Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe EDTA (Trang 37)

3.3.1. Bố trí thí nghiệm

Toàn bộ thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới trên hệ thống thủy canh tĩnh sử dụng dung dịch dinh dưỡng SH1.

Chuẩn bị cây con bố trí thí nghiệm:

+ Hạt giống được ngâm nước ấm (3 sôi : 2 lạnh ~ 540C) trong 1 giờ đối với rau cải; 5 giờ đối với mùng tơi sau đó để ráo.

+ Trấu hun rửa 3 lần.

+ Gieo hạt vào khay nhựa (2 hạt/lỗ) đã có trấu hun.

+ Khi cây con có 1 lá thật trồng vào rọ nhựa với giá thể mút xốp và chuyển vào hệ thống thí nghiệm.

Dung dịch trồng cây ở tuần đầu tiên giữ mức EC 1200µS/cm; từ tuần thứ 2 cho đến khi thu hoạch bổ sung dung dịch dinh dưỡng duy trì mức EC 1800µS/cm.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của giống đến hiện tượng mất màu xanh của lá rau mùng tơi và rau cải trồng thủy canh tĩnh vụ đông.

Thí nghiệm được bố trí trên 3 thùng xốp đối với từng loại rau, mỗi thùng xốp (có 9 vị trí trồng) là một lần nhắc lại của cả 3 công thức giống.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến hiện tượng mất màu xanh trên lá rau mùng tơi C.H 101 và rau cải xanh xanh mỡ trồng thủy canh tĩnh.

Đối với từng loại rau, bố trí mỗi công thức thời vụ 3 thùng xốp, mỗi thùng xốp (có 9 vị trí trồng) là một lần nhắc lại.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến hiện tượng mất màu xanh trên lá rau mùng tơi C.H 101 và rau cải xanh mỡ trồng thủy canh tĩnh vụ hè.

- Đối với rau trồng trên đất:

+ Đất trồng lấy tại Viện Sinh học Nông nghiệp vào 3 thùng xốp tương ứng với 3 lần nhắc lại, mỗi thùng.

+ Cách chăm sóc.

Cho khối lượng đất dày khoảng 8cm rồi giải hạt lên mặt đất với số lượng 10g/1 thùng. Sau khi dải đều trên mặt khay thì phủ lên trên hạt một lớp đất mỏng khoảng 0-5cm và thực hiện tưới nước bằng vòi phun nhẹ nhằm tạo đủ độ ẩm cho đất, tưới 2 lần/ngày. Sau 5-7 ngày chăm sóc hạt sẽ nảy mầm.

Sau khi trồng 12 – 15 ngày, cây đã hồi xanh và có nhu cầu phát triển thì bón thúc bằng phân vô cơ theo hàm lượng sau, tỉ lệ 2 lân : 0,5 đạm : 0,5 kali. Lấy

2 thìa cà phê super lân, 0,5 thì cà phê đạm và 0,5 thìa cà phê kali trộn lẫn với nhau rồi pha với bình 20 lít nước. Tưới cho 1 thùng xốp khoảng 300 – 500 ml/lần.

Tưới nước: Mỗi ngày tưới 1 lần vào chiều mát. -Đối với rau trồng thủy canh:

Đối với từng loại rau, bố trí 3 thùng xốp, mỗi thùng xốp (có 9 vị trí trồng). Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Mg, Fe, N trong cây, trong dung dịch và trong đất trồng đến sự mất mầu xanh của lá rau mùng tơi C.H 101 và rau cải xanh xanh mỡ.

a. Lấy mẫu, bảo quản mẫu

 Mẫu đất và mẫu dung dịch lấy trước khi trồng. Mẫu dung dịch dinh dưỡng lấy đầy chai nhựa PE 500ml. Bảo quản ở điều kiện thường. Mẫu đất lấy 500g cho vào túi polypropylene. Bảo quản ở điều kiện thường.

 Mẫu rau lấy mỗi thùng một mẫu của từng giống. Mỗi giống lấy 3 vị trí/thùng tạo thành 1 mẫu. Mẫu sau khi được lấy sẽ được bảo quản trong túi nilon và đựng trong thùng xốp có chứa đá lạnh và vận chuyển về phòng thí nghiệm ngay trong ngày tối đa 24 giờ.

b. Xử lý mẫu

 Mẫu rau được thu hoạch, loại bỏ bụi, đất, phần rễ, phần thân già và lá hỏng. Sấy khô mẫu ở 60oC đến khối lượng không đổi, để nguội rau đó mẫu được nghiền và rây qua rây 1mm. Bảo quản trong túi polypropylene ở 5oC.

 Mẫu đất đất được dàn mỏng tất cả đất thành một lớp mỏng không dày quá 15mm trên khay không hút ẩm và không nhiễm bẩn. Làm khô ở nhiệt độ không cao quá 40oC. Trước khi nghiền đất cần loại bỏ toàn bộ đá, mảnh thủy tinh, rác …. Có kích thước lớn hơn 2mm. Nhặt bằng tay, hạn chế vật liệu mịn bám vào đá. Xác định và ghi lại tổng khối lượng mẫu khô và khối lượng vật liệu bị loại bỏ. Nghiền và rây đất qua rây 1mm.

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Fe-EDTA vào dung dịch trồng đến sinh trưởng, năng suất và khả năng khắc phục hiện tượng mất màu xanh trên lá rau mùng tơi C.H101 và rau cải xanh xanh mỡ.

Đối với từng loại rau, bố trí mỗi công thức bổ sung Fe – EDTA trên 3 thùng xốp, mỗi thùng xốp (có 9 vị trí trồng) là một lần nhắc lại.

3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Chỉ tiêu về sinh trưởng:

+ Số lá/cây (lá): cứ 7 ngày đếm một lần. Số lá được tính từ lá thật đầu tiên. + Chiều cao cây (cm): cứ 7 ngày đo một lần, dùng thước đo từ gốc (sát mặt giá thể) đến vót lá cao nhất.

+ Chỉ số SPAD: cứ 7 ngày đo một lần. Đánh giá hàm lượng chlorophyll trong lá cây.

+ Khối lượng cây (gram): Cân các cây theo dõi sau khi thu hoạch.

+ Năng suất lý thuyết (g/m2) = Khối lượng trung bình của số cây theo dõi x Số cây/m2.

+ Năng suất thực thu (g/m2): Cân khối lượng thực tế của ô thí nghiệm sau khi thu hoạch, rồi quy đổi ra m2.

- Chỉ tiêu phân tích:

+ Hàm lượng các nguyên tố (Mg, N, Fe) có trong cây, trong dung dịch trồng và trong đất.

+ Hàm lượng kim loại nặng (As, Hg, Cd, Pb) trong rau cải, rau mùng tơi trồng thủy canh.

3.3.3. Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu a- Phương pháp thu mẫu

- Thu mẫu rau theo TCVN 9017:2011.

- Thu mẫu dịch trồng theo TCVN 5993:1995. - Thu mẫu đất theo TCVN 7538-2:2005.

b- Phương pháp phân tích

- Hàm lượng Fe, Mg dạng tổng số trong rau mùng tơi, rau cải sau 30 ngày trồng được phá mẫu vi sóng và xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

- Hàm lượng Fe di động trong đất được chiết rút theo TCVN 4618 : 1988 và Mg trao đổi trong đất theo TCVN 8569 : 2010.

Hàm lượng Fe di động, Mg trao đổi trong đất, Fe và Mg trong dung dịch trồng được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa theo TCVN 8246 : 2009.

- Hàm lượng Nitơ (NO3-, NH4+) trong đất được xác định theo TCVN 5255:2009, trong dung dịch trồng theo TCVN 6638 : 2000. Hàm lượng nitơ tổng số trong cây theo TCVN 10385:2014.

- Phá mẫu rau cải và rau mùng tơi bằng vi sóng, sau đó : As: xác định theo TCVN 7770 : 2007

Hg: xác định theo TCVN 7604 : 2007 Cd: xác định theo TCVN 7768 -1- 2007 Pb: xác địng theo TCVN 7929 : 2008

Các chỉ tiêu được phân tích tại Phòng phân tích môi trường – Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng – Bộ Khoa học và Công nghệ.

3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng:

 Số lá/cây (lá): cứ 7 ngày đếm một lần. Số lá được tính từ lá thật đầu tiên. Số lá/cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi.

 Chiều cao cây (cm): cứ 7 ngày đo một lần, dùng thước đo từ gốc (sát mặt giá thể) đến vót lá cao nhất. Chiều cao cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi.

 Chỉ số SPAD: cứ 7 ngày đo một lần. Đánh giá hàm lượng chlorophyll trong lá cây.

 Khối lượng cây (gram): Cân các cây theo dõi sau khi thu hoạch. Khối lượng được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi.

 Năng suất lý thuyết (kg/m2) = Khối lượng trung bình của cây theo dõi x Số cây/m2.

 Năng suất thực thu (kg/m2): Cân khối lượng thực tế của ô thí nghiệm sau khi thu hoạch, rồi quy đổi ra m2.

- Theo dõi hàm lượng các nguyên tố (Mg, N, Fe) có ảnh hưởng tới màu xanh lá trong cây, trong dung dịch, đất.

- Chỉ tiêu an toàn về kim loại nặng (As, Hg, Cd, Pb) trong rau cải, rau mùng tơi.

3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH SH1 ĐẾN SINH TRƯỞNG CÁC GIỐNG RAU CẢI, MÙNG TƠI KHÁC NHAU SINH TRƯỞNG CÁC GIỐNG RAU CẢI, MÙNG TƠI KHÁC NHAU

4.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch SH1 đến sinh trưởng các giống rau mùng tơi khác nhau các giống rau mùng tơi khác nhau

Trong cùng điều kiện trồng nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng,... các giống đều có biểu hiện hiện tượng mất màu xanh lá như nhau, sự biểu hiện mất màu xanh ở lá xuất hiện rõ ràng ngay từ tuần đầu tiên sau khi trồng, thịt lá gần như chuyển sang màu trắng và gân lá chuyển sang màu vàng nhạt sau 30 ngày trồng. Cây sinh trưởng và phát triển rất chậm, số lá trên cây ít, cây lùn và năng suất cây rất thấp không có giá trị sử dụng.

Bảng 4.1. Động thái tăng trưởng số lá/cây của các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày)

Đơn vị: lá/cây

Thời gian Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Giống mùng tơi PD 313 2,00 ± 0,00 3,11 ± 0,33 3,56 ± 0,53 4,00 ± 0,00 4,78 ± 0,53 Giống mùng tơi C.H 101 2,00 ± 0,00 3,33 ± 0,54 3,67 ± 0,50 4,11 ± 0,33 4,67 ± 0,33 Giống mùng tơi Nhật NP-11 2,00 ± 0,00 3,22 ± 0,44 3,78 ± 0,44 3,89 ± 0,33 4,56 ± 0,53

Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng số lá/cây của các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày)

0 1 2 3 4 5 6

Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

S ố lá Thời gian Giống mùng tơi PD 313 Giống mùng tơi C.H 101 Giống mùng tơi Nhật NP-11

Kết quả thu được từ bảng 4.1, chúng ta thấy rằng: sau 30 ngày trồng trong dung dịch thủy canh thì số lá/cây tăng không nhiều, dao động từ 2,00 ± 0,00 đến 4,78 ± 0,53 lá tùy từng giống. Sự tăng trưởng số lá giữa các giống nhìn chung không có sự khác biệt rõ ràng.

Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày).

Đơn vị: cm

Thời gian Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Giống mùng tơi PD 313 4,12 ± 0,14 5,03 ± 0,17 5,21 ± 21 7,47 ± 0,42 9,44 ± 0,21 Giống mùng tơi C.H 101 4,29 ± 0,17 5,07 ± 0,23 5,32 ± 0,26 7,63 ± 52 9,72 ± 0,28 Giống mùng tơi Nhật NP-11 4,27 ± 0,19 5,04 ± 0,16 5,36 ± 0,17 7,56 ± 0,63 9,41 ± 0,25

Đồ thị 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày)

Kết quả từ bảng 4.2, chúng ta thấy rằng chiều cao cây mồng tơi phát triển tương đối chậm. Đối với giống PD 313 cây lúc đầu cao trung bình 4,12 ± 0,14 cm sau 30 ngày trồng tăng lên 9,44 ± 0,21cm, cây chỉ tăng thêm được khoảng 5,32 cm. Đối với giống C.H 101, cây chỉ tăng thêm được khoảng 5,43 cm. Đối với giống NP-11, cây chỉ tăng thêm được khoảng 5,14 cm. Chiều cao cây giữa các giống sau 30 ngày trồng có sự sai khác không đáng kể, điều đó chứng tỏ với phương pháp trồng thủy canh các giống được chọn có sự tăng trưởng tương đối đồng đều, không có sự khác biệt rõ ràng.

0 2 4 6 8 10 12

Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

C hi ều c ao Thời gian Giống mùng tơi PD 313 Giống mùng tơi C.H 101 Giống mùng tơi Nhật NP-11

Bảng 4.3. Động thái chỉ số SPAD của lá các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày)

Thời gian Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Giống mùng tơi PD 313 35,6 ± 2,75 15,9 ± 2,1 8,6 ± 0,52 6,8 ± 0,83 5,9 ± 0,43 Giống mùng tơi C.H 101 36,5 ± 2,07 16,5 ± 1,66 8,4 ± 0,38 6,6 ± 0,48 5,6 ± 0,36 Giống mùng tơi Nhật NP-11 36,8 ± 2,02 16,4 ± 1,7 8,4 ± 0,34 6,6 ± 0,65 5,8 ± 0,36 Màu sắc quan sát được Xanh Vàng nhạt Trắng Trắng Trắng

Từ bảng 4.3, ta thấy rằng: Sự biểu hiện mất màu xanh trên lá các giống mùng tơi rất rõ ràng, ngay từ tuần đầu tiên sau khi trồng, lá cây đã xuất hiện hiện tượng này. Màu xanh của thịt lá chuyển sang màu vàng nhạt, chỉ số SPAD của giống NP- 11 từ 36,8 ± 2,02 giảm mạnh xuống hơn một nửa ngay ở tuần đầu tiên, chỉ còn 16,4 ± 1,7, các giống mùng tơi khác cũng giảm tương tự như vậy. Ở các tuần tiếp theo, chỉ số SPAD cũng giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn so với tuần đầu tiên. Sau 30 ngày trồng bằng phương pháp thủy canh thì chỉ số SPAD của giống NP-11 từ 36,8 ± 2,02 giảm xuống còn 5,8 ± 0,36, tức giảm khoảng 6 lần so với ban đầu và màu xanh của lá hoàn toàn biến mất, lá chuyển sang màu trắng. Chỉ số SPAD của từng giống giảm rất nhanh song giữa các giống không có sự sai khác rõ ràng.

Đồ thị 4.3. Động thái chỉ số SPAD của lá các giống rau mùng tơi trồng thủy canh (trong 30 ngày)

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

C h ỉ s ố S P A D Thời gian Giống mùng tơi PD 313 Giống mùng tơi C.H 101 Giống mùng tơi Nhật NP-11

Bảng 4.4. Kết quả sinh trưởng của các giống rau mùng tơi trồng thủy canh sau 30 ngày sau khi trồng.

Giống mùng tơi Số lá trung bình/cây (lá/cây) Chỉ số SPAD Chiều cao cây trung bình (cm) Khối lượng cây trung bình (g/cây) NSLT (g/m2) NSTT (g/m2) Giống mùng tơi PD 313 4,78a 5,9 9,44b 3,12ab 168 156c Giống mùng tơi

C.H 101 4,67a 5,6 9,72a 3,31a 179 172a

Giống mùng tơi

Nhật NP-11 4,56a 5,8 9,41b 3,09b 167 164b

CV% 2,12 - 1,70 6,29 - 1,64

LSD0,05 0,48 - 0,16 0,20 - 6,14

Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.

Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống mùng tơi thí nghiệm khi trồng thủy canh đều có biểu hiện mất màu xanh ở lá. Quá trình biểu hiện hiện tượng này là như nhau. Các chỉ số sinh trưởng về chiều cao, số lá gần như nhau giữa các giống, cây sinh trưởng và phát triển chậm. Năng suất trung bình/cây thu được rất thấp chỉ được 3-4g/cây trong khoảng thời gian trồng là 30 ngày.

Hình 4.1. Các giống mùng tơi trồng thủy canh sau 30 ngày

4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch SH1 đến sinh trưởng các giống rau cải khác nhau các giống rau cải khác nhau

Trong cùng điều kiện trồng nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng,... các giống đều có biểu hiện mất màu xanh ở lá. Ở giống rau cải hiện tượng mất màu xanh

nhẹ hơn ở cây mùng tơi. Từ tuần thứ 2 sau khi trồng cây mới bắt đầu có hiện tượng mất màu xanh ở lá và màu xanh của lá giảm dần theo thời gian, tốc độ sinh trưởng của cây cũng giảm theo. Cây vẫn có khả năng tạo sinh khối khá lớn, nhưng lá cây có màu vàng xanh. Giá trị cảm quan rất thấp nên không có giá trị thương phẩm.

Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng số lá/cây của các giống rau cải trồng thủy canh (trong 30 ngày)

Đơn vị: lá/cây

Thời gian Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Giống cải

xanh xanh mỡ 2,00 ± 0,00 4,33 ± 0,33 5,44 ± 0,50 6,26 ± 0,41 6,67 ± 0,53

Giống cải bẹ

cao sản 2,00 ± 0,00 4,28 ± 0,44 5,26 ± 0,44 6,12 ± 0,33 6,78 ± 0,44

Giống cải mơ 2,00 ± 0,00 4,21 ± 0,33 5,33 ± 0,33 6,15 ± 0,30 6,67 ± 0,50

Kết quả thu được từ bảng 4.5, chúng ta thấy rằng: sau 30 ngày trồng trong dung dịch thủy canh thì số lá/cây giữa các giống cải tăng trưởng khá đều nhau. Trong thời gian từ lúc trồng đến ngày thứ 14, số lá trên cây tăng thêm 3,44 lá/cây, từ 2±0,00 lên 5,44 ± 0,53 tùy từng giống. Từ ngày thứ 14 đến 30 ngày, số lá tăng 1,52 lá chậm hơn so với 14 ngày đầu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe EDTA (Trang 37)