Khảo nghiệm thuốc hoá học phịng trừ lồi mọt Tribolium castaneum

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt thóc đỏ tribolium castaneum (herbst) gây hại trên hoa cúc khô nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2019 (Trang 70 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Khảo nghiệm thuốc hoá học phịng trừ lồi mọt Tribolium castaneum

Tribolium castaneum (Herbst) HẠI NGUYÊN LIỆU HOA CÚC KHÔ

NHẬP KHẨU

Hiện nay, xơng hơi là biện pháp chủ yếu để phịng trừ côn trùng trên hàng nông sản xuất nhập khẩu và cơn trùng hại kho do chúng có nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, hiệu quả và đặc biệt là hầu như không để lại dư lượng thuốc trên hàng hố cũng như khơng làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá được xử lý.

Ở Việt Nam, chủ yếu dùng thuốc xơng hơi để xử lý phịng trừ đối với cơn trùng gây hại trong kho gồm 2 loại chính là Methyl bromide và Phosphine. Nhưng việc sử dụng Methyl bromide đã gây hại tới mơi trường nghiêm trọng, nó là một trong những tác nhân phá huỷ tầng Ozon, do đó nó là loại thuốc đang dần bị loại trừ. Chúng tơi tiến hành thí nghiệm xử lý thuốc thuốc xơng hơi Phosphine đối với lồi mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) trong phịng thí nghiệm của Chi cục KDTV vùng 7, Lạng Sơn, ở 3 mức với liều lượng là 1 gam PH3/m3, 2 gam PH3/m3, 3 gam PH3/m3 trên pha trưởng thành với 03 mức thời gian xử lý thuốc là 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.17 và hình 4.23.

Bảng 4.17. Hiệu lực phịng trừ mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) của thuốc Phosphine ở các liều lượng khác nhau

Liều lượng (g/m3

Hiệu lực sau các ngày xử lý (%)

3 ngày 5 ngày 7 ngày

1g PH3 /m3 31,0 ± 0,2c 87,7 ± 0,6b 93,0 ± 1,7b 2g PH3 /m3 40,7 ± 1,0b 92,7 ± 1,0a 97,7 ± 1,0a 3g PH3 /m3 52,7 ± 0,6a 96,7 ± 0,6a 100,0 ± 0,0a

LSD5% 4,02 3,81 3,03

CV% 6,3 7,1 6,9

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong phạm vi cột chỉ sự sai khác ở độ tin cậy p≤ 0,05

Hình 4.23. Hiệu lực phịng trừ mọt Tribolium castaneum (Herbst) của thuốc Phosphine ở các liều lượng khác nhau

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.17 cho thấy, hiệu lực thuốc ở các nồng độ 1g/m3, 2g/m3 và 3g/m3 trong đó, hiệu lực thuốc đạt thấp nhất khi sử dụng nồng độ 1g/m3 và đạt cao nhất khi sử dụng ở nồng độ 3g/m3. Đồng thời, thời gian xử lý cũng là một yếu tố giúp gia tăng hiệu lực thuốc, thời gian ủ thuốc càng dài thì hiệu lực thuốc càng tăng. Thời gian xử lý sau 3 ngày cho thấy hiệu lực thấp nhất và sau 7 ngày là thời gian ủ thuốc mang lại hiệu lực cao nhất.

Phosphine có tác dụng mạnh trong việc tiêu diệt mọt thóc đỏ Tribolium

castaneum (Herbst). Ngay tại mức nồng độ 1g/m3, hiệu lực của thuốc cũng đạt

87,7% sau 5 ngày xử lý thuốc và đạt đến 93% sau 7 ngày xử lý thuốc. Ở mức nồng độ 2g/m3 đạt cao nhất sau 7 ngày xử lý (đạt 97,7%) và cao nhất là ở nồng độ 3g/m3 sau 7 ngày xử lý thuốc đạt 100%. Như vậy, thuốc Phosphine có hiệu lực trừ mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst) hiệu quả nhất ở liều lượng 2 - 3g/m3 với thời gian xử lý là 7 ngày.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với QCVN01-19/ BNNPTNT. Bởi đây là một loại thuốc được sử dụng để xử lý đối với hàng hóa nơng sản nhập khẩu, do thuốc có độc tố và có khả năng cháy nổ nên yêu cầu người sử dụng phải được tập huấn và có chứng chỉ trước khi hành nghề khử trùng vì vậy khó có thể áp dụng phương pháp này đối với những hộ kinh doanh bảo quản nông sản ở quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt thóc đỏ tribolium castaneum (herbst) gây hại trên hoa cúc khô nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2019 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)