Đánh giá điều kiện chung về điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 63 - 64)

4.1.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên

* Thuận lợi

- Vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội đó là tiếp giáp trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương, có 2 tuyến tỉnh lộ 390A, 390 B kết nối với đường quốc lộ 5 và quốc lộ 10 không xa, đặc biệt ba mặt tiếp giáp sông, nên rất thuận cho việc phát triển đường thủy và nuôi trồng thủy sản.

- Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ phù hợp với rất nhiều loại cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là cây vải.

- Tài nguyên nước rất dồi dào và chất lượng, do hệ thống sông, ngòi dày đặc. * Khó khăn

- Do địa hình bị chia cắt bởi sông ngòi kênh rạch vì vậy việc đầu tư cơ sở hạ tầng tốn kém, việc giao thương gặp nhiều khó khăn do sông, ngòi

- Lượng mưa trung bình năm khá lớn, bình quân 1.600- 1.800mm/năm, lại không đều, chủ yếu tập trung từ tháng 6-tháng 9 điều này gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống. Ngoài ra hàng năm Thanh Hà bị ảnh hưởng trực tiếp từ 1 đến 2 cơn bão.

- Độ ẩm không khí cao đây nguyên nhân chính của các dịch bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng.

- Trong năm có sự chênh lệch nhiệt độ lớn, đây là cơ sơ của phát triển dịch bệnh cho con người và sản xuất,

4.1.3.2. Đánh giá điều kiện kinh tế-xã hội

* Thuận lợi:

- Hàng năm huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định đạt 6-8%, ở mức trung bình cả nước, hộ nghèo năm sau giảm hơn năm trước, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần.

- Hạ tầng cơ sở xã hội ngày càng phát triển như là đường xá trong khu dân cư cơ bản được bê tông hoặc nhựa hóa, trường học đã kiên cố hóa và không lớp học ca 3. Về điện 100% các hộ sử dụng điện lưới quốc gia.

- Nguồn nhân lực dồi dào, số người trong độ tuổi lao động cao 9.730 người, chiếm 59,87% dân số cả huyện, lao động trong độ tuổi có việc làm 8.734 người, chiếm 89,76% số người trong độ tuổi lao động.

- Giáo dục con người Thanh Hà có truyền thống hiếu học, hàng năm có học sinh đỗ vào trường cao đẳng, đại học chính quy thuộc loại cao của tỉnh. ngoài ra việc thi giáo viên giỏi huyện năm nào đạt được giải cao.

- Điện có 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, nhìn chung điện đáp ứng đủ cho sinh hoạt và sản xuất của huyện.

- Y tế 25/25 xã thị thị trấn đều có trạm y tế kiên cố, số bác sỹ và dược sỹ có trình độ đủ năng lực khám chữa bẹn tại địa phương.

* Khó khăn:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển chậm so với các huyện trong tỉnh, nguyên nhân nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp bấp bênh, không ổn định.

- Do phong tục tập quán sản xuất còn manh mún, do đó việc chuyển sang sản xuất hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn,

- Số lượng lao động cao, nhưng tỷ lệ lao động có tay nghề và chất lượng tay nghề là không cao, ngoài ra việc mất cân lao động giữa tỷ lệ giữa thợ và thầy, do đó số lượng học đại học lại quay về đào tạo nghề rất cao, làm phí kinh tế cũng như nguồn lực.

- Giáo dục chưa phần luồng và định hướng cho học sinh theo nghề, hay vào các trường đại học. Để làm việc này ta cần đánh giá học sinh theo thang điểm và theo nhiều tiêu chí, để hướng dẫn tránh đào tạo chàn lan như hiện nay.

- Y tế cơ sở vật chất còn thiếu, do đó dẫn đến việc khám chữa bệnh vượt tuyến thường xuyên sảy ra.

- Giao thông chưa phát triển, các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ chưa đảm đảm được như cầu lưu thông cho vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)