Lựa chọn các loại sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 94 - 96)

Trên cơ sở đánh giá các loại sử dụng đất hiện trạng, lựa chọn các loại sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu, phải đảm bảo phù hợp giữa các mục tiêu chiến lược quốc gia, mục tiêu phát triển của địa phương và nhu cầu của

người sử dụng đất. Đảm bảo an toàn lương thực, đa dạng hóa cây trồng, tăng tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, mở rộng diện tích đi đôi với thâm canh tăng vụ, bảo vệ độ phì cho đất, đầu tư có hiệu quả cao.

Để lựa chọn được các loại sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn nghiên cứu thì dựa vào các tiêu chí sau:

+ Hiệu quả về mặt kinh tế: Loại sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm được thị trường chấp nhận.

+ Hiệu quả về mặt xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao trình độ canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

+ Hiệu quả về mặt môi trường: Bảo vệ đất tốt, duy trì, cải thiện độ phì, không có nguy cơ gây ô nhiễm đất.

Xuất phát từ kết quả đánh giá hiệu quả của các LUT trên địa bàn huyện Thanh Hà chúng tôi nhận thấy:

- LUT 1 (Chuyên trồng lúa): cho hiệu quả chung thấp ở cả 3 tiêu chí, tuy nhiên vẫnđược lựa chọn vì loại sử dụng đất này có ưu thế đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho nhân dân và xã hội, Định hướng trong thời gian tới giảm bớt 1 phần diện tích chuyển sang trồng thêm một vụ đông tại các xã thuộc tiểu vùng 1; ngoài ra giảm 1 phần chuyển sang loại sử đất là rươi như ở tiểu vùng 2 các xã Vĩnh lập, Thành Cường, Thanh Bính, Hợp Đức, tiểu vùng 1 là xã Thanh Xuân, Thanh Lang.

- LUT 2 (Lúa –Màu): Cho hiệu quả ở mức trung bình thấp, tuy nhiên vẫn được lựa chọn ngoài đảm bảo an ninh lương như LUT 1, nó còn đảm bảo cân đối quy hoạch sử dụng đất của vùng, bên cạnh đó LUT 2 giúp giải quyết được lượng lớn lao động nông nhàn. LUT 2 đến năm 2020 tăng diện tích với giải pháp sẽ đa dạng hóa cây trồng hơn, đưa nhiều giống mới có năng suất, sản lượng cao vào sản xuất và đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường.

- LUT 3 (Chuyên rau màu): LUT này cũng được lựa chọn nhưng phải có biện pháp khuyến cáo người dân về cách sử dụng thuốc BVTV sao cho hiệu quả cao về mặt môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Định hướng trong những năm tới diện tích LUT này sẽ ổn định và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như tăng năng suất cây trồng. Đây là loại sử dụng đất mà hệ thống cây trồng trong đó rất phong phú bao gồm các loại rau, các cây màu. LUT này đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm của thị trường,

tạo điều kiện thúc đẩy ngành dịch vụ và chăn nuôi phát triển, tạo nguồn thu nhập đáng kể cải thiện đời sống nhân dân. LUT này cũng có vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất và môi trường sinh thái.

- LUT 4 (cây ăn quả): LUT này trong vài năm tới giữ ổn định, do đây là thế mạnh của huyện, để tiếp tục phát triển ngoài đầu tư công nghệ, huyện còn xây dựng thương hiệu cho vải, ổi và tìm hướng đầu ra. Cụ thể phần lớn diện tích vải hiện có đều được áp dụng quy trình sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, ngoài ra còn có 30 ha vải tại xã Thanh Xá, Thanh Thủy áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobaGAP thuộc đề tài khoa học của Viện nghiên cứu Rau quả.

- LUT 5 (nuôi trồng thủy sản): Có hiệu quả trên cả 3 tiêu chí cao và được lựa chọn. Tuy nhiên, theo định hướng địa phương để tránh tình trạng chuyển đổi ồ ạt theo thị trường mà không tính đến các yếu tố rủi ro khác nên diện tích đất nuôi trồng thủy sản giữ nguyên.

- LUT 6 (Rươi): Có hiệu quả kinh tế rất cao, cần phải bảo vệ và duy trì dự kiến năm 2020 tăng thêm diện tích này 25 ha, lấy từ đất 2 lúa ven sông Rạng và sông Văn Úc, để làm được điều này cần phải chung tay của cộng đồng về việc giảm ô nhiễm nguồn nước.

Như vậy, sau khi đánh giá thực trạng sử dụng đất và tiến hành phân tích đánh giá bằng các chỉ tiêu định tính, định lượng thì kết quả cho thấy: cả 6 loại sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)