ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 44)

tiểu vùng đất khác nhau.

- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các kiểu sử dụng đất.

3.4.4. Định hướng và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nông nghiệp

- Căn cứ và quan điểm định hướng sử dụng đất.

- Đề xuất phát triển các kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao trên các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp và các giải pháp để thực hiện định hướng đề ra.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

* Điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng như: Phòng Tài nguyên và Môi trường (Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Hà giai đoạn 2010-2020, báo thuyết minh kế hoạch sử đất hàng năm của huyện từ 2015-2018; Kê kiểm kê đất đai năm 2015 và thống kê đất hàng năm, từ năm 2016, 2017, 2018); phòng Thống kê (Niêm gián thống kê năm 2017, 2018, báo cáo kinh tế xã hội năm 2018 của huyện), phòng Nông nghiệp huyện Thanh Hà (thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Thanh Hà 2018), UBND các xã đã lựa chọn để nghiên cứu đại diện cho tiểu vùng.

* Điều tra số liệu sơ cấp: Trên cơ sở điều tra thu thập các thông tin đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất bằng phương pháp điều điều tra nông hộ (theo mẫu phiếu điều tra).

- Tổng số phiếu điều tra là 150 phiếu, chia thành 3 xã:

+ Tiểu vùng 1: Điều tra 100 phiếu tại 2 xã Tiền Tiến và Thanh Thủy do tiểu vùng 1, cây trồng đa dạng, diện tích rộng ngoài ra 2 xã này có thể đáp đáp ứng được đại diện cho đặc điểm sản xuất tiểu vùng 1như sau:

Xã Tiền Tiến đặc trưng cho trồng cây hàng năm, vì đây là xã có địa hình vàn và vàn thấp phù hợp với trồng lúa và cây vụ đông.

Xã Thanh Thủy đặc trưng cho trồng cây lâu năm, do có đại hình cao hơn với xã khác trong vùng phù phợp với nhiều loại cây ăn quả.

và là xã đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi (đặc biệt nuôi trồng thủy sản) của tiều vùng 1.

- Các chỉ tiêu cần điều tra gồm: + Tình hình chung nông hộ; + Diện tích đất nông nghiệp;

+ Đặc điểm của thửa đất (diện tích, địa hình, loại đất, chế độ tưới tiêu). + Các loại sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất.

+ Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm). + Tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Các chỉ tiêu kinh tế-xã hôi (tổng thu nhập, chi phí vật tư, lao động).

3.5.2. Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu

Theo điều kiện tự nhiên huyện Thanh Hà được bao bọc bởi 3 con sông đó là sông Thái Bình, sông Văn Úc, sông Rạng, chính các con sông này đã chia cắt huyện thành 2 tiều vùng có địa hình cao thấp khác nhau:

- Tiểu vùng1: Gồm 19 xã khu phía Tây của huyện, có địa hình cao hơn tiểu vùng 2 và địa hình tương đối bằng phẳng, vùng được bồi đắp và bao bọc bởi 2 sông Rạng và sông Thái Bình. Tiểu vùng này thích hợp cho trồng cây rau màu, cây lương thực và cây ăn quả, đặc biệt vải vải thiều. Tiểu vùng này chọn 02 xã làm điểm điều tra chi tiết là xã Tiền Tiến với đặc thù chủ yếu là trồng cây hàng năm và xã Thanh Thủy đại điện cho vùng là cây ăn quả, việc chọn 2 xã trên cũng sẽ bảo đảm đủ các kiểu sử dụng đất đại diện cho tiểu vùng 1.

- Tiểu vùng 2: Bao gồm 06 xã ở phía đông của huyện, có địa hình thấp tiểu vùng 1. Tiểu vùng này người dân sản xuất tập chung vào, nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả như Vải lai (vải sớm), bưởi. Tiểu vùng này cơ cầu cây trồng không đa dạng như tiểu vùng 1 nên chọn 1 xã là xã Vĩnh Lập để tiến hành điều tra chi tiết.

3.5.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập và thống kê được từ phiếu điều tra và số liệu có sẵn, tiến hành tổng hợp, phân tổ theo nhiều mục, nhiều loại khác như: Diện tích đất gieo trồng, loại cây, diện tích đất đai, các khoản chi phí, các khoản thu nhập và tình hình sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm từng vùng... được phân tích

và xử lý số liệu bằng chương trình EXCEL, dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích, so sánh để biết được tổng giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, giá trị gia tăng của từng loại cây trồng, sự biến động qua các năm từ đó rút ra kết luận và đề xuất phương hướng trong tương lai.

3.5.4. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Hiệu quả kinh tế:

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009).

- Tổng thu nhập hay giá trị sản xuất của một đơn vị diện tích trong một năm (GTSX) = giá nông sản × sản lượng;

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX – Chi phí trung gian (CPTG)

Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trongquá trình sản xuất.

- Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG.

Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 3 mức độ: Cao (C), trung bình (TB) và thấp (T); khoảng cách thang điểm (giá trị cao nhất – giá trị thấp nhất)/3 được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao Trung bình Thấp

Thang điểm Điểm 3 2 1

- Giá trị sản xuất Tr.đ /ha > 300 200 đến 300 < 200

- Thu nhập hỗn hợp Tr.đ/ha >180 100 đến 180 < 100

- Hiệu quả đồng vốn lần > 2,2 1,0 đến 2,2 < 1,0

Tổng hợp xếp loại hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất như sau: Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 9 điểm, thấp nhất là 3 điểm.

đạt >85% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 8 – 9 điểm.

- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50 - 85% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 5 -<8 điểm.

- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng < 5 điểm.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:

Để đánh giá tính hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất, chúng tôi đã sử dụng 3 tiêu chí gồm:

- Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;

- Sự chấp nhận của người dân thể hiện qua giá trị ngày công được tính bằng thu nhập hỗn hợp/tổng ngày công lao động;

- Tình hình phát triển sản xuất hàng hóa được thể hiện theo tỷ lệ mức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường ≥ 75%.

Phân cấp các chỉ tiêu hiệu quả xã hội được tính (giá trị cao nhất-giá trị thấp nhất)/3 thể hiện chi tiết trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

TT Phân cấp hiệu Thang điểm Tỷ lệ hàng hóa tiêu thụ ra thị trường GTNC (1000 đồng) Công lao động (Công/ha/năm) 1 Cao C 3 ≥75% >300 > 600 2 Trung bình TB 2 45% -75% 150- 300 400 - 600 3 Thấp T 1 < 45% < 200 < 400

Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau: Hiệu quả xã hội của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 9 điểm, thấp nhất là 3 điểm.

- Hiệu quả xã hội cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt >85% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 8 – 9 điểm.

- Hiệu quả xã hội trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50 - 85% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 5 - <8 điểm.

- Hiệu quả xã hội thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng < 5 điểm.

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường:

- Mức độ sử dụng phân bón hóa học và phân chuồng - Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón hóa học và phần chuồng, thuốc bảo vệ thực vật của các LUT thông qua so sánh liều lượng thực tế người dân sử dụng với hướng dẫn sử dụng của trung tâm khuyến nông huyện.

Hiệu quả môi trường của LUT được đánh giá bằng cách so sánh lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong huyện với hướng dẫn sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của trung tâm khuyến nông huyện.

Bảng 3.3. Phân cấp đánh giá các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng phân bón hóa học và phân chuồng

Mức sử dụng thuốc BVTV

Cao 3 Nằm trong định mức Nằm trong định mức

Trung bình 2 Vượt quá định mức Dưới định mức

Thấp 1 Dưới định mức Vượt quá định mức

Số điểm tối đa của 1 tiêu chí là 3 điểm, LUT có số điểm tối đa là 6 điểm. Trong đó:

Hiệu quả môi trường cao là số điểm của 1 LUT đạt từ 5- 6 điểm

Hiệu quả môi trường trung bình là số điểm của 1 LUT đạt từ lớn hơn 3-<5 điểm. Hiệu quả môi trường thấp là số điểm của 1 LUT nhỏ hơn, bằng 3 điểm LUT (rươi): Theo khuyến cáo của trung tâm dịch vụ nông nghiệp và phòng nông nghiệp huyện, LUT này các hộ dân không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong quá trình canh tác và nuôi rươi, do sử dụng phân bón hóa học làm mất môi trường tự nhiên, không phù với nuôi rươi, do rươi ăn (hấp thụ phù du tự nhiên trong nước). Mà chỉ có sử dụng phân bón hữu cơ (như phân chuồng, rơm rạ...) ủ mục trước khi bón, đặc biệt bón phân kết hợp làm đất, tốt nhất bón phân vào thời tiết mát đặc biệt là sau khi thu hoạch rươi vào tháng 12, tháng 1 dương lịch cho hiệu quả tốt nhất.

* Đánh giá hiệu quả chung của các LUT

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các LUT sẽ đánh giá tổng hợp hiệu quả chung của các LUT

Tổng số sẽ có 8 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của 1 LUT. Số điểm tối đa của một chỉ tiêu là 3 điểm. Một LUT có số điểm tối đa là 24 điểm.

Trong đó:

LUT đạt hiệu quả cao có số điểm từ 20 đến 24 điểm.

LUT đạt hiệu quả trung bình có số điểm từ 12 đến - <20 điểm. LUT đạt hiệu quả thấp có số điểm nhỏ 12 điểm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thanh Hà nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm của tỉnh (Thành phố Hải Dương) khoảng 20 km, có toạ độ địa lý từ 20°47’ đến 20°58’ vĩ độ Bắc và từ 106021’ đến 106°31 ’ kinh độ Đông.

+ Phía Bắc giáp huyện Kim Thành;

+ Phía Đông giáp huyện Kim Thành và Thành phố Hải Phòng; + Phía Nam giáp huyện Tứ Kỳ;

+ Phía Tây giáp huyện Tứ Kỳ và Thành phố Hải Dương.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 16.050 ha và dân số của huyện năm 2018 là 160.250 người; mật độ dân sổ bình quân năm 2018 là 992,7 người/km2. Toàn huyện hiện có 25 đơn vị hành chính gồm 24 xã, 01 thị trấn.

Hệ thống giao thông của huyện được kết nối với thành phố Hải Dương và các địa phương khác trong tỉnh thông qua tỉnh lộ 390A và tỉnh lộ 390B. Hiện tại một số danh mục công trình giao thông đang được đầu tư xây dựng và cải tạo như: Đầu tư Cầu Quang Thanh sang TP Hải Phòng, cải tạo đường ra Đò Giải...nhằm tăng cường sự giao lưu với các địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Ngoài ra, huyện Thanh Hà còn có hệ thống các sông lớn bao bọc 3 mặt của huyện như: Sông Thái Bình, sông Rạng, Sông Văn úc và hệ thống sông nội bộ như: Sông Gùa, Sông Hương tạo nên những nét đặc thù riêng về giao thông đường thủy cũng như về địa hình, chế độ thủy văn, thổ nhưỡng...

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên Thanh Hà có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây nhưng nhìn chung khá bằng phẳng. Do hệ thống sông ngòi bao bọc và chia cắt đã tạo nên hai tiểu vùng địa hình có tính chất thổ nhưỡng khác nhau.

4.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Huyện Thanh Hà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; có gió đông nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20 m/s.

- Nhiệt độ: Thanh Hà có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 24°c.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 1.600 - 1.800 mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83 - 85%.

- Gió bão: Thanh Hà nói riêng cũng như tỉnh Hải Dương nói chung là một trong những vùng có nhiều cơn bão đi qua. Gió bão và mưa lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Huyện Thanh Hà có 72,1 km sông tự nhiên bao bọc là sông Thái Bình và sông Rạng, sông Văn úc và có 20 km sông Hương chạy suốt qua 10 xã từ tây sang đông của tiểu vùng 1. Ngoài ra các ao hồ trong khu dân cư, các mặt nước trong các vùng chuyển đổi xã từ tây sang đông thuộc khu vực được quản lý sử dụng tương đối tốt. Toàn bộ hệ thống sông ngòi, ao hồ đó đã làm phong phú nguồn nước mặt trên địa bàn huyện.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng lớn song chất lượng còn hạn chế và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm.

b. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thanh Hà là: 16.050,0 ha chiếm 9,63% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hải Dương.

Đất đai của huyện Thanh Hà được hình thành do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Thái Bình, được chia thành 2 loại:

Đất phù sa không được bồi hàng năm, glây trung bình hoặc glây mạnh chiếm phần lớn diện tích canh tác của huyện (khoảng 8.000 ha, chỉ tính đất canh

tác), thành phần cơ giới từ đất thịt nặng đến đất thịt trung bình, thích hợp với thâm canh cây lúa. Khu phía Đông và phía Nam của huyện, đất phù sa rất thích họp với một số cây ăn quả đặc biệt là vải thiều.

Đất phù sa được bồi hàng năm bao gồm diện tích đất ngoài bãi các sông:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)