Bổ sung Fe –EDTA khắc phục hiện tượng mất màu xanh ở lá mồng tơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe EDTA (Trang 72 - 74)

dưỡng SH1 luôn thể hiện sự mất màu xanh trong khi cây mồng tơi và rau cải trồng trong đất không xảy ra hiện tượng này.

Theo các tác giả Meral Incesu, Turgut Yesiloglu, Berken Cimen, Bilge Yilmaz (2015), sắt là 1 trong 4 nguyên tố nhiều nhất của thành phần vỏ trái đất. Hàm lượng sắt tổng số trong đất chiếm tới 1 – 5%. Tuy nhiên, hầu hết sắt trong đất ở dạng muối silicat hoặc oxit và hydroxit sắt là các dạng cây rất khó sử dụng (Understanding Plant Nutrients., 2004).

Việt Nam là nước nhiệt đới có quá trình phong hóa trong đất theo hướng Feralitic. Quá trình tích lũy sắt trong đất khá cao tạo nên các loại đất phổ biến ở Việt Nam là đất đỏ vàng và đất nâu đỏ (Đỗ Đình Sâm và cộng sự., 2006). Vì thế, đất Việt Nam không thiếu sắt. Như vậy, mồng tơi và rau cải trồng đất không có hiện tượng mất màu xanh là điều đương nhiên.

Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi về hiện tượng mất màu xanh khi trồng rau mồng tơi và rau cải trong dung dịch trong khi trồng trong đất không có hiện tượng này là hoàn toàn phù hợp với những cơ sở khoa học đã trình bày.

Vấn đề đặt ra là quá trình mất màu xanh của rau mồng tơi lại thể hiện rất rõ trong điều kiện vụ đông, còn ở vụ hè thì ít xảy ra. Điều này có liên quan tới sự hấp thụ và vận chuyển sắt trong cây. Theo các tác giả Jerald W. Riekels và John C. Lingle (1966) thì nhiệt độ vùng rễ có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự hấp thu và vận chuyển sắt cũng như Mn của cây cà chua VF-36. Sự hấp thụ và vận chuyển sắt được tăng cường khi tăng nhiệt độ ở vùng rễ. Như vậy, biểu hiện mất màu xanh rõ rệt ở cây mồng tơi trồng vào vụ đông là hoàn toàn đúng đắn.

4.7.2. Bổ sung Fe – EDTA khắc phục hiện tượng mất màu xanh ở lá mồng tơi và rau cải trồng thủy canh tơi và rau cải trồng thủy canh

Đã có nhiều tác giả Pestana M et al., (2003); Srámek F et al., (2006) đã cho rằng có thể khắc phục hiện tượng mất màu xanh của lá ở các cây trồng bằng cách bổ sung hàm lượng Fe – EDTA. Theo Srámek F có thể sử dụng 90 mg/l Fe – EDTA hoặc Fe – EDDHA sẽ khắc phục được hiện tượng mất màu xanh cũng như tăng cường hàm lượng sắt trong lá.

Dựa trên cơ sở này, các nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng việc tăng hàm lượng Fe – EDTA trong dung dịch trồng để khắc phục hiện tượng mất màu xanh của lá mồng tơi và rau cải là hoàn toàn đúng đắn. Các kết quả thu được trong thí nghiệm theo hướng này của chúng tôi là phù hợp với các kết quả đã được công bố quốc tế.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sắt trong dung dịch trồng rau cải, mùng tơi gây nên hiện tượng mất màu xanh và biện pháp khắc phục bằng bổ sung fe EDTA (Trang 72 - 74)