Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 97)

4.4.3.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thanh Hà là huyện lỵ gần tuyến quốc 5, vì vậy thuận lợi cho sản phẩm nông nghiệp của huyện tiếp xúc được với các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các vùng lân cận. Tuy nhiên để làm việc này Thanh Hà thực hiện đồng bộ các giải pháp sau, đặc điệt tiêu thụ sản phẩm thế mạnh của huyện là vải thiều.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại

+ Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm vải thiều trước, trong vụ thu hoạch sản phẩm; đặc biệt là công tác tuyên truyền qua các đài truyền hình như truyền hình Quốc hội, truyền hình Hà Nội, truyền hình Việt Nam, truyền hình Hải Dương.... các báo như Quân đội, nông thôn ngày nay, Thông tấn xã Việt Nam, Báo nhân dân, báo Hải Dương,...

+ Tiếp tục in ấn, tờ rơi, thư mời quảng bá sản phẩm bằng các hình thức,rộng rãi tới các cơ quan, đơn vị, nhân dân mọi miền tổ quốc biết đến đặc sản vải thiều Thanh Hà;

+ Tiếp tục tổ chức tháng bán sản phẩm vải thiều của huyện tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, đặc biệt các chung cư, các siêu thị tại Hà Nội và các tỉnh lân cận; giao cho một số tổ chức cá nhân, con em quê hương tại huyện tổ chức bán hàng tại các nơi dự kiến trên;

+ Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tại các thành phố lớn trong nước, đặc biệt tập trung phối hợp với các trung tâm, siêu thị lớn tại các thành phố tập trung dân cư, các khu công nghiệp và nước ngoài.

+ Tiếp tục phối hợp doanh nghiệp đầu mối bao tiêu sản phẩm và kết hợp công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với sản phẩm vải thiều cho các địa phương trong huyện; đồng thời hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện dán tem truy xuất sản phẩm cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

- Tạo chuỗi liên kết giữa các hộ sản xuất như mô hình hợp tác xã nông nghiệp, hay tổ dịch vụ nông nghiệp... với mục đích để cơ quản lý dễ ràng và các hộ tự giám sát lẫn nhau trong qua trình sản xuất, đến tiêu thụ. Nhằm tránh tình trạng sản xuất không đúng quy trình, chuyển mục đích không theo quy hoạch.... tiêu thụ sản phẩm không đúng nguồn gốc hoặc sản phẩm kém chất lượng đưa ra thị trường làm ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm vải Thiều Thanh Hà.

- Bán hàng trực tiếp online qua truyền hình, mạng xã hội..., tuy nhiên kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phầm thông qua mã truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm.

- Khuyến khích công tác chế biến sản phẩm nông nghiệp tại chỗ, vì sản phẩm chỉ có tính thời vụ.

4.4.3.2. Giải pháp về nguồn vốn

Đây là khâu quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nếu như thiếu vốn làm cho việc sản xuất bị ngừng chệ, kém hiệu quả... Vì vậy vốn là rất quan trọng, mà không phải người dân nào đều có thể tiếp cận nguồn vốn rễ ràng, cho dù chính sách hiện nay có nhiều nút cửi. Tuy nhiên cản trở lớn nhất người dân tiếp cận nguồn vốn là như tài sản thế chấp, chứng minh đầu tư có hiệu quả... Do đó cần có giải pháp về vốn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là cần thiết:

- Kêu gọi nhà đầu tư có tiềm năng vào chuỗi liên kết giữa nhà sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bằng cách góp vốn để làm việc này ta phải định lượng được các khâu.

- Vay vốn qua hình thức tín chấp, tuy nhiên thực tế cho vay đối tượng này rất ít, chủ yếu là sản phẩm mũi nhọn đã có hiệu quả từ trước.

- Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có thể ứng trước vốn, kỹ thuật cho nông dân thông qua việc cung ứng vật tư, giống, tạo điều kiện cho nông dân gieo trồng và chăm sóc đúng thời vụ.

4.4.3.3. Giải pháp về môi trường

Vấn đề môi trường nông thôn hiện nay đáng báo động ngoài việc do ảnh hưởng của công nghiệp hóa, việc lạm dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học trong sản xuất đáng báo động, hay việc xử lý tồn dư trong và sau thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý, dẫn đến ô nhiễm, sau đây là 1 số giải pháp cụ thể:

- Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, phân bón hoá học, nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác cán bộ khuyến nông cần thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bênh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kịp thời tránh tình trạng như hiện nay là phun không đúng thời điểm kém hiệu quả trừ sâu bệnh.

- Các tồn dư trong sản xuất hay sau thu hoạch cần thu gom để tái sử dụng và xử lý đúng cách để bảo vệ môi trường, để làm điều này phải có chung tay cả cộng đồng.

- Cán bộ khuyến nông phải bám sát địa bàn, cùng phối hợp với người dân trong việc bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, phối hợp với nông dân khi người dân có những vướng mắc trong quá trình sản xuất hoặc tuyên truyền chỉ dẫn các loại thuốc BVTV bị cấm theo quy định.

- Các cấp các ngành, địa phương đều tuyên truyền vận động, hướng dẫn tác hại của việc ô nhiễm môi trường.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Thanh Hà có tuyến đường tỉnh lộ 390A, 390B đi qua nối với hai tuyến đường huyết mạch của khu vực đó là Quốc lộ 5 và Quốc lộ10 do đó rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng do hệ thống sông, ngòi dày đặc vì vậy việc đầu tư cơ sở hạ tầng cầu, cống đường xá gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn.

Kinh tế Thanh Hà luôn phát triển ổn định ở mức 7-8%/năm ở mức trung bình cả nước và ở mức thấp của tỉnh. Trong đó nông nghiệp chiếm trên 30% thu nhập cả huyện. An ninh, trật tự của huyện ổn định, về giáo dục thường là 1 trong 3 huyện dẫn đầu của tỉnh Hải Dương, Y tế được huyện quan tâm đặc biệt như tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng đầy đủ và 100% người dân sử dụng điện.

2. Thanh Hà có diện tích tự nhiên 16.050 ha, trong đó đất nông nghiệp năm 2018 là 9.639,8 ha chiếm 60,1% diện tích hành chính huyện, và nông nghiệp vẫn có vai trò chủ đạo, trong cơ cấu kinh tế của huyện. Hiện tại huyện có 6 loại sử dụng đất và 17 kiểu sử dụng đất trong đó diện tích đất trồng cây ăn quả vẫn có diện tích lớn nhất 6.495,7 ha chiếm 67,38% đất nông nghiệp với kiểu sử dụng đất chính của cả 2 tiểu vùng là vải 4059 ha chiếm 42.3% đất nông nghiệp; Kiểu sử dụng đất có diện tích thấp nhất là nuôi Rươi – lúa 85,8 ha chiếm 0,89% đất nông nghiệp. Loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất còn đơn giản và cây trồng mang tính truyền thống.

3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Tiểu vùng 1: Có 2 kiểu sử dụng đất chủ yếu là vải và 2 lúa, tuy nhiên kiểu có hiệu quả cao nhất của vùng lại là: Bí xanh –ngô – bắp cải có TNHH đạt 197,65 triệu đồng/ha; ổi có TNHH đạt 198,33 triệu đồng/ha, cá nước ngọt TNHH đạt 181.51 triệu đồng/ha và rươi – lúa TNHH đạt 336,7 triệu đồng/ha. Bên cạnh kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao vùng, thì LUT (chuyên lúa) vẫn đảm bảo an ninh lương thực địa phương nhưng phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng việc nâng cao hệ số sử dụng đất chồng thêm vụ đông và thay đổi giống cây trồng cho phù hợp.

Tiểu vùng 2 Kiểu sử đất chính của vùng là vải, nhưng kiểu sử dụng đất cao nhất là Bưởi có TNHH đạt 190,79 triệu đồng/ha, cá nước ngọt 181,51 triệu đồng/ha rươi - lúa đạt 356,74 triệu đồng/ha. Bên cạnh cây có hiệu quả thì kết hợp với kiểu sử dụng đất là cây trồng truyền thống phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng là vải, nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là nuôi rươi-lúa.

4. Định hướng sủ dụng đất: Từ hiệu quả sử dụng đất trên, tiểu vùng 1 chọn 5 kiểu sử dụng đất và tập trung cho phát triển tương lai là Bí-ngô-bắp cải, ổi, chuối, cá nước ngọt, rươi-lúa; tiểu vùng 2 chọn 5 kiểu sử dụng đất ổi, bưởi, chuối, cá nước ngọt, rươi-lúa. Đây là kiểu đã, đang chứng minh được được hiệu quả sử dụng đất và đang phát triển mạnh. Đây là cơ sở để định hướng sử dụng đất trong tương lai nhằm nâng cao giá trị sản xuất và TNHH của ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng từng bước sử dụng nhiều phân hữu cơ để tạo ra vùng nông nghiệp xanh, sạch cung cấp sản phẩn an toàn cho thị trường kết du lịch sinh thái.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Hệ thống giao thông, thủy lợi cần được quan tâm đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh, đặc biệt công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và đề nghị tỉnh, TW... hỗ trợ kinh phí cho địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Khuyến kích người dân dồn ô đổi thửa với mục đích tạo thành thửa lớn để sản xuất hàng hóa bằng chính sách tư vấn và hỗ trợ pháp lý.

- Tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới cho người dân thay cho phương pháp truyền thống đối với các kiểu sử dụng đất đặc biệt quan tâm đến thế mạnh của huyện như ổi, vải thiều, bưởi đào.

- Thị trường: Tăng kinh phí cho việc quảng bá các sản phẩm của huyện, đặc biệt các loại cây thế mạnh như vải, ổi, bưởi; Hàng năm tổ chức ngày hội vải thiều để người sản xuất và người tiêu thụ gặp nhau; Gián tem truy suất nguồn gốc sản phẩm...

- Sản phẩm nông nghiệp cần phát triển theo hướng mỗi xã 1 sản phẩm đặc trưng.

- Đầu tư công nghệ bảo quản và chế biến nông sản sau khi thu hoạch.

- Chỉ cho phép sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục cho phép của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chuyển dần sang phân bón, thuốc BVTV thân thiện với môi trường như phân bón hữu cơ, vi sinh và thảo mộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Minh Thịnh (2017). Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đại học nông nghiệp Hà Nội.

2. Đặng Hữu (2000). Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tạp chí cộng sản. tr. 32.

3. Đặng Kim Sơn (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và

mai sau. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

4. Đào Châu Thu (1999). Đánh giá đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong

quản lý đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. NXB nông nghiệp Hà Nội.

6. Đỗ Nguyên Hải (2001). Đánh giá và hướng dẫn sử dụng đất bền vững trong sản

xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn- Bắc Ninh. Luận văn Tiến sĩ nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.

7. Đỗ Văn Nhạ và Nguyễn Thị Phong Thu. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp trên địa bàn Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên.

8. Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Tuấn Anh vàNguyễn Khắc Việt Ba, đánh giá hiệu quả của

một mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

9. Doãn Khánh (2000). Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua. Tạp chí cộng

sản. tr. 41.

10. Hoàng Việt (2001). Một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp, nông

thôn thập niên đầu thế kỷ XXI. Tạp Chí nghiên cứu Kinh tế.

11. Hội khoa học đất (2000). Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

12. Lê Thái Bạt (2008). Thoái hóa đất và sử dụng đất bền vững, Kỷ yếu hội thảo sử dụng

đất hiệu quả, bền vững, hiệu quả, Báo cáo 6. Hà Nội ngày 21 tháng 10 năm 2008.

13. Lê Hội (1996). Một số phương pháp luận trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Tạp chí nghiên cứu kinh tế. (193). tr. 36-38.

14. Lê Trọng Cúc và Trần Đức Viên (1997). Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển

bền vững miền núi Tây Nam Nghệ An. Hà Nội. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Đình Hợi (1993). Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.

17. Nguyễn Ích Tân (2000). Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng

mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng, chủ biên. Đại Học nông Nghiệp I, Hà Nội.

18. Nguyễn Xuân Thanh, Đỗ Nguyên Hải và Hoàng Xuân Phương (2018). Nghiên

cứu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa ở tỉnh Bắc Ninh.

19. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc

Trung bộ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Vòng và cs. (2001). Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ

đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đề tài nghiên cứu cấp Tổng cục, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Bộ và Bùi Huy Hiền (2001). Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc

nông lâm nghiệp, tuyển tập hội nghị đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Luật (2005). Sản xuất cây trồng hiệu quả cao. NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

23. Nguyễn Đình Bồng (2002). “Quỹ đất quốc gia hiện trạng và dự báo sử dụng đất”.

Tạp Chí Khoa học đất 16/2002.

24. Ngô Thế Dân (2001). Một số vấn đề KHCN trong thời kỳ CNH-HĐH nông

nghiệp. Tạp chí NN và PTNT.

25. Phan Sĩ Mẫn và Nguyễn Việt Anh (2001). Định hướng và tổ chức phát triển nền

nông nghiệp hàng hoá. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. (273). tr. 21- 29.

26. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cs. (1997). Kinh tế nông nghiệp. Nxb Nông

nghiệp Hà Nội.

27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai. NXB Tài nguyên - Môi

trường và bản đồ Việt Nam.

28. Quyền Đình Hà (1993). Đánh giá kinh tế đất vùng đồng bằng sông Hồng. Luận

văn thạc sĩ.

29. Tôn Thất Chiểu (2008). Tài nguyên đất và yêu cầu sử dụng đất bền vững, hiệu

quả. Hội thảo Khoa học quản lý sử dụng đất bền vững, hiệu quả. Hà Nội tháng 9 năm 2008. tr. 8-14.

30. Trần Thị Mận (2011). Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

31. Trần An Phong (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái

và phát triển lâu bền. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

32. UBND huyện Thanh Hà (2013). Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử

dụng đât đến năm 2020.

33. UBND huyện Thanh Hà (2017). Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng

đât đến năm 2018.

34. UBND huyện Thanh Hà (2018a). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2018, kế hoạch năm 2019

35. UBND huyện Thanh Hà (2018b). Báo cáo thực trạng tình hình sản xuất nông

nghiệp năm 2018, kế hoạch năm 2019 của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện.

36. UBND huyện Thanh Hà (2018c). Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử

dụng đât đến năm 2019.

37. UBND huyện Thanh Hà (2019d). Niên giám thống kê năm 2018 huyện Thanh Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)