Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 54)

Thị xã Phú Thọ là địa phương có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khá tốt với sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng. Với các tuyến đường giao thông huyết mạch và nguồn tài nguyên đã dạng và nguồn lao động dồi dạo, thị xã có thể phát triển mạnh ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh.

Thị xã có lực lượng lao động tương đối trẻ, tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao, lao động qua đào tạo ngày càng tăng; hiện thị xã đang tiếp tục đầu tư củng cố các cơ sở đào tạo nghề, tạo cơ chế, chính sách thực hiện xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức đầu tư các loại hình đào tạo. Đó là yếu tố thuận lợi cho thị xã Phú Thọ phát triển nguồn nhân lực, có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ và thị trường trong nền sản xuất xã hội.

Thị xã Phú Thọ là đô thị trung tâm của tỉnh không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội mà còn có khả năng phát triển thành trung tâm về khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, du lịch, thể thao của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Điều này sẽ giúp thị xã có thể chủ động khai thác các lợi thế so sánh hiện có để phát triển.

Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các ban, ngành và tỉnh Phú Thọ trong việc thực hiện các công trình đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi. Thị xã cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển.

Hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ cả về đường bộ, đường thủy, đường sắt, tạo được mối liên kết với các thị xã, thành phố trong vùng; hạ tầng về thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông,… có tốc độ phát triển khá, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao đạt được nhiều tiến bộ, nguồn lao động được đào tạo chuyên sâu, đội ngũ công nhân công nghiệp có trình độ; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của nhóm ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ đã đem đến bộ mặt mới cho thị xã, làm tăng GDP toàn thị xã. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng kéo theo những hệ lụy như: làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường đất nhiều nơi bị thoái hóa; môi trường nông nghiệp một số điểm nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại,

gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm; môi trường nước, chất lượng nước nhiều khu vực sản xuất công nghiệp đã bị ô nhiễm, một số vùng nước ngầm có nguy cơ bị cạn kiệt; tài nguyên rừng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Trong khi nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn hẹp và chưa đáp ứng được yêu cầu.

Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm, chưa tạo được đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Liên kết phát triển kinh tế giữa các vùng còn hạn chế, lợi thế trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh chưa phát huy được hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)