TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 33)

THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

2.3.1. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất trên thế giới

Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và đề ra nhiều phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đều tập trung hướng

nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả của các loại cây trồng, loại sử dụng đất đều tập trung hướng nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả của các loại cây trồng, loại sử dụng đất, để từ đó sắp xếp bố trí lại một phương thức luân canh mới phù hợp hơn, nhằm khai thác tối ưu năng suất đất đai.

Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới, các kỹ thuật canh tác mới. Đặc biệt, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI cũng đóng góp nhiều thành tựu về giống lúa và hệ thống canh tác trên đất lúa. Xu hướng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích trong một năm (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2006).

Cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, ở Châu Âu bắt đầu ở nước Anh sau đó sang các nước Tây Âu đã đưa chế độ luân canh 4 năm, 4 khu vực với hệ thống cây trồng gồm: khoai tây, ngũ cốc mùa xuân, cây cỏ ba lá và ngũ cốc mùa đông vào thay thế chế độ luân canh 3 năm, 3 khu với hệ thống cây trồng chủ yếu là: ngũ cốc, ngũ cốc, bỏ hóa làm cho sản lượng ngũ cốc tăng gấp 2 lần và sản lượng lương thực thực phẩm trên 1 ha tăng gấp 4 lần (Nguyễn Duy Tính, 1995).

Ở Châu Á những năm đầu của thập kỷ 70 nhiều vùng đã đưa các cây trồng cạn vào hệ thống cây trồng trên đất lúa làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Nông nghiệp Ấn Độ thực hiện sự chuyển dịch từ cây trồng truyền thống kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả cao bằng cách trồng mía thay cho lúa gạo và lúa mì, trồng đậu tương thay cho cao lương ở vùng đất đen, trồng cây lúa ở vùng có mạch nước ngầm cao thay cho cây lấy hạt có dầu, bông và đậu đỗ (Nguyễn Văn Luật, 2005).

- Tại Thái Lan: nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua cây trồng luân canh lúa xuân - lúa mùa, hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất, họ đã đưa cây đậu tương thay thế lúa xuân trong cây trồng luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất tăng lên rõ rệt, nhờ đó hiệu quả sử dụng đất nâng cao.

- Tại Trung Quốc: việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa

ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiếu lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương” Ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT.

SALT là hệ thống canh tác trên đất dốc trồng nhiều bang cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hằng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả, các bước thiết lập là:

+ Xác lập đường đồng mức của mương bằng khung hình chữ A;

+ Làm đất và trồng cây theo đường đồng mức. Đánh dấu một dải rộng 1m theo đường đồng mức và cày, xới lên. Hai luống cây theo đường đồng mức, gieo hạt đậu để làm bang chắn và sau đó làm cây phân xanh,

+ Trồng cây lâu năm: Cà phê, ca cao, chuối,… cùng độ cao.

+ Trồng cây ngắn ngày: Dứa, gừng, khoai sọ, dưa hấu, kê, ngô, khoai lang, lạc đỗ,… trồng theo hang giữa các cây lâu năm.

+ Cây phân xanh: Hàng cây họ đậu có khả năng cố định đạm, được cắt 30 – 45 ngày/ lần tới độ cao 1,0 – 1,5 cm. Phần cắt được dải trên mặt đất để làm phân hữu cơ

+ Luân canh: Luân canh cây lương thực như cây ngô hay cây lúa nương,… thành dải trước khi trồng đậu và ngược lại.

+ Làm ruộng bậc thang xanh: Chất đống hữu cơ như rơm, cuống, than, cành,… thậm chí rải đá sỏi lên nền của các hang cây họ đậu. Các bậc thang bền vững sẽ được hình thành trên các rải này sau một thời gian dài và sẽ giữ đất.

Qua nghiên cứu, kỹ thuật đã làm tăng tốc độ che phủ chống xối mòn, làm giàu, năng suất cây trồng tăng so với phương pháp truyền thống từ 2 – 3 lần.

Từ kết quả này, FAO cho rằng “ Áp dụng các biện pháp nông lâm kết hợp là phương pháp tốt nhất để sử dụng đất rừng nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp, nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao dộng dư thừa, đồng thời thiết lập lại cân bằng sinh thái của môi trường”.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

2.3.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp… Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưng dân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàng thứ 9 trong khu vực. Theo số liệu kiểm kê 2015, cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.093.857 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79%, đất phi nông nghiệp 3.670.186 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512 ha chiếm 10% diện tích tự nhiên, trong đó có 24.989.102 ha chiếm 75,51% là đã có chủ sử dụng.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có những biến động lớn.

Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, ô nhiễm đất.

Việt Nam hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc. Trong đó trên 5 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nước ta đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hoá cục bộ tại các dải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung (Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2007).

Vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng chất hóa học trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động (Lê Hải Đường, 2007).

Theo Nguyễn Đình Bồng (2002), đất nông nghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sinh thái.

Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường.

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm.

2.3.2.2. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Ngay từ xa xưa trong quá trình sử dụng đất vào mục đích sản xuất, người nông dân đã biết lựa chọn, phân loại đất và đánh giá đất bằng những kinh nghiệm thực tiễn đơn giản. Vào thời kỳ Gia Long (1802), nhà Nguyễn đã phân chia ruộng đất thành “tứ hạng điền, lục hạng thổ” nhằm phục vụ chính sách quản điền và tô thuế). Tuy nhiên công tác nghiên cứu đánh giá đất đai thực sự mới được bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX.

Từ năm 1992, đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO đã được nhiều cơ quan đề xuất như: Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Tổng cục quản lý ruộng đất, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội tiến hành nghiên cứu. Kết quả đạt được là đã xây dựng được quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp (Nguyễn Khang và cs., 1999). Dựa vào các chỉ tiêu chính là các điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp mà đất đai được phân thành 5 đến 7 hạng theo phương pháp xếp điểm.

Phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt là phương pháp đánh giá đất đai của FAO từ năm 1980. Các công trình nghiên cứu đã tiến hành và được ứng dụng đó là:

- Đánh giá phân hạng đất toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nhóm nghiên cứu) thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500 000. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã dựa vào nguyên tắc phân loại đất của Mỹ mà chỉ tiêu áp dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình.

- Trong nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu này thì phương pháp phân hạng thích hợp đất đai của FAO đã được áp dụng song chỉ dừng lại ở chỗ chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên như là: Thổ nhưỡng, thuỷ văn, tưới tiêu, khí hậu.và trong nghiên cứu này hệ thống phân vị chỉ dừng lại ở lớp (class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.

- Năm 1983, Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành “Dự thảo phương pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện” Theo tài liệu đất lúa nước được phân thành 8 hạng và chỉ tiêu chủ yếu là dựa vào năng suất của cây lúa, độ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ giới, mức độ mặn, phèn.

- Năm 1983, một công trình nghiên cứu nhằm khái quát hóa khả năng sử dụng đất toàn bộ vùng đồng bằng Sông Cửu Long đã được thực hiện bởi: “Chương trình quy hoạch tổng thể đồng bằng Sông Cửu Long” (Dự án VIE 87/031) của tác giả MEFbVanMensVoost và Nguyễn Văn Nhân. Công trình nghiên cứu này là cơ sở cho việc xây dựng các phương án sử dụng đất toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên kết quả đánh giá đất đai chỉ dừng lại ở việc xem xét các điều kiện tự nhiên liên quan tới mục tiêu sử dụng đất. Bên cạnh đó một nghiên cứu về sử dụng đất phèn và mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long trong khuôn khổ dự án nói trên đã ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO, nhằm chỉ ra những khả năng thích nghi về sử dụng đất của các loại đất có vấn đề ở đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là những thử nghiệm đầu tiên ở Việt Nam, bước đầu ứng dụng các phương pháp đánh giá đất đai định lượng gắn với yếu tố kinh tế của sử dụng đất, qua đó đánh giá khả năng đất đai không những ở phạm trù tự nhiên mà còn xem xét đất đai ở khía cạnh kinh tế xã hội (Trần An Phong, 1995).

Bắt đầu từ năm 1990 viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều chương trình đánh giá đất đai trên phạm vi toàn quốc, với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Trên bản đồ đánh giá đất toàn quốc đã xác định được 90 loại hình sử dụng đất chính, trong đó có 28 loại hình sử dụng đất được lựa chọn. Vùng Tây Nguyên có các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khang; Phạm Dương Ung với công trình nghiên cứu “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam”; Nguyễn Công Pho (Nguyễn Công Pho, 1999) với công trình nghiên cứu “Đánh giá đất vùng đồng bằng Sông Hồng”; Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân với công trình nghiên cứu “Đánh giá đất vùng dự án đa mục tiêu IASOUP”; Nguyễn Chiến Thắng, Cấn Triển với công trình nghiên cứu “Đánh giá đất tỉnh Bình Định”; Nguyễn Văn Nhân với công trình nghiên cứu “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long” (Vũ Thị Bình, 2010).

Trong thời gian này ngoài các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đất thuộc viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thì còn nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác ở các vùng trên toàn quốc đó là:

- Vùng đồi núi Tây Bắc và trung du phía bắc có các công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Duy Thước (1992). Các tác giả đã có những nhận định tổng quát về quỹ đất của vùng. Nét nổi bật là sự hình thành đất đã chia ra 6 nhóm và 24 loại đất với đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Các nhóm đất chính được nghiên cứu là đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi đều bị suy giảm về độ phì (Lê Hồng Sơn, 1995).

- Vùng đồng bằng Sông Hồng với các công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Công Pho và cs. (1992, 1993); Phạm Văn Năng (1992); Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Bộ “Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng VIE/89/034”. Các tác giả đã đưa ra kết luận là vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai.

Loại hình sử dụng đất rất đa dạng với 3 vụ chính: Vụ xuân, vụ mùa và vụ đông. Cây trồng chủ yếu bao gồm: Lúa nước, cây trồng cạn ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.

- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có công trình nghiên cứu của Lê Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)