Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyệnThanh Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 90 - 94)

Dựa trên đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất, chúng tôi tiến hành tổng hợp đánh giá qua bảng 4.14 sau:

Bảng 4.13. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Hà

TT Loại sử dụng

đất Kiểu sử dụng đất

HQKT HQXH HQMT Đánh giá chung Điểm Điểm Điểm Tổng

điểm

Đánh giá Tiểu vùng 1

I Chuyên

trồng lúa Lúa xuân - Lúa mùa 3,0 3,0 3,8 9,8 T

II Lúa - màu LX-LM-Khoai tây 3,0 5,0 4,2 12,2 TB LX-LM-Hành 4,0 6,0 3,5 13,5 TB LX-LM-Tỏi 4,0 6,0 3,5 13,5 TB LX-LM-Ngô 3,0 5,0 4,2 12,2 TB III Chuyên rau màu Ngô - Cà rốt 5,0 7,0 5,5 17,5 TB Ngô- Cà Chua 5,0 8,0 3,9 16,9 TB Bí xanh- Ngô- Bắp cải 8,0 8,0 3,6 19,6 C Dưa -Đỗ xanh- Bí 7,0 7,0 4,1 18,1 TB Rau các loại 6,0 5,0 3,5 14,4 TB IV Cây Ăn quả Vải 6,0 8,0 5,3 19,3 TB Ổi 8,0 8,0 4,4 20,4 C Quất 7,0 7,0 5,7 19,7 TB Chuối 7,0 7,0 6,0 20,0 C V Nuôi trồng thủy sản Cá nước ngọt 7,0 8,0 6,0 21,0 C VI Rươi Rươi-lúa 9,0 7,0 6,0 22,0 C Tiểu vùng 2 I Chuyên

trồng lúa Lúa xuân - Lúa mùa 3,0 3,0 3,8 9,8 T

II Lúa -

màu

LX-LM-Khoai tây 3,0 4,0 4,5 11,5 T

III Chuyên rau màu Bí xanh-Ngô-Bắp cải 8,0 7,0 3,6 17,6 TB Dưa-Đỗ xanh-Bí 7,0 6,0 4,3 17,3 TB Rau các loại 6,0 4,0 3,5 13,5 TB IV Cây Ăn quả Vải 7,0 8,0 5,3 19,3 TB Ổi 7,0 8,0 4.5 20,5 C Quất 7,0 7,0 5,7 18,7 TB Bưởi 8,0 7,0 6,0 23,0 C Chuối 7,0 7,0 6,0 20,0 C V NTTS Cá nước ngọt 7,0 8,0 6,0 21,0 C VI Rươi Rươi-lúa 9,0 7,0 6,0 22,0 C

Qua bảng phân tích ta thấy 3 mỗi kiểu sử dụng đất khác nhau cho hiệu quả sử dụng đất khác nhau, kiểu sử dụng đất có hiệu quả thấp gồm LX-LM và LX- LM-Ngô, ở cả tiều vùng 1 và 2. Cụ thể tại các tiểu vùng như sau:

* Tiểu vùng 1: Có 6 loại sử dụng đất và 16 kiểu sử dụng đất, đặc trưng các loại sử dụng đất chủ yếu của vùng là đất chuyên trồng lúa, lúa - màu, chuyên màu và cây ăn quả có kiểu sử đất chính gồm Vải thiều, ổi, quất

- LUT1 (đất chuyên trồng lúa): Diện tích 1.738,7 ha chiếm 90% đất chuyên trồng lúa và 18% đất nông nghiệp cả huyện, tập trung chủ yếu ở các xã Tiền Tiến, Quyết Thắng, Thanh Hải, Hồng Lạc, Việt Hồng, Tân Việt. Loại sử dụng đất này cho hiệu quả thấp, tuy nhiên để đảm bảo an ninh lương thực, loại sử dụng đất cần duy trì, ổn định, nhưng trong vài năm tới phải giảm diện tích 2 vụ tăng lên 3 vụ (trồng cây vụ đông) và nghiên cứu các giống lúa mới có năng suất, hiệu quả cao hơn như PQ5.

- LUT 2 (đất trồng lúa- màu): Xét về tổng thể đây là loại sử dụng đất cho hiệu quả sử dụng đất ở mức thấp và trung bình, tuy nhiên LUT này thu hút được lao động nông nhàn của vùng. Ngoài ra loại sử dụng đất này có 1 số cây trồng là cây có tính hàng hóa cao như Hành, Tỏi, Khoai tây với tỷ lệ tiêu thụ ra thị trường trên 75% và giá trị kinh tế cũng cao. LUT này ngoài đảm bảo an ninh lương thực như trên, cho hiệu quả về mặt xã hội tương đối cao. Vì vậy trong thời gian tới ta tiến hành mở rộng loại sử dụng đất này từ đất chuyên trồng lúa sang, kết hợp bố trí cây trồng hợp phù hợp với địa phương.

- LUT3 (đất chuyên trồng màu): Đây là loại sử dụng đất đem hiệu quả cho vùng, với cây trồng được coi là cây hàng hóa của vùng như cà rốt, bí, dưa, cà chua, bắp cải với mức tiêu thụ 90%-98%; sản phẩm đỗ, ngô tiêu thu trên 50%; đặc biệt cây cà rốt trong năm ngần đây tiêu thu tương đối ổn định và thu nhập cao giá trị sản xuất thu trên 230 triệu đồng/ha/1vụ cho nông dân các xã Tiền Tiến, Thanh Hải; tuy nhiên đối với loại sử dụng đất này khó tăng vụ, vì cây trồng chỉ mang tính thời vụ.

- LUT4 (cây ăn quả): Loại sử dụng đất đặc trưng của vùng với diện tích 4.948,2 ha chiếm 76,2% đất trồng cây ăn quả và 51,3% đất nông nghiệp của huyện. Nhìn trung loại sử dụng đất này có hiệu quả cao, với tỷ lệ tiêu thụ trên 95%, các kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao về kinh tế như: Ổi Liên Mạc, Cẩm Chế; Vải thiều các xã Thanh Xá, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Thị trấn, Chuối các xã Thanh Khê, Phượng Hoàng hàng năm cho thu nhập hỗn hợp trên 150 triệu/ha góp phần lớn thu nhập GDP của toàn huyện. Ngoài ra hiệu quả xã hội và Môi trường của LUT này cũng tương đối cao, ở các kiểu sử dụng đất như Vải, Ổi thu hút lượng lớn lao động nông nhàn. Nhìn trung LUT này có hiệu quả cao, cần được duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng chế biến, giống mới và phát triển trong tương lai.

- LUT5 (nuôi trồng thủy sản): Loại sử dụng đất này có hiệu quả cao, nhưng việc mở rộng gặp nhiều khó khăn do nguồn nước, thức ăn chính bị ô nhiễm. Vì vậy trong năm tới dữ ổn định và tăng năng xuất.

- LUT6 (rươi): Với kiểu sử dụng đất Rươi-lúa có hiệu quả kinh tế cao, nhưng nuôi rươi cần môi trường trong sạch, không sử dụng hóa chất đặc biệt là nguồn nước, rươi thích môi trường giàu thức ăn tự nhiên.

* Tiểu vùng 2: Có 6 loại sử dụng đất, với 13 kiểu sử dụng đất đây là tiểu vùng trũng phù hợp với nuôi trồng thủy sản và đặc biệt nuôi rươi-lúa, bên cạnh đó tiều vùng này phù hợp với cây ăn quả như vải sớm, bưởi đào, đây là sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, cũng như tỷ lệ tiêu thụ cao trên thị trường với mức sản phẩm tiêu thụ trên 90% và được coi là sản phẩm hàng hóa của vùng

- LUT1 (đất chuyên trồng lúa): Cũng như tiểu vùng 1 đây là loại sử dụng đất có hiệu thấp, với diện chỉ chiếm 10% đất chuyên trồng lúa và 2,1% đất nông nghiệp toàn huyện. Tuy nhiên cũng như tiểu vùng 1 để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia chúng ta vẫn duy trì, nhưng kiểu sử dụng đất này cần chuyển đổi

trong thời gian tới để có hiệu quả cao hơn như nuôi rươi - lúa và sang thâm canh tăng vụ lúa-màu.

- LUT2 (đất lúa-màu): Cây trồng không đa dạng có 2 kiểu sử dụng đất chính lúa xuân-lúa mùa-ngô; lúa xuân-lúa mùa-khoai tây có hiệu quả thấp, với diện tích 36,2 ha chiếm 0,4% đất nông nghiệp, sản phẩm làm ra chủ yếu để tự cung tự cấp trong hộ gia đình cá nhân. Nhưng loại sử dụng đất này cần thay đổi giống mới để đạt hiệu quả cao trong sử dụng đất trong thời gian tới.

- LUT3 (đất chuyên màu): Là loại sử dụng đất không phải thế mạnh của vùng, sản phẩm cũng chỉ tiêu thụ trong vùng và có hiệu quả ở mức trung bình.

- LUT4 (cây ăn quả): Đây là loại sử dụng đất thế mạnh của vùng, có hiệu quả cao với kiểu sử dụng đất chính là vải sớm, bưởi đào với tỷ lệ tiêu thụ cao trên 98% và thu nhập ổn định. Ngoài ra các kiểu sử dụng khác như ổi, quất, chuối cũng cho hiệu quả cao và tỷ lệ tiêu thu trên 95%, đây là loại sử dụng đất giúp ổn định, tăng thu nhập của vùng.

- LUT 5 (nuôi trồng thủy sản): Là loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao, mà tiểu vùng này như đã biết là vùng trũng, nên rất phù hợp với nuôi trồng thủy sản. Hiện tại diện tích nuôi trồng thủy sản là 103,8 ha chiếm 55,0% diện tích nuôi trồng thủy sản và 1,1% đất nông nghiệp của huyện. Qua đó xác định đây là loại sử dụng đất thế mạnh của vùng và cần được giữ ổn định trong thời gian tới và phát triển.

LUT6 (Rươi): Cũng là loại sử dụng đất cao, nhưng LUT này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là môi trường. Vì vậy đòi hỏi công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên đất là rất cần thiết. Như bảo vệ nguồn nước, không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, tăng phù du tự nhiên trong đất, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng rươi hàng năm chưa theo ý muốn của người nuôi rươi, vì vậy cần nghiên cứu thêm và có định hướng rõ dàng trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)