Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại ủy ban nhân dân thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 59)

Hàng năm, căn cứ vào các quy định của Trung ương, của tỉnh, của thị xã và thực tế yêu cầu nhiệm vụ công tác, các cơ quan, đơn vị luôn chủ động phối hợp trong tham mưu cho Ủy ban nhân dân thị xã Phú Thọ và đưa vào kế hoạch công tác năm chương trình kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết liên quan đến chất lượng đội ngũ công chức của thị xã Phú Thọ…Qua công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết đã đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và đề ra được nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan Ủy ban nhân dân thị xã Phú Thọ đối với nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức đảm bảo hiệu quả trong công tác, phục vụ tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ ững quốc phòng – an ninh trên địa bàn thị xã.

Tổ chức cơ sở Đảng trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Phú Thọ thường xuyên xây dựng chương trình, triển khai và tổ chức thực hiện công tác giám sát, kiểm tra của chi bộ đối với tổ đảng và đảng viên; đẩy mạnh việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với tập thể lãnh đạo, chi bộ, cá nhân lãnh đạo chủ chốt, đảng viên. Qua đó chỉ ra tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và phương hướng khắc phục góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Duy trì và thực hiện tốt công tác thi hành kỷ luật Đảng, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cơ quan và chi bộ.

Bảng 4.11. Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ công chức, viên chức tại UBND thị xã Phú Thọ TT Nội dung Giá trị trung bình Ý nghĩa 1

Cơ quan chuyên môn làm công tác cán bộ đã xây dựng được kế hoạch cụ thể, mang tính lâu dài, có tính khả thi đối với công tác này

2,25 Trung bình

2

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức đã được thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc và đúng với quy định

2,39 Trung bình

3

Sau công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan chuyên môn đã đánh giá một cách chính xác, đảm bảo tính khách quan, minh bạch

2,78 Khá

4 Cơ quan chuyên môn kịp thời đưa ra những quyết

định điều chỉnh thiết thực và mang lại hiệu quả 2,75 Khá

5

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đã thực sự tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ công chức, viên chức

2,18 Trung bình

6

Sử dụng có hiệu quả kết quả thanh tra, kiểm tra, đánh giá và coi đây là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng

2,28 Trung bình

Kết quả khảo sát cho thấy: Công tác kiểm tra, đánh giá cơ bản được triển khai thực hiện. Sau công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan chuyên môn đã đánh giá và việc đánh giá đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu đánh giá ở mức trung bình. Việc thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy định của cơ quan chưa được thường xuyên; chưa chú ý đúng mức đến việc kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Việc sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra để đánh giá, thi đua, khen thưởng chưa được tốt.

4.2.5. Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thƣởng

Nhiều văn bản về chế độ, chính sách đãi ngộ việc học tập, đào tạo, bồi dưỡng được ban hành: Sau khi có Nghị quyết số 62/2012/NQ-HĐ, ngày 11/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XII – Kỳ họp thứ 5 về quy định “chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài tỉnh Phú Thọ”, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 2239/2012/QĐ-UBND, ngày 04/9/2012 về việc ban hành chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng CBCC và thu hút nhân tài. Ngày 03/10/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 2220/2014/QĐ-UBND về sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung trong Quyết định số 2239/2012/QĐ-UBND. Hầu hết các chính sách mà tỉnh ban hành đã đi vào cuộc sống, góp phần thu hút nhân tài cho tỉnh nói chung và cho đội ngũ công chức tại UBND thị xã Phú Thọ nói riêng.

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ cũng như thị xã Phú Thọ đang tích cực đẩy mạnh việc xây dựng Đề án “chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao”. Mục tiêu của Đề án là thu hút những người có đức, có tài, có trình độ chuyên môn cao về làm việc, cống hiến tại tỉnh, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức vững mạnh và chuyên nghiệp, thích ứng tốt yêu cầu CNH – HĐH và hội nhập quốc tế. Đề án cũng đưa ra các chính sách mới: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; chính sách hỗ trợ người có tài năng; chính sách hỗ trợ cho vay đào tạo nước ngoài. Đề án sau khi được ban hành và tổ chức thực hiện sẽ góp phần giúp cho công tác “hút” nhân tài hiệu quả, góp phần giúp cho thị xã Phú Thọ nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung thực hiện tốt khâu đột phá về phát triển nguồn nhân lực, tạo đà phát triển toàn diện kinh tế - xã hội trong những năm tới.

Bảng 4.12. Đánh giá thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ công chức, viên chức tại UBND thị xã Phú Thọ

TT Nội dung Giá trị

trung bình Ý nghĩa

1 Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của |Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ công chức, viên chức 3,18 Khá

2 Thực hiện nghiêm túc, kịp thời chế độ, chính sách

đối với đội ngũ công chức, viên chức 3,04 Khá 3 Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng,

kỷ luật 2,16 Trung bình

4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng chế độ chính sách riêng về đãi ngộ, khen thưởng đối với đội ngũ công chức, viên chức đạt thành tích cao trong công tác, năng lực tốt, chuyên môn vững

2,07 Trung bình

5

Có chế tài xử phạt, cảnh cáo và sa thải đội ngũ công chức, viên chức suy thoái đạo đức, tham ô, tham

nhũng, sách nhiễu dân… 2,26 Trung bình Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, tháng 1/ 2019 Bảng 4.12 cho thấy cơ bản các chế độ, chính sách đãi ngộ đáp ứng yêu cầu đề ra. Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện kịp thời, nghiêm túc, đầy đủ các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ công chức, viên chức. Tuy nhiên, chính sách, chế độ đãi ngộ công chức còn chưa hợp lý, chưa thực sự khuyến khích đội ngũ công chức, viên chức yên tâm làm việc; chưa có quy định tiêu chuẩn hóa cho từng chức danh; chưa chú trọng đúng mức quyền lợi của công chức như chính sách tiền lương, nhà ở và các chính sách đãi ngộ khác; các điều kiện đảm bảo cho công chức, viên chức thực thi công vụ chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả, thông suốt. Điều này thể hiện ở chỗ: 3/5 tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG

CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI UBND THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1. Các yếu tố khách quan- Thể chế quản lý - Thể chế quản lý

Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kỳ họp 12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 và

kỳ họp thứ 8 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 là hai Bộ Luật quan trọng để Nhà nước xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Qua nhiều năm thực hiện cùng với sự phát triển của nền hành chính và cải cách hành chính, nhiều nội dung của các bộ Luật đã phát huy tích cực trong xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhưng mặt khác thực tiến cũng như đòi hỏi phải có những đổi mới để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính.

Để triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2010, Luật viên chức năm 2012. Bộ Nội vụ đã tập trung xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện để hoàn thiện khung pháp lý cho quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Kết quả, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP,ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 22/2011/NĐ- CP, ngày 04/4/2011 quy định mức lương tối thiểu chung; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg, ngày 19/02/2003 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Tại Quyết định này đã quy định chế độ bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức và miễn nhiệm đối với cán bộ công chức lãnh đạo. Qua đó chủ trương bổ nhiệm có thời hạn của Đảng được thể chế hóa. Bộ Nội vụ đã ban hành các thông tư, hướng dẫn thực hiện các nghị định và quyết định nói trên.

Trên cơ sở đó, thị xã Phú Thọ luôn chỉ đạo thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ công chức, viên chức theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt bám sát thực hiện Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, Ủy ban nhân dân thị xã đã giao Phòng Nội vụ ban hành các văn bản hướng dẫn, giúp cho công tác quản lý, tuyển dụng và sử dụng cán bộ công chức, viên chức được cụ thể và sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương.

- Mức độ phát triển kinh tế

Khi kinh tế phát triển cao, đời sống của con người được ổn định ở mức cao hơn, có điều kiện để nâng cao sức khỏe, trình độ chuyên môn được nâng cao. Mặt khác, kinh tế phát triển cùng với việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình toàn cầu hóa và thương mại quốc tế là điều kiện cạnh tranh của các nước, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại, đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức phải cập nhật kiến thức để kịp thời đáp ứng với trào lưu của khu vực và thế giới. Ngược lại, chất lượng đội ngũ công chức được nâng cao là điều kiện quyết định để phát triển kinh tế - xã hội.

Với sự chuyển đổi của nền kinh tế, một bộ phận công chức, viên chức của cơ quan UBND thị xã Phú Thọ chưa thực sự nắm vững cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường đã tác động đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức nói chung.

Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, thay đổi về vị trí việc làm; yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc dẫn đến khoảng cách giữa yêu cầu của công việc và năng lực hiện có của người thực hiện công việc có xu hướng ngày càng xa nhau.

4.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Công tác tuyển dụng đội ngũ CBCC, VC tại UBND thị xã còn những hạn chế

Cơ cấu tuyển dụng chưa thực sự hợp lý, chưa tuyển dụng theo vị trí việc làm; công tác tuyển dụng còn bị chi phối bởi mối quan hệ người thân, quen,…dẫn đến việc đánh giá chưa thật đúng về năng lực, trình độ của người dự tuyển. Vì vậy, một số công chức mới được tuyển dụng còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Công tác sử dụng đội ngũ công chức, viên chức

Thực hiện các khâu quy hoạch, đào tạo, sử dụng chưa gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong bố trí, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức vẫn còn bất cập. Ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng công chức,viên chức có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực quản lý, điều hành, phẩm chất tốt nhưng chưa được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí công tác tương xứng. Trong khi đó, có công chức hành chính Nhà nước còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất lại được giao đảm nhận những vị trí chủ chốt hoặc lãnh đạo cấp phòng trong các cơ quan, đơn vị. Hiện tượng phân công nhiệm vụ trái với ngành nghề đào tạo, không đúng cơ cấu, tuy không phổ biến nhưng vẫn tồn tại ở một số cơ quan, đơn vị.

Chủ trương của thị xã Phú Thọ về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức và cán bộ; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Sắp xếp lại tổ chức của Đảng theo hướng gắn bó chặt chẽ hơn nữa với bộ máy chính quyền để đảm bảo và

nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn theo hướng giảm đầu mối, khắc phục tình trạng cồng kềnh trong tổ chức bộ máy, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

- Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn lúng túng, nhất là trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo lại; chưa xây dựng được chương trình đào tạo một cách khoa học lâu dài nên còn tình trạng công chức,viên chức phải học qua nhiều khóa đào tạo, tốn nhiều thời gian nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc. Tình trạng đào tạo “nhiều thầy, ít thợ” đang là vấn đề đáng báo động. Số lượng đào tạo đại học, cao đẳng tăng trong những năm qua là do thị xã Phú Thọ mở nhiều lớp đại học tại chức để nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức. Hệ thống đào tạo còn yếu kém, bất cập về quy mô, cơ cấu nội dung, phương pháp và nhất là về chất lượng chưa đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi lớn và ngày càng cao đối với đội ngũ công chức. Cụ thể: Nội dung đào tạo còn dàn trải, chưa cập nhật kịp thời tình hình thực tế của thị xã, của tỉnh, trong nước và thế giới; phương thức đào tạo chủ yếu dựa theo truyền thống, chưa được đổi mới thường xuyên, phương pháp truyền đạt của giảng viên chưa phù hợp…dẫn đến người học nhàm chán. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước ở Phú Thọ trong những năm qua chưa hiệu quả, nhất là những lớp ngắn hạn.

Đào tạo chưa thật sự gắn với quy hoạch, chưa gắn với đầu ra, vẫn còn một bộ phận công chức có quan điểm học để lấy bằng cấp nên xảy ra tình trạng một người học nhiều lớp cùng một thời điểm, không đảm bảo chất lượng học tập. Việc tổ chức nhiều lớp học tại chức có ưu điểm là đông người theo học nhưng chất lượng học tập chưa cao và đối tượng được cử đi học có nhiều trường hợp không thuộc diện quy hoạch. Cơ sở vật chất, nội dung và phương pháp đào tạo chậm đổi mới, phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy và học tập so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng, nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, kỹ năng thực hành không nhiều…dẫn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao.

Một bộ phận công chức, viên chức chưa có ý thức tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; mặt khác, chưa có cơ chế chính sách để ràng buộc công chức phải tự học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Công tác đãi ngộ, tạo động lực đối với đội ngũ công chức, viên chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chế độ tiền lương chưa xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại ủy ban nhân dân thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 59)