Nghiên cứu về các biện pháp phịng trừ cơn trùng gây hại trong kho bảo quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt thóc đỏ tribolium castaneum (herbst) gây hại trên hoa cúc khô nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2019 (Trang 27 - 29)

Phần 2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về loài mọt thóc đỏ Tribolium

2.2.4. Nghiên cứu về các biện pháp phịng trừ cơn trùng gây hại trong kho bảo quản

bảo quản

Carter et al. (1975), cho biết khả năng phịng trừ cơn trùng gây hại của 3 hợp chất được đánh giá dựa trên số côn trùng thuộc bộ cánh cứng hại sản phẩm trong kho dễ bị tổn thương và có sức kháng cự. Những hợp chất đó là DU 1911(1-2,6- dichlorobenzoyl)-3-(4-chlorophenyl)-urea, PH60-38 (1-2,6-difliorobenzoyl) -3- (4chlorophenyl)-urea và PH60-40 (1-chlorophenyl)-3-(2,6 difliorobenzoyl) -urea. Hợp chất PH 60- 40 được xem là hợp chất có tác dụng nhất, dựa trên mức độ bị tiêu diệt của các loài Sitophilus granarius, Sitophilus oryzae, Tribolium castaneum và Lasioderma serricorne (F.) nhưng cả 3 hợp chất trên đều khơng có

hiệu lực tiêu diệt đối với Stegobium panoceum.

Việc xử lý trên lớp hạt bề mặt (khoảng 10 cm) với một lượng nhỏ chế phẩm Bacillus thuringiensis đã hạn chế khoảng 81% quần thể ngài Ấn Độ

(Plodia interpunctella) và ngài Địa trung hải (Esphestia cautella) và kết quả đã hạn chế sự ăn hại của chúng tới hơn 92% (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995).

Levinson and Levinson (1986), giải thích rằng hoạt động ức chế pheromone là sự kết hợp của hai đồng phân quang học serricornin và anhyd - roserricornin đối với mọt đực Lasioderma serricorne( F) được giải thích dựa trên cơ sở hoạt động đối kháng của 4S, 6S,7R - serricornin.

Arthur (1992), đã cho biết ảnh hưởng của ba nồng độ 0,75%, 1,0%, 1,5% prallethrin đến các lồi cơn trùng gây hại trong kho. đều đem lại hiệu quả cao trong việc phịng trừ cơn trùng gây hại.

Khi được sử lý phosphine ở nồng độ 1- 1,25g/m3 trong 7 hoặc 8 ngày với nồng độ > 0,1g/m3 và kiểm tra kho sau 24h phơi sáng với nồng độ 0,07g/m3 xuất hiện các chủng Lasioderma serricorne (F.) kháng phosphine. Khi xông hơi khử trùng bằng phosphine nếu phosphine bị rị rỉ thơng qua các lỗ hở của tấm bạt bao phủ hoặc các tấm bạt có độ lưu giữ khí kém thì tỉ lệ kháng phosphine rất cao. Môt số thử nghiệm đã chứng minh rằng một liều 2g/m3 tiếp xúc trong 10 ngày và nồng độ thiết bị đầu cuối 0,5g/m3 có hiệu quả chống lại tất các giai đoạn của các chủng kháng phosphine (Arthur, 1992).

Theo Hashem (2000), việc xử lý côn trùng gây hại bằng các khí qua các giai đoạn phát dục khác nhau: ở giai đoạn nhộng, trưởng thành của loài mọt

Lasioderma serricorne ( F.) dễ bị tác động bởi hỗn hợp khí CO2, kết quả thí nghiệm

với các nồng độ 20%, 30%, 40% và 60%. Khi hàm lượng khí CO2 càng tăng dẫn đến hàm lượng khí O2 giảm, do đó sẽ dẫn đến tử vong của sâu mọt cao hơn.

Theo Gunasekaran et al. (2005), nồng độ khí CO2 có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chết đối với mọt thuốc bắc S.panoceum và mọt thuốc lá L.serricorne . Nồng độ khí CO2 ảnh hưởng rõ rệt đối với pha trưởng thành của cả S. panoceum và L. Serricorne ( F.). Việc xử lý các cá thể ở pha trưởng thành gây ra sự giảm đáng kể

cũng như tiềm năng sinh sản của chúng ở các thế hệ tiếp theo.

Chiếu xạ cũng là một phương pháp phịng chống hiệu quả cho q trình bảo quản trong kho. Wang et al. (2011), đã cho biết những ảnh hưởng của việc

chiếu xạ từ 150-450 Gy làm ức chế các quá trình sinh trưởng phát triển của trứng, ấu trùng, nhộng cũng như là trưởng thành. Kết quả cho thấy trứng khơng thể nở được hồn toàn ở trên 150 Gy. Việc chiếu xạ không ảnh hưởng nhiều đến q trình hóa nhộng nhưng lại làm cho trưởng thành bị bất dục.

Phòng chống côn trùng hại kho từ tinh dầu thảo mộc đã được nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu thu được bằng hydrodistillation từ các bộ phần trên Mentha haplocalyx. Tổng hợp 23 thành phần, 92,88% là tinh dầu và các hợp chất chính được xác định là tinh dầu bạc hà (59,71%), mentyl acetate (7,83%), limonene (6,98%), và menthone (4,44% ) (Zhang et al. 2015).

Năm 2014 ở Trung Quốc đã tìm ra được một số hoạt chất có trong các cây thảo dược có tác dụng phịng chống lồi mọt Lasioderma serricorne (F.) trưởng

thành và loài Liposcelis bostrychophila. Các loại hoạt tính này có tính chất tiếp xúc và xơng hơi mạnh so với hai lồi cơn trùng gây hại sản phẩm trong kho lưu trữ. Ba hoạt chất citral, d -limonene và linalool đã tiếp xúc mạnh mẽ ngăng lại bộ cánh cứng Lasioderma serricorne (F.), còn tinh dầu trong β-pinen và α-pinen có tác dụng phịng chống kém hơn các hoạt chất trên (Kai et al., 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt thóc đỏ tribolium castaneum (herbst) gây hại trên hoa cúc khô nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2019 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)