Kết quả xác định ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến sinh trưởng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe EDTA (Trang 54 - 58)

ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁ GIỐNG RAU CẢI XANH XANH MỠ VÀ GIỐNG RAU MÙNG TƠI C.H 101

4.3.1. Kết quả xác định ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến sinh trưởng của lá giống rau mùng tơi C.H 101

Trong cùng điều kiện trồng nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng .... cây mùng tơi C.H 101 trồng trong đất không có biểu hiện của hiện tượng mất màu xanh ở lá, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Trong khi cây trồng trong dung dịch có hiện tượng mất màu xanh ở lá và gần như ngừng sinh trưởng. Kết quả thể hiện qua các chỉ tiêu số lá/cây, chiều cao cây và chỉ số SPAD trong các bảng 4.15, 4.16 và 4.17.

Bảng 4.15. Động thái tăng trưởng số lá/cây của các giống rau mùng tơi C.H 101 trồng trong đất và trong dung dịch (trong 30 ngày)

Đơn vị: lá/cây Biện pháp

canh tác Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Trồng trên đất 2,00 ± 0,00 4,78 ± 0,33 6,33 ± 0,44 8,52 ± 0,44 10,78 ± 0,71

Trồng trong

Từ kết quả ở bảng 4.15 cho thấy, cây trồng trong đất có sự tăng trưởng số lá/cây mạnh hơn so với trồng trong dung dịch. Sau 30 ngày trồng cây trồng trong dung dịch số lá/cây tăng từ 2,00 ± 0,00 lên 5,33 ± 0,50, tăng thêm 3,33 lá. Cây trồng trong đất số lá/cây tăng từ 2,00 ± 0,00 lên 10,78 ± 0,71, tăng thêm 8,78 lá gấp 2,64 lần so với trồng trong dung dịch.

Bảng 4.16. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng trong đất và trong dung dịch (trong 30 ngày)

Đơn vị: cm Biện pháp

canh tác Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Trồng trên đất 4,10 ± 0,24 5,37 ± 0,65 7,24 ± 1,22 14,88 ± 1,45 21,65 ± 1,90

Trồng trong

dung dịch 4,01 ± 0,18 5,16 ± 0,51 6,36 ± 0,61 7,56 ± 0,74 8,52 ± 0,67

Từ kết quả ở bảng 4.16 cho thấy, cây trồng trong đất có sự tăng trưởng chiều cao cây mạnh hơn so với trồng trong dung dịch. Sau 30 ngày trồng cây trồng trong dung dịch chiều cao cây tăng từ 4,01 ± 0,18 lên 8,52 ± 0,67cm, tăng thêm 4,51cm. Cây trồng trong đất chiều cao cây tăng từ 4,10 ± 0,24 lên 21,65 ± 1,90, tăng thêm 17,55 lá gấp 3,89 lần so với trồng trong dung dịch.

Bảng 4.17. Động thái chỉ số SPAD của lá giống rau mùng tơi C.H 101 trồng trong đất và trong dung dịch (trong 30 ngày)

Đơn vị: cm Biện pháp

canh tác Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Trồng trên đất 36,41 ± 2,12 37,62 ± 1,31 40,23 ± 2,56 42,21 ± 2,58 47,56 ± 3,24 Trồng trong

dung dịch 36,65 ± 2,33 19,21 ± 1,89 10,43 ± 1,89 8,43 ± 1,28 5,95 ± 0,54

Từ kết quả ở bảng 4.17 cho thấy, cây mùng tơi C.H 101 trồng trong dung dịch chỉ số SPAD bị giảm rất nhanh sau một thời gian trồng, còn cây trồng trong đất chỉ số SPAD lại tăng lên. Cụ thể, cây trồng trong dung dịch chỉ số SPAD giảm rất nhanh từ 36,65 ± 2,33 lúc bắt đầu trồng, sau 30 ngày trồng chỉ số SPAD ở lá còn 5,95 ± 0,54, lá từ màu xanh chuyển sang màu trắng. Cây trong đất thì chỉ số SPAD tăng lên từ 36,41 ± 2,12 đến 47,56 ± 3,24 màu xanh của lá tăng lên từ màu xanh chuyển sang màu xanh đậm.

Bảng 4.18. Kết quả sinh trưởng của giống rau mùng tơi C.H 101 trồng trong đất và trong dung dịch sau 30 ngày sau khi trồng.

Giống mùng tơi Số lá trung bình/cây (lá/cây) Chỉ số SPAD Chiều cao cây trung bình (cm) Khối lượng cây trung bình (g/cây) NSLT (g/m2) NSTT (g/m2)

Trồng trên đất 10,78a 47,56 21,65a 18,85a 1018 929a

Trồng trong

dung dịch 5,33b 5,95 8,52b 3,33b 179 159b

CV% 4,63 9,51 7,00 - 7,19

LSD0,05 0,40 1,56 0,84 - 137

Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.

Từ kết quả bảng 4.18 cho thấy, cây mùng tơi C.H 101 trồng trong đất và trồng trong dung dịch có sự khác nhau rõ ràng. Sau 30 ngày trồng cây trồng trong đất không bị mất màu xanh ở lá còn cây trông trong dung dịch bị mất màu xanh thể hiện qua chỉ số SPAD trên lá. Cây trồng trong đất sinh trưởng tốt hơn trồng trong dung dịch thể hiện qua chỉ tiêu tiêu chiều cao cây, số lá/cây. Và năng suất cây trồng trong đất năng suất cây đạt 18,85g/cây gấp 5,56 lần cây trồng trong dung dịch là 3,33g/cây.

4.3.2. Kết quả xác định ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến sinh trưởng của lá giống rau cải xanh xanh mỡ của lá giống rau cải xanh xanh mỡ

Trong cùng điều kiện trồng nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng .... cây cải xanh xanh mỡ trồng trong đất không có biểu hiện của hiện tượng mất màu xanh ở lá, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Trong khi cây trồng trong dung dịch có hiện tượng mất màu xanh ở lá và cây sinh trưởng phát triển kém hơn so với cây trồng trong đât. Kết quả thể hiện qua các chỉ tiêu số lá/cây và chỉ số SPAD trong các bảng 4.19 và 4.20.

Bảng 4.19. Động thái tăng trưởng số lá/cây của giống rau cải xanh xanh mỡ trồng trong đất và trong dung dịch (trong 30 ngày)

Đơn vị: lá/cây Biện pháp

canh tác Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Trồng trên đất 2,00 ± 0,00 4,89 ± 0,33 5,89 ± 0,44 7,11 ± 0,51 8,11 ± 0,71

Trồng trong

Từ kết quả ở bảng 4.19 cho thấy, cây trồng trong đất có sự tăng trưởng số lá/cây tốt hơn so với trồng trong dung dịch. Sau 30 ngày trồng cây trồng trong dung dịch số lá/cây tăng từ 2,00 ± 0,00 lên 6,22 ± 0,53 lá/cây, tăng thêm 4,22 lá. Cây trồng trong đất số lá/cây tăng từ 2,00 ± 0,00 lên 8,11 ± 0,71, tăng thêm 6,11 lá gấp 1,45 lần so với trồng trong dung dịch.

Bảng 4.20. Động thái chỉ số SPAD của lá giống rau cải xanh xanh mỡ trồng trong đất và trong dung dịch (trong 30 ngày).

Đơn vị: cm Biện pháp

canh tác Ban đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 30 ngày

Trồng trên đất 36,42 ± 2,42 36,51 ± 2,67 36,92 ± 2,53 37,58 ± 2,83 38,21 ± 2,91

Trồng trong

dung dịch 36,13 ± 2,46 29,08 ± 2,03 24,64 ± 2,10 21,96 ± 1,94 16,98 ± 1,38

Từ kết quả ở bảng 4.20 cho thấy, cây cải xanh xanh mỡ trồng trong dung dịch chỉ số SPAD bị giảm sau một thời gian trồng còn cây trồng trong đất không bị giảm mà có dấu hiệu tăng nhẹ. Cụ thể, cây cải trồng trong dung dịch có chỉ số SPAD giảm từ 36,13 ± 2,46 lúc bắt đầu trồng xuống còn 16,98 ± 1,38 sau 30 ngày trồng, lá từ màu xanh chuyển sang màu xanh nhạt. Cây trong đất thì chỉ số SPAD tăng lên từ 36,42 ± 2,42 đến 38,21 ± 2,91 màu xanh của lá không thay đổi nhiều.

Bảng 4.21. Kết quả xác định ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến hiện tượng mất màu xanh lá đến giống rau cải xanh xanh mỡ trồng thủy canh (30

ngày sau khi trồng).

Giống mùng tơi Số lá trung

bình/cây (lá/cây) Chỉ số SPAD Khối lượng cây trung bình (g/cây) NSLT (g/m2) NSTT (g/m2)

Trồng trên đất 8,11a 38,21 21,25a 1148 934a

Trồng trong dung dịch 6,22b 16,98 18,34b 990 816b

CV% 5,93 - 8,45 - 4,48

LSD0,05 0,46 - 1,81 - 138

Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.

Từ kết quả bảng 4.21 cho thấy, cây cải xanh xanh mỡ trồng trong đất và trồng trong dung dịch có sự khác nhau rõ ràng. Sau 30 ngày trồng cây trồng trong đất không bị mất màu xanh ở lá còn cây trông trong dung dịch bị mất màu xanh

thể hiện qua chỉ số SPAD trên lá, cây sinh trưởng tốt hơn trồng hơn so với cây trong dung dịch thể hiện qua chỉ tiêu tiêu chiều cao cây, số lá/cây. Và năng suất cây trồng trong đất năng suất cây đạt 21,25g/cây cao hơn so với cây trồng trong dung dịch là 18,34g/cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe EDTA (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)