện có thức ăn trưởng thành mọt thóc đỏ có thể sống sót từ 47 - 64 ngày với trung bình 55,5 ngày. Nhưng trong điều kiện không có thức ăn, trưởng thành mọt thóc đỏ chỉ sống được từ 9 - 12 ngày, trung bình là 10,5 ngày.

4.2.2.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn và nhiệt độ đến tỷ lệ trứng nở của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst)

Loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) là loài đẻ trứng nhiều,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt thóc đỏ tribolium castaneum (herbst) gây hại trên hoa cúc khô nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2019 (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)