Phương pháp xác định hiệu giá virus trên môi trường tế bào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính sinh học của virus lở mồm long móng type o phân lập được ở lợn tại miền bắc việt nam năm 2015 2016 (Trang 40 - 41)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.4.5. Phương pháp xác định hiệu giá virus trên môi trường tế bào

TCID50 (50% Tissue Culture Infectious Dose) là phương pháp xác định hiệu giá virus dựa trên điểm tới hạn (end point) cho biết liều virus tại đó gây hủy hoại 50% số giếng tế bào (Karber Formula). Để tính hiệu giá các chủng virus LMLM phân lập được ta tiến hành chuẩn độ như sau:

3.4.5.1. Chuẩn bị tế bào BHK-21

Nuôi cấy tế bào ở đĩa 96 giếng trong tủ ấm 37°C, 5% CO2. Sau 24h tế bào phủ đáy lớp đơn sẽ được sử dụng để xác định hiệu giá virus.

3.4.5.2. Chuẩn bị dịch virus cần xác định hiệu giá

Tiến hành pha loãng dịch mẫu theo cơ số 10 (10-1 đến 10-10) như sau: Cho vào 10 ống eppendorf, mỗi ống 900µl môi trường DMEM.

Bổ sung 100µl dịch virus vào ống eppendorf số 1. Dùng pipette và vortex đảo trộn đều ta được dịch pha loãng 10-1 rồi hút 100µl chuyển sang ống eppendorf số 2 ta được độ pha loãng 10-2. Pha loãng lần lượt đến độ pha loãng 10-10.

3.4.5.3. Thực hiện TCID50

- Loại bỏ môi trường nuôi cấy ở các giếng trong đĩa tế bào.

- Dùng pipette đa kênh cho vào mỗi giếng 100µl PBS1 X rồi lắc nhẹ đĩa để rửa tế bào. Sau đó loại bỏ PBS 1X.

- Bắt đầu gây nhiễm tế bào với mẫu virus có độ pha loãng cao tới thấp 10- 10 – 10-1. Mỗi độ pha loãng dùng 8 giếng, mỗi giếng 100µl. Ở các giếng đối chứng chỉ cho 100µl môi trường DMEM (không có FBS).

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 Đ/C Đ/C B -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 Đ/C Đ/C C -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 Đ/C Đ/C D -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 Đ/C Đ/C E -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 Đ/C Đ/C F -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 Đ/C Đ/C G -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 Đ/C Đ/C H -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 Đ/C Đ/C

- Ủ đĩa nuôi cấy trong tủ ấm 37°C, 5% CO2 trong 1-2h để virus xâm nhập vào tế bào.

- Dùng pipette đa kênh bổ sung vào mỗi giếng 100µl môi trường DMEM chứa 5% FBS. Tiếp tục nuôi trong tủ ấm 37°C, 5% CO2. Theo dõi bệnh tích tế bào (CPE) hàng ngày.

- Sau 72h, xác định sự có mặt của virus trong các giếng bằng cách quan sát CPE dưới kính hiển vi: các tế bào co cụm lại với nhau, chồi lên khỏi bề mặt nuôi cấy, khi tế bào bị virus phá hủy hoàn toàn thì bong khỏi đáy giếng.

- Đọc kết quả và tính TCID50 theo phương pháp Spearman-Karber

Log TCID50= E + d x(0,5 - 1 xr) (TCID50/0,1ml)

N

Trong đó:

E: độ pha loãng cao nhất (E=10)

d: khoảng cách giữa các độ pha loãng (d=1) N: tổng số giếng ở mỗi độ pha loãng (N=8) r: số giếng âm tính (không xuất hiện CPE)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính sinh học của virus lở mồm long móng type o phân lập được ở lợn tại miền bắc việt nam năm 2015 2016 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)