Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại ủy ban nhân dân thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 64)

- Công tác tuyển dụng đội ngũ CBCC, VC tại UBND thị xã còn những hạn chế

Cơ cấu tuyển dụng chưa thực sự hợp lý, chưa tuyển dụng theo vị trí việc làm; công tác tuyển dụng còn bị chi phối bởi mối quan hệ người thân, quen,…dẫn đến việc đánh giá chưa thật đúng về năng lực, trình độ của người dự tuyển. Vì vậy, một số công chức mới được tuyển dụng còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Công tác sử dụng đội ngũ công chức, viên chức

Thực hiện các khâu quy hoạch, đào tạo, sử dụng chưa gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong bố trí, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức vẫn còn bất cập. Ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng công chức,viên chức có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực quản lý, điều hành, phẩm chất tốt nhưng chưa được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí công tác tương xứng. Trong khi đó, có công chức hành chính Nhà nước còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất lại được giao đảm nhận những vị trí chủ chốt hoặc lãnh đạo cấp phòng trong các cơ quan, đơn vị. Hiện tượng phân công nhiệm vụ trái với ngành nghề đào tạo, không đúng cơ cấu, tuy không phổ biến nhưng vẫn tồn tại ở một số cơ quan, đơn vị.

Chủ trương của thị xã Phú Thọ về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức và cán bộ; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Sắp xếp lại tổ chức của Đảng theo hướng gắn bó chặt chẽ hơn nữa với bộ máy chính quyền để đảm bảo và

nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn theo hướng giảm đầu mối, khắc phục tình trạng cồng kềnh trong tổ chức bộ máy, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

- Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn lúng túng, nhất là trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo lại; chưa xây dựng được chương trình đào tạo một cách khoa học lâu dài nên còn tình trạng công chức,viên chức phải học qua nhiều khóa đào tạo, tốn nhiều thời gian nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc. Tình trạng đào tạo “nhiều thầy, ít thợ” đang là vấn đề đáng báo động. Số lượng đào tạo đại học, cao đẳng tăng trong những năm qua là do thị xã Phú Thọ mở nhiều lớp đại học tại chức để nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức. Hệ thống đào tạo còn yếu kém, bất cập về quy mô, cơ cấu nội dung, phương pháp và nhất là về chất lượng chưa đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi lớn và ngày càng cao đối với đội ngũ công chức. Cụ thể: Nội dung đào tạo còn dàn trải, chưa cập nhật kịp thời tình hình thực tế của thị xã, của tỉnh, trong nước và thế giới; phương thức đào tạo chủ yếu dựa theo truyền thống, chưa được đổi mới thường xuyên, phương pháp truyền đạt của giảng viên chưa phù hợp…dẫn đến người học nhàm chán. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước ở Phú Thọ trong những năm qua chưa hiệu quả, nhất là những lớp ngắn hạn.

Đào tạo chưa thật sự gắn với quy hoạch, chưa gắn với đầu ra, vẫn còn một bộ phận công chức có quan điểm học để lấy bằng cấp nên xảy ra tình trạng một người học nhiều lớp cùng một thời điểm, không đảm bảo chất lượng học tập. Việc tổ chức nhiều lớp học tại chức có ưu điểm là đông người theo học nhưng chất lượng học tập chưa cao và đối tượng được cử đi học có nhiều trường hợp không thuộc diện quy hoạch. Cơ sở vật chất, nội dung và phương pháp đào tạo chậm đổi mới, phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy và học tập so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng, nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, kỹ năng thực hành không nhiều…dẫn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao.

Một bộ phận công chức, viên chức chưa có ý thức tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; mặt khác, chưa có cơ chế chính sách để ràng buộc công chức phải tự học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Công tác đãi ngộ, tạo động lực đối với đội ngũ công chức, viên chức

Chế độ tiền lương chưa xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của đội ngũ công chức, viên chức chưa thực sự bảo đảm tái sản xuất sức lao động và nâng cao từng bước mức sống trong xã hội để đội ngũ công chức, viên chức yên tâm công tác, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Ở thị xã Phú Thọ, trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị mới quan tâm tới công tác quản lý hành chính nhân sự (chấm công, thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, hưu trí…) mà ít quan tâm tới những vấn đề khác như tạo lập văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo, tạo lập môi trường làm việc tốt, quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, sự thăng tiến của đội ngũ công chức, quy hoạch, tôn vinh đội ngũ công chức giỏi…Các chính sách đối với đội ngũ công chức, viên chức còn mang nặng tính hành chính, thiếu tính khuyến khích, động viên. Hiện tượng “chảy máu chất xám” đã bắt đầu xảy ra, nhiều người được cử đi đào tạo, khi tốt nghiệp không muốn về làm việc tại đơn vị cũ…Đây là một trong những biểu hiện do thiếu động lực tạo sự say mê gắn bó với công việc. Do thiếu động lực trong công việc nên đội ngũ công chức chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao, ít quan tâm tới cải tiến công việc, tự học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

4.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI

NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI UBND THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH

PHÚ THỌ

4.4.1. Những kết quả đạt đƣợc

- Hầu hết đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan UBND thị xã Phú Thọ đều đã được giáo dục và rèn luyện, trưởng thành qua thực tiễn nên đa số có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, luôn tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo; cống hiến tài năng, trí tuệ cho đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Mặc dù trong điều kiện tiền lương và thu nhập thực tế còn thấp, lại chịu nhiều tác động tiêu cực của cơ chế thị trường nhưng đa số cán bộ, công chức, viên chức vẫn giữ được phẩm chất đạo đức, tư cách và lối sống lành mạnh, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Công tác tuyển dụng công chức, viên chức có những đổi mới. Việc thi tuyển cán bộ lãnh đạo cấp phòng, ban, ngành và các cán bộ lãnh đạo cấp phòng đã giúp cho chất lượng đội ngũ công chức, viên

chức được nâng lên, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ được coi trọng hơn trước. Phần lớn số trúng tuyển được bố trí, sử dụng phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo nên có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của mình.

- Đội ngũ công chức, viên chức có ý thức tôn trọng và biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ được mối liên hệ tốt với nhân dân, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có tác phong quần chúng, dân chủ được nhân dân tin tưởng và ủng hộ.

- Đại đa số công chức, viên chức luôn cần cù, chịu khó học hỏi, đổi mới tư duy, phấn đấu nâng cao cả về trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm công tác và năng lực thực thi công vụ.

- Đội ngũ công chức, viên chức có nhiều cố gắp trong thực hiện nhiệm vụ, đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc được giao; nhiều tập thể, cá nhân được Chính phủ, tỉnh tằng cờ, bằng khen về kết quả thực hiện nhiệm vụ, đóng góp to lớn vào thành tích của thị xã.

4.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

4.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại thị xã Phú Thọ còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể:

- Công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ công chức, viên chức chưa có tầm nhìn xa, bố trí chủ yếu vẫn theo tình huống, tình trạng hụt hẫng giữa các thế hệ công chức trong các cơ quan vẫn còn phổ biến, thiếu đội ngũ công chức nòng cốt, kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách chiến lược.

- Đội ngũ công chức, viên chức sau đào tạo trình độ năng lực được nâng lên nhưng chủ yếu tham gia các khóa đào tạo theo loại hình vừa làm vừa học, đào tạo từ xa nên chất lượng sau đào tạo không cao; thực tế, việc ứng dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo vào công việc còn hạn chế.

- Đội ngũ công chức của thị xã Phú Thọ vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Thiếu cán bộ, công chức hành chính chuyên ngành, cán bộ quản lý giỏi, thừa cán bộ, công chức, viên chức không đủ phẩm chất, năng lực yếu không đáp ứng được yêu cầu công việc; việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo chủ chốt còn gặp nhiều khó khăn, thiếu cán bộ hoạch định chính sách có tầm chiến lược.

- Năng lực thực tế của một số đội ngũ công chức, viên chức còn yếu so với yêu cầu nhiệm vụ, chưa thực sự nắm vững đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, còn lúng túng, bất cập về kiến thức, năng lực và kỹ năng công tác nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ lý, giải quyết công việc chung, nhất là về thủ tục hành chính, làm cho một số tổ chức, công dân thiếu hài lòng.

- Không ít đội ngũ công chức, viên chức cơ sở chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tùy tiện theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm.

- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập hoặc do bị chi phối bởi mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến suy thoái, “tự diễn biến” về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện như: bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, quan liêu, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu, thiếu tinh thần đồng chí, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, giảm hiệu lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.2.2. Nguyên nhâncủa hạn chế

- Thứ nhất: Do điều kiện kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn mà các chế độ tiền lương, phụ cấp với công chức, viên chức không đủ đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình. Người công chức, viên chức cấp cơ sở ngoài công việc của xã hội còn phải chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác, trước khi có chế độ tiền lương họ chỉ được hưởng mức sinh hoạt phí. Mà mức phụ cấp này rất thấp, chỉ có tác dụng hỗ trợ chi phí trong sinh hoạt hàng ngày dù mức sống không sao. Vì vậy, vấn đề học tập để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở gặp rất nhiều khó khăn.

- Thứ hai: Do tính cục bộ địa phương cùng với sự ảnh hưởng của các dòng họ có địa vị, uy tín nên nhiều nơi những người có tài, có đức, có trình độ cao hơn lại không được bầu mà người được bầu lại là người trong các dòng họ lớn, dòng họ có uy tín, hay là người làng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, trình độ của đội ngũ công chức cấp cơ sở. Đối với công chức cấp xã có hộ khẩu nơi khác trúng tuyển, về làm việc tại xã gặp nhiều khó khăn do sự cục bộ, do không am hiểu địa bàn, về phong tục tập quán tại địa phương.

- Thứ ba: Do cơ chế tuyển dụng cán bộ chuyên môn cấp cơ sở trước đó để lại: Do Nhà nước chưa ban hành một quy chế tuyển dụng công chức cấp cơ sở một cách chính thức. Theo Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn theo phân cấp của tỉnh Phú Thọ thì việc tổ chức thi tuyển do Ủy ban nhân dân thị xã thực hiện, tuy nhiên việc này Sở Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thi công chức trong toàn tỉnh.

- Thứ tư: Do chính sách đào tạo, bồi dưỡng chưa toàn diện, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, trong những năm trước, khi chưa có quy định tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, đội ngũ công chức cấp cơ sở chưa thực sự nhiệt tình, chưa có động lực để đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, hay liên kết với Đại học Nội vụ đào tạo.

- Thứ năm: Do chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài cùng với điều kiện làm việc tại cấp xã chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút lực lượng sinh viên giỏi các trường cao đẳng, đại học về làm việc tại cấp cơ sở. Điều kiện và phương tiện làm việc của công sở cấp xã còn nghèo nàn, lạc hậu, do tâm lý của sinh viên không muốn về cơ sở làm việc nhiều lý do nên hiện nay tỷ lệ công chức cấp cơ sở có bằng đại học chính quy không nhiều.

- Thứ sáu: Do Nhà nước chưa có một cơ chế kiểm soát thực sự có hiệu lực về vấn đề bắt buộc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Mặc dù đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được xác lập địa vị là cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế Nhà nước.

4.5. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI UBND THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2019-2025

4.5.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức tại UBND thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

4.5.1.1. Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại UBND thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là: “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi nhiệm những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”.

Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại UBND thị xã Phú Thọ phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước; phải thông qua hoạt động thực tiễn để đào tạo, tuyển chọn, giáo dục, bồi dưỡng, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ là thước đo phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ, năng lực của đội ngũ công chức, viên chức; thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu các tổ chức chính trị về công tác cán bộ.

Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại UBND thị xã Phú Thọ là xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, bám sát định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phú Thọ và của tỉnh Phú Thọ; căn cứ vào những yêu cầu, đòi hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại ủy ban nhân dân thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 64)