Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe EDTA (Trang 36 - 37)

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.Nội dung nghiên cứu

Đề tài tiến hành 03 nội dung nghiên cứu:

Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch trồng SH1 đến sinh

trưởng của các giống, thời vụ khác nhau và ảnh hưởng biện pháp canh tác đến sinh trưởng của rau mùng tơi, rau cải.

Thí nghiệm 1: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch SH1 đến sinh trưởng các giống rau cải, mùng tơi khác nhau trồng thủy canh tĩnh vụ đơng.

Thí nghiệm 1.1: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch SH1 đến các giống rau mùng tơi khác nhau trồng thủy canh tĩnh vụ đông.

- CT1: Mùng tơi PD313

- CT2: Mùng tơi Lá to C.H 101 - CT3: Mùng tơi Nhật NP – 11

Thí nghiệm 1.2: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch SH1 đến các giống rau cải khác nhau trồng thủy canh tĩnh vụ đông.

- CT1: Cải xanh mỡ

- CT2: Cải bẹ xanh mỡ cao - CT3: Cải mơ - chân lùn cao sản

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch trồng SH1 đến sinh trưởng của rau mùng tơi C.H 101 và rau cải xanh mỡ ở các thời vụ khác nhau trồng thủy canh tĩnh.

- CT1: Vụ đông (tháng 11-12) - CT2: Vụ xuân (tháng 1-3) - CT3: Vụ hè (tháng 3-4)

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến sinh trưởng của rau mùng tơi C.H 101 và rau cải xanh xanh mỡ trồng thủy canh tĩnh vụ hè.

- CT1: Trồng trên đất

Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Mg, Fe, N trong cây, trong dung dịch và trong đất trồng đến sự mất mầu xanh của lá rau mùng tơi và rau cải.

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Mg, Fe, N trong cây, trong dung dịch và trong đất trồng đến sự mất mầu xanh của lá rau mùng tơi C.H 101 và rau cải xanh mỡ.

- Phân tích hàm lượng magiê, sắt, nitơ trong đất, trong dung dịch trồng và trong cây.

Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Fe-EDTA vào dung dịch trồng đến sinh trưởng, năng suất và hiện tượng mất màu xanh trên lá rau mùng tơi và rau cải xanh.

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Fe-EDTA vào dung dịch trồng đến sinh trưởng, năng suất và hiện tượng mất màu xanh trên lá rau mùng tơi C.H101 và rau cải xanh xanh mỡ.

Bảng 3.2. Cơng thức bổ sung Fe-EDTA Cơng thức thí nghiệm Hàm lượng Fe-EDTA trong dung dịch trồng (mg/l) CT1 (ĐC) 40 CT2 50 CT3 60 CT4 70 CT5 80

(Để tạo hàm lượng FeEDTA trong dung dịch trồng từ 40mg/l đến 80mg/l, 20 l dung dịch trồng được bổ sung lượng dung dịch gốc Fe-EDTA có nồng độ 40g/l với lượng từ 0 đến 20ml).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe EDTA (Trang 36 - 37)