Những nghiên cứu trong công tác kiểm dịch thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt thóc đỏ tribolium castaneum (herbst) gây hại trên hoa cúc khô nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2019 (Trang 29 - 36)

Với chính sách mở cửa, việc buôn bán giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển nên lượng hàng hoá thuộc diện KDTV nhập khẩu vào nước ta với số lượng ngày càng tăng, đa dạng về chủng loại, xuất xứ từ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.

Theo thống kê của cơ quan kiểm dịch thực vật mỗi năm hàng triệu tấn hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam nhằm phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, mặt khác với chủ trương đi tắt đón đầu về công nghệ, đa dạng hoá cây trồng, chúng ta đã và đang tích cực đưa các loại giống cây trồng chủ đạo có năng xuất cao vào thay thế dần các giống cũ trong nước (Báo cáo Công tác Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 7, 2018). Các mặt hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật được nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta khá lớn, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây hạı nói chung, sâu mọt gây hại nói riêng xâm nhập, lây lan vào trong nội địa.

Những năm qua tình hình sinh vật gây hại xuất hiện trên hàng nhập khẩu diễn biến tương đối phức tạp, thành phần rất đa dạng như nấm bệnh, côn trùng, cỏ dại, tuyến trùng, vi khuẩn, virus… Hầu hết các lô hàng nông sản đều bị nhiễm sinh vật gây hại nhưng với mức độ và tính chất khác nhau, nguồn gốc đa dạng phong phú.

Việt Nam công bố: 114 loài sinh vật thuộc diện đối tượng KDTV trong đó có 60 loài côn trùng. Việc nghiên cứu thành phần sinh vật gây hại nói chung và sâu mọt gây hại nói riêng trên các sản phẩm thuộc nông sản xuất nhập khẩu của ngành BVTV cho thấy: từ năm 1998 đến năm 2002, đã phát hiện hơn 40 loài côn trùng, gần 30 loài nấm bệnh, 58 loài cỏ dại, hàng chục loài tuyến trùng, vi khuẩn, vi rus là dịch hại thuộc đối tượng KDTV như: Radopholus similis; Ephilis oryzae; Trogoderma granarium; Trogoderma inclusum; Spongospora subterranea; Lolium

temulentum; Zabrotes subfasciatus; Acanthoscelides obtectus…(Cục BVTV, 2002).

Năm 2002 tại các chi cục kiểm dịch thực vật đã phát hiện 531 lần dịch hại thuộc đối tượng KDTV, một trong những dịch hại quan trọng đó là bệnh ghẻ bột

khoai tây phát hiện tới 350 lần và 124 lần phát hiện Trogoderma inclusum, 53 lần phát hiện Trogoderma granarium. Trong những năm qua sinh vật gây hại xuất hiện trên hàng thực vật nhập khẩu ngày càng tăng, đa dạng về loài; đặc biệt là các dịch hại thuộc đối tượng KDTV bị phát hiện gần 900 lần. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Những dịch hại trên đã được xử lý triệt để tại các cửa khẩu (Viện BVTV, 2008).

Việc phát hiện thành phần sinh vật gây hại cũng như nguồn gốc xuất xứ của các lô vật thể thuộc diện KDTV làm cơ sở để phân tích, đánh giá nguy cơ dịch hại từ đó đề xuất những biện pháp xử lý và quản lý sinh vật gây hại trên hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

2.3.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum (Herbst)

2.3.2.1. Đặc điểm hình thái loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst)

Bùi Công Hiển (1995), mô tả mọt thóc đỏ có màu nâu đỏ sáng đến nâu tối, dài 3 - 4,2 mm. Râu đầu hình chùy và có 3 đốt phình to rõ ràng. Trứng có dạng dài, chiều dài 0,6 mm và chiều rộng 0,4 mm, màu trắng bóng và được phủ bên ngoài bằng một lớp quánh dính do con cái tiết ra. Sâu non có 6 chân với đầu màu nâu thẫm, lúc đầu cơ thể màu trắng sau chuyển nâu vàng, chiều dài sâu non mới nở là 1,2 mm, đốt bụng thứ chín mang đôi phần phụ dung để bò. Sâu non đẫy sức có chiều dài 6 - 7 mm. Nhộng dài 3,5 - 4 mm.

Nguyễn Thị Bích Yên (1998), cho rằng trứng dài 0,47 - 0.55mm, rộng 0,29 - 0,33mm (ở 25oC) và dài 0,52 - 0,56mm, rộng 0,31 - 0,37mm (ở 30oC); Nhộng dài 3,61mm - 4,0mm và rộng 1,05 - 1,2mm.

Theo Vũ Quốc Trung (2008), Tenebrionidae là một họ bọ cánh cứng được tìm thấy trên toàn thế giới, ước tính khoảng hơn 20.000 loài. Nhiều con bọ cánh cứng có cánh màu đen, dẫn đến tên gọi chung của họ là Bọ cánh cứng bóng tối. Ngoài 9 phân họ liệt kê ở đây Tenebrionidae là họ lớn nhất và quan trọng nhất trong bộ Coleoptera, đa dạng về kích thước và hình dạng.

Đặc điểm chủ yếu:

+ Thân dẹt hình bầu dục hay hình ống.

+ Bàn chân trước và giữa có 5 đốt, bàn chân sau có 4 đốt + Đốt hang chân trước hình cầu, ở đốt hang kiểu đóng.

25oC và 30oC thu được kết quả trứng của loài mọt thóc đỏ Triborium castaneum

hình bầu dục, màu trắng sữa, kết cấu màng vỏ mỏng và xù xì, phủ bên ngoài một chất keo dính nên dễ dàng bám vào giá thể, trứng được đẻ thành từng quả hoặc thành từng cụm nhỏ, ở 25oC trứng có chiều dài trung bình từ 0,65 - 0,67 mm, chiều rộng trung bình 0,33 - 0,35 mm, ở 30oC chiều dài trung bình của trứng từ 0,64 - 0,66 mm và chiều rộng trung bình 0,31 - 0,33 mm. Sâu non mới lột xác có màu trắng sau mới chuyển màu vàng, ở 25oC sâu non đẫy sức có chiều dài trung bình 5,63 - 5,77 mm, chiều rộng (độ rộng đầu) trung bình 0,77 - 0,79 mm. Ở 30oC chiều dài trung bình 5,52 - 5,66 mm, chiều rộng trung bình 0,78 - 0,80 mm. Nhộng thuộc loại nhộng trần, mới lột xác màu trắng hơi vàng, sau chuyển sang màu vàng đậm, mặt lưng có lông. Dạng trưởng thành của mọt thóc đỏ có cơ thể dẹt, hình chữ nhật, màu nâu đỏ sẫm, rầu đầu có 11 đốt, 3 đốt cuối phình to hình chùy rõ ràng, đầu và phần trên của mảnh lưng ngực có nhiều điểm lõm nhỏ xếp thành hang, trưởng thành mới vũ hóa có mảnh lưng ngực màu trắng hơi vàng, hai cánh màu trắng, công thức bàn chân 5 - 5 - 4.

Theo Vũ Văn Hậu (2013), sâu nonmọt thóc đỏ Triborium castaneum có 4 tuổi. Chiều dài của sâu non tăng dần theo từng tuổi, tuổi 1 và tuổi 2 kích thước ít thay đổi nhưng tuổi 3, tuổi 4 kích thước tăng nhanh, sâu non đẫy sức có chiều dài trung bình 6,31±0.010; rộng 0,39±0,009. Về kích thước nhộng, chiều dài trung bình 4,3 ± 0,007mm, chiều rộng trung bình 1,26 ± 0,010mm. Pha trưởng thành cơ thể dẹt, hình chữ nhật, màu nâu đỏ sẫm, râu đầu có 11 đốt, 3 đốt cuối phình to hình chùy rõ ràng. Kích thước của trưởng thành trung bình 4,03 ±0,009 mm; chiều rộng trung bình 4,18±0,015mm.

2.3.2.2. Vòng đời và thời gian phát dục các pha loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst)

Vòng đời của sâu non mọt thóc đỏ Triborium castaneum ở 30oC là 5 tuần và tuổi thọ của mọt trưởng thành 1 năm hoặc dài hơn (Vũ Quốc Trung và cs., 1991). Theo Bùi Công Hiển (1995), sau 8 - 13 ngày (tùy theo nhiệt độ) trứng nở thành sâu non và sâu non lột xác từ 6 - 12 lần, mỗi ngày con cái đẻ 2 - 18 trứng và thời kỳ đẻ trứng kéo dài hơn 150 - 400 ngày, nên số lượng đẻ ra tối đa hơn 1000 trứng, trung bình 350 - 400 trứng. Thời kỳ nhộng dài từ 7 - 12 ngày, tùy theo nhiệt độ, thời gian của một vòng đời dao động từ 7 tuần - 3 tháng.

Trong điều kiện tự nhiên của phòng thí nghiệm (t=28oC, RH=73,5%), kết quả khảo sát chu kỳ sinh sinh trưởng của mọt thóc đỏ có vòng đời trung bình là

53,7 ngày, tỷ lệ vũ hoá 100%. Khả năng đẻ trứng cao, trung bình 1 ngày đẻ khoảng 5 trứng/1 trưởng thành cái, trứng được đẻ liên tục ở các ngày trong thời gian khảo sát (Trần Văn Mì, 2004).

Vũ Văn Hậu (2013), chỉ ra rằng thời gian phát dục của pha trứng trung bình là 4,1 ± 0,16 ngày Thời gian phát dục của pha sâu non trung bình là 73,5 ±2,58 ngày Thời gian phát dục của pha nhộng trung bình là 6,55 ±0,24 ngày. Thời gian phát dục của pha giai đoạn tiền đẻ trứng trung bình là 11,3 ±0,62 ngày. Vòng đời của loài mọt thứ cấp Tribolium castaneum (Herbst) trên môi trường thức ăn là sắn lát ở điều kiện 25oC trung bình là 95,33 ± 3,58 ngày.

2.3.2.3 Một số đặc điểm sinh thái của loài mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Herbst)

Bùi Công Hiển (1995), cho rằng ở 7oC tất cả các giai đoạn phát triển đều chết trong vòng 25 ngày. Đa số các loài côn trùng có khả năng tồn tại trong kho đều có thể xâm nhiễm vào một lớp sâu của hàng hóa nhưng loài mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum (Herbst) có xu hướng thích ở gần bề mặt.

Mọt thóc đỏ Triborium castaneum có xu hướng thích phá hại ở những hạt đã bị vỡ hay sản phẩm dạng bột, ngoài ra chúng còn có tập tính ăn thịt, ăn cả hàng hóa dự trữ của các côn trùng còn sống khác.

Hà Thanh Hương (2008), đưa ra kết luận rằng một số yếu tố sinh thái (nhiệt độ và sự khác biệt về địa điểm thu thập) không ảnh hưởng đến kích thước trung bình của các pha (trứng, sâu non đẫy sức và trưởng thành) và tỷ lệ trứng nở của mọt thóc đỏ Triborium castaneum. Nhưng lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời gian phát dục của mọt thóc đỏ Triborium castaneum, đặc biệt vòng đời cũng như sức đẻ trứng trung bình của một con cái.

Hà Thanh Hương (2008), cho biết ở nhiệt độ 25oC, ẩm độ trung bình 70% thì vòng đời của loài mọt thóc đỏ Triborium castaneum là 99,62±3,68 ngày. Ở nhiệt độ 30oC và ẩm độ trung bình là 70% vòng đời của loài mọt thóc đỏ

Triborium castaneum trung bình 70,09±1,99 ngày. Tùy thuộc vào nhiệt độ,

Triborium castaneum có thời gian phát triển của trứng từ 3 - 7 ngày, sâu non từ

29 - 118 ngày, nhộng từ 3 - 11 ngày và vòng đời từ 48 ngày đến 132 ngày. Vũ Văn Hậu (2013) Ở giai đoạn đầu của các kỳ điều tra mọt thứ cấp mọt thóc đỏ

Triborium castaneum cũng giống như các loài sâu mọt khác chưa xuất hiện hoặc

castaneum cao nhất 9 con/kg. Ở kho sắn xếp bao là 6 con/kg và đưa ra kết luận rằng mọt gây hại nhiều hơn trên sắn và ít gây hại hơn trên ngô.

2.3.3. Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho bảo quản bảo quản

Hiện nay, trong bảo quản nông sản trong kho phòng trừ côn trùng là biện pháp cần thiết. Trong đó, trước hết là đề phòng côn trùng gây hại trong kho bằng cách tiến hành biện pháp kiểm dịch chặt chẽ, thường xuyên điều tra phát hiện kịp thời sự xuất hiện gây hại của các loài côn trùng kho, thực hiện cách ly giữa các sản phẩm cũ và mới. Sau đó áp dụng các biện pháp diệt trừ như biện pháp vật lý, biện pháp xử lý nhiệt hay xông hơi khử trùng.

Theo Bùi Công Hiển (1995), thủy phần sản phẩm nông sản có liên quan đến thành phần và mật độ của mọt hại. Ở những kho nông sản mới nhập, nông sản được phơi thật khô, thủy phần nông sản dưới 10% hầu như không tìm thấy mọt hại; tại các kho mà nông sản có thủy phần 10 -12% có tìm thấy vài cá thể trưởng thành của một số loài nhưng khi thủy phần sắn vượt quá 13% thì thành phần và mật độ các loài mọt rất cao. Như vậy, việc phơi nông sản thật khô, cất trữ ở các kho kín, cao ráo, không bị dột ướt để giữ được thủy phần nông sản dưới 13% có ý nghĩa trong việc hạn chế sự phát sinh gây hại của tập đoàn mọt.

2.3.3.1. Phòng trừ bằng biện pháp vật lý cơ giới

* Biện pháp xử lý nhiệt: Theo Vũ Quốc Trung (1981), khi xử lý ở 60oC

đối với trưởng thành 5 loài mọt kho là mọt gạo Sitophilus ozyzae (L.), mọt đục

hạt Rhizopertha dominica (F.), mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus (Panz),

mọt bột đỏ Tribolium castaneum (Herbst) và mọt râu dài Cryptolestes sp.chỉ sống được trung bình từ 17 - 46 phút.

*Bụi tro: Bụi tro được làm từ các vật liệu khác nhau, từ thực vật như tro

trấu, tro gỗ hay từ khoáng vật như bột đất, cao lanh… Tùy theo tính chất của bụi tro có thể dùng với tỷ lệ 1 - 30% so với trọng lượng hạt bảo quản. Tro bếp cũng được ứng dụng nhiều trong bảo quản hạt đậu ở qui mô hộ kinh doanh.

*Chiếu xạ: Ở nước ta, đã có một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng

tia bức xạ Gamma trong phòng trừ côn trùng hại kho. Bùi Công Hiển (2005) đã nghiên cứu phối hợp biện pháp xử lý chiếu xạ bằng tia Gamma và túi bảo quản để phòng trừ mọt đậu xanh (Callosobruchus chinensis) trong bảo quản đậu xanh, khi xử lý chiếu xạ bằng tia Gamma với liều chiếu xạ nhỏ hơn 1kGy sau

đó bảo quản đậu xanh trong túi nhựa tổng hợp (PVC) đã có hiệu quả cao để phòng trừ mọt đậu xanh sau 3 tháng bảo quản.

2.3.3.2. Phòng trừ bằng biện pháp sinh học

Bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes) là loài thiên địch khá phổ biến trong các kho nông sản. Ở nước ta, đã có một số kết quả nghiên cứu bước đầu về sử dụng loài bọ xít bắt mồi này để phòng trừ mọt hại kho và cho kết quả tương đối khả quan.

Từ lâu con người đã biết sử dụng các loại thực vật để phòng trừ các loài côn trùng gây hại như sử dụng lá cây xoan, cỏ mật, cây ruốc cá, thuốc lá, thuốc lào,… Thuốc thảo mộc được sử dụng để phòng trừ côn trùng gây hại dưới nhiều hình thức như dùng tươi, khô, chiết lấy dịch hoặc hoạt chất sau đó dùng ngâm, tẩm, trộn, phun. Đối với nhóm côn trùng hại kho, ở nước ta cũng đã có một số kết quả nghiên cứu về sử dụng thuốc thảo mộc như dùng bột cây ruốc cá để phòng trừ mọt hại ngô (Nguyễn Thượng Dong, 2006). Hiện nay, thuốc thảo mộc đang được khuyến khích nghiên cứu phát triển với những ưu điểm vượt trội và là nguồn thuốc có xu hướng dần thay thế cho thuốc hóa học trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong bảo quản nói riêng. Việc xác định, chiết xuất và giữ ổn định được các hoạt chất có khả năng tiêu diệt, gây ngán, dẫn dụ hoặc xua đuổi các loài côn trùng gây hại đang được nhiều đơn vị nghiên cứu và thử nghiệm, có nhiều thành công bước đầu.

2.3.3.3. Phòng trừ bằng biện pháp hóa học

Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu dùng thuốc xông hơi để xử lý phòng trừ đối với côn trùng gây hại trong kho. Theo Cục Bảo vệ thực vật (2002), một số loại thuốc hóa học như Actellic, DDVP, Sumithion, Deltamethrin và Permethrin đã được sử dụng ở nước ta để phòng trừ côn trùng gây hại trong kho. Tuy nhiên, chỉ có thuốc Sumithion là được sử dụng rộng rãi do có hiệu quả đối với nhiều loài côn trùng hại kho. Sử dụng Cypermethrin phun xử lý diệt côn trùng kho đạt hiệu quả 90% và có khả năng duy trì mật độ côn trùng ở mức cho phép trong vòng 2 - 3 tháng. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu dùng thuốc xông hơi để xử lý phòng trừ đối với côn trùng gây hại trong kho. Cũng như các nước trên thế giới, thuốc hóa học sử dụng trong bảo quản kho tại Việt Nam cũng gồm 2 loại chính là Methyl bromide và Phosphine. Thuốc phosphine hiện được xác định là loại thuốc chủ lực để phòng trừ côn trùng gây hại trong kho nông sản nói chung. Thuốc xông hơi phosphine có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với khí CO2 ở liều lượng 2 gam PH3 + 50 gam

CO2/m3 trong 3 ngày để xông hơi trừ côn trùng trên hàng hoá bảo quản và xuất khẩu đã giảm được 50% chi phí tiền thuốc và giảm ô nhiễm môi trường.

Hà Quang Hùng (2006), cho rằng quá trình quản lý côn trùng gây hại phải kết hợp các biện pháp kỹ thuật một cách hiệu quả vừa đảm bảo vấn đề kinh tế, vừa đảm bảo ngăn chặn các sản phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài gây hại nhằm đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Việc kết hợp áp dụng các biện pháp bao gồm: Nâng cao chất lượng sản phẩm; Chọn lựa các sản phẩm từ vùng không có các loài sinh vật gây hại; Ngăn chặn sự tràn vào phá hoại trong quá trình vận chuyển, cất giữ và bảo quản; Sử dụng biện pháp xông khói; Sự chế biến của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt thóc đỏ tribolium castaneum (herbst) gây hại trên hoa cúc khô nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2019 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)