Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 53 - 63)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh kinh tế

Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong đầu tư phát triển, song do xuất phát điểm thấp, nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp nên kinh

tế huyện Thanh Hà chưa có sự bứt phá, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn ở mức thấp so với toàn tỉnh.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) bình quân của huyện giai đoạn 2010- 2018 đạt 10.1 %/năm {giai đoạn 2010-2015 đạt 10,1%/năm và giai đoạn 2015- 2018 đạt 7,9%/năm). Trong đó: Ngành nông nghiệp và thủy sản tăng bình quân 4,9%/ năm, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 12,0%/ năm và dịch vụ tăng bình quân 13,9%/năm.

Thu nhập bình quân đầu người tính trên nhân khẩu là 41,1 triệu đồng/người/năm vào năm 2018.

Bảng 4.1 Giá trị sản xuất 2010-2018 (tính theo giá năm 2010)

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu

Năm

2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tăng bình quân (%) Giai đoạn 2011- 2015 Giai đoạn 2016- 2018 Tổng giá trị sản xuất 2886 4680 5056 5516 6263 10,1 7,4 1 Nông Nghiệp và thủy sản 1.270 1.692 1.668 1682 1.871 5,9 3,9 2 Công nghiệp và xây dựng 1030 1841 2084 2346 2.729 12,3 9,4 3 Vận tải và dịch vụ 586 1147 1304 1488 1.663 14,4 8,4

Nguồn niên giám thống kê huyện Thanh Hà

4.1.2.2 Cơ cấu kỉnh tế và chuyển dịch cơ cấu kỉnh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện bước đầu đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực đã đem lại hiệu quả cao giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành, đã tạo thêm việc làm cho người lao động. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm, tăng nhanh tỷ khối công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được thể hiện ở H 4.1.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2010 2015 2018

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

H4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Hà

+ Ngành nông nghiệp giảm từ 44,01% năm 2010 xuống còn 36,16% năm 2015 và 29.90% vào năm 2018;

+ Ngành công nghiệp và xây dựng từ 35,70% năm 2010 lên 39,33% năm 2015 và 43,46 % năm 2018.

+ Ngành dịch vụ tăng nhẹ từ 20,29 % năm 2010 lên 24,50 % năm 2015 và 26,54% năm 2018.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Ngành nông nghiệp

Mặc dù nông nghiệp giảm dần về tỷ trọng, cũng như tốc độ phát triển chậm lại, song nông nghiệp vẫn đóng góp cao vào DGP của toàn huyện. Giá trị sản xuất (giá thực tế) là 1.270 tỷ đồng năm 2010 lên 2.376 tỷ đồng năm 2018.

* Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp trong nội ngành

Tăng trưởng bình quân (Giá trị sản xuất) của ngành giai đoạn 2010 -2018 đạt 4,96 %/ năm (giai đoạn 2010-2015 đạt 5,9% và giai đọan 2016-2018 là 3.91%). Trong đó:

- Lĩnh vực trồng trọt năm 2010 theo giá trị thực tế đạt 745tỷ đồng lên 1.239 tỷ đồng năm 2015 và đạt 1.335 tỷ đồng năm 2018;

- Lĩnh vực chăn nuôi năm 2010 theo giá trị thực tế đạt 408 tỷ đồng lên 622 tỷ đồng năm 2015 và đạt 694 tỷ đồng năm 2018;

- Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản năm 2010 theo giá thực tế 84 tỷ lên 92 tỷ đồng năm 2015 và đạt 129 tỷ đồng năm 2018;

- Lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp năm 2010 theo giá trị thực tế đạt 36 tỷ đồng lên 73 tỷ đồng năm 2015 và đạt 218 tỷ đồng năm 2018.

* Cơ cấu nông nghiệp

- Tỷ trọng ngành trồng trọt năm 2010 là 58,5%, năm 2015 là 61,1 và năm 2018 đạt 56,19%;

- Tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2010 là 32,1%, năm 2015 là 30,7 và năm 2018 đạt 29,2%;

- Tỷ trọng ngành thủy sản năm 2010 là 6,5%, năm 2015 là 4,5 và năm 2018 đạt 5,4%;

- Tỷ trọng ngành DV nông nghiệp năm 2010 là 2,8%, năm 2015 là 3,8 và năm 2018 đạt 9,2%; 0 10 20 30 40 50 60 70 2010 2015 2016 2017 2018 Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản DV nông nghiệp

H4.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp

Qua H4.2 cơ cấu ngành nông nghiệp, ta thấy nông nghiệp đang phát triển nhưng còn mức thấp, trong khi đó tỷ lệ giữa các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp còn mất cân đối, đó là lĩnh vực trồng trọt ở mức cao, dẫn đến trong sản xuất nông nghiệp việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

* Tinh hình phát trỉến các lĩnh vực nông nghiệp: - Lĩnh vực trồng trọt:

Tổng giá trị sản xuất (Giá thực tế) ngành trồng trọt năm 2018 đạt 1.335 tỷ đồng, chiếm 56,2% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất đạt giá trị cao trên 150 triệu đồng/ha/năm như ở xã Liên Mạc, Cẩm Chế,

Quyết Thắng, Tiền Tiến, Thanh Hải, Vĩnh Lập, Thanh Thủy...

+ Sản xuất lúa: Tổng diện tích gieo cấy năm 2018 đạt 2.535,8 ha, giảm 7,1 ha so với năm 2017, các vùng chuyên canh lúa tập trung theo Quy hoạch được 27 ha trong tổng diện tích là 480ha ở các xã Tân Việt, Thanh Hải...

+ Năng suất lúa 2 vụ bình quân năm 2018 đạt 120 tạ/ha/năm, tăng 9,2% với năm 2017, do việc ứng dụng tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất được hộ nông dân sử dụng ngày càng nhiều và có hiệu quả.

+ Gieo trồng cây rau màu:

Tổng diện tích gieo trồng cây rau màu, cây nông nghiệp ngắn ngày đạt 1.849 ha trong đó vụ xuân gieo trồng được 334 ha, vụ hè thu gieo trồng được 333 ha, vụ đông gieo trồng được 1.182 ha. Diện tích trồng cây vụ đông thấp, tập trung chủ yếu ở các xã Quyết Thắng, Tiền Tiến, Thanh Hải, Hồng Lạc, Việt Hồng.

Huyện đã thực hiện quy hoạch và xây dựng được một sổ vùng sản xuất tập trung, quy mô sản xuất hàng hóa từ 5 ha trở lên như: vùng chuyên canh rau màu vụ xuân ở xã Quyết Thắng, vùng trồng khoai vụ đông ở xã Thanh Hải, vùng trồng hành vụ đông ở các xã Tiền Tiến, Quyết Thắng, Tân Việt, Thanh An, Hồng Lạc, vùng trồng cà rốt vụ đông xuân ở các xã Tiền Tiến, Phượng Hoàng, vùng trồng ngô đông ở thị trấn Thanh Hà.

Đã thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển một phần diện tích đất cấy lúa năng suất thấp sang trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao phù họp với đặc tính đất đai góp phần làm tăng giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị diện tích đất.

+ Cây ăn quả:

Tổng diện diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt khoảng 6.526,6 ha, trong đó trồng vải là 4.091 ha, còn lại là các cây ăn quả khác (ổi, quất, chuối,bưởi...).

Những năm gần đây, do hiệu quả kinh tế từ cây vải thấp, thu nhập bấp bênh, phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, nên nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao như: quất, ổi,... do đó diện tích cây vải năm 2018 đã giảm so với năm 2015 khoảng gần 49 ha. Toàn huyện đến nay có diện tích trồng ổi khoảng 1.331 ha, trồng quất khoảng 500ha. Phong trào chuyển đổi cơ cẩu cây ăn quả trong những năm qua phát triển mạnh mẽ ở các xã: Thanh Xuân, Thanh Thủy, Thanh Xá, Phượng Hoàng, Liên Mạc, Cẩm Chế, Thanh Hồng,... hình thành nhiều vùng, cánh đồng sản xuất cây

ăn quả tập trung đạt giá trị trên 200 triệu đồng/ha/năm như: Vùng trồng ổi cho quả trái vụ ở các xã Cẩm Chế, Liên Mạc, Thanh Xuân; vùng trồng quất cho quả trái vụ ở xã Phượng Hoàng, Thanh Sơn; vùng trồng chuối ở các xã Thanh Khê, Thanh Xuân,...

- Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản:

Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, cơ bản giải quyết được nhu cầu thực phẩm trên địa bàn.

+ Chăn nuôi lợn: Năm 2018, đàn lợn trong huyện có 71.524 con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt khoảng 12.203 tấn.

Phương thức chăn nuôi chủ yếu theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, số lượng đàn nuôi lớn, chuồng trại được xây dựng ở các khu tập trung và đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhiều hộ nuôi lợn với số lượng lớn, thường xuyên duy trì tống đàn từ 100 con trở lên, tập trung ở các xã Cẩm Chế, Tiền tiến, Thanh Cường, Thanh Thủy,...

+ Chăn nuôi trâu, bò: Năm 2018, đàn trâu, bò của huyện có 1.310 con (Trong đó đàn bò 947 con, đàn trâu 363 con). Phát triến chăn nuôi đại gia súc trên có xu hướng giảm mạnh (giảm 1.216 con trâu, bò so với năm 2010), nguyên nhân là do những năm về đây nuôi trâu, bò mục đích là để lấy thực phẩm, không dùng làn sức kéo để sản xuất. Nơi tập trung chăn nuôi ở các xã ven đê, quy mô nhỏ lẻ, mỗi gia đình nuôi một vài con, chỉ có 1 số ít hộ nuôi quy mô trên 10 con. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn có sẵn như cỏ, sản phẩm dư thừa trong sản xuất công nghiệp, một số hộ chăn nuôi quy mô đàn lớn đã quy hoạch để dành phần đất trồng cây làm thức ăn cho đàn gia súc.

+ Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn gia cầm toàn huyện năm 2018 có 68.500 con. Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp đã thay thế cho phương thức chăn nuôi tận dụng. Đã có nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm với số lượng đàn lớn trên 1.000 con. Kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến được các hộ chăn nuôi áp dụng ngày một rộng rãi do đó đã hạn chế được dịch bệnh phát sinh gây hại như dịch cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm, long móng và đảm bảo được vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.

- Thủy sản: Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn huyện được khai thác đưa vào nuôi thả thủy sản là 395 ha, trong đó diện tích nuôi thủy sản có đầu tư thâm canh chiếm khoảng trên 186 ha và khoảng 209 ha diện tích mặt nước thả

thủy sản theo phương thức quảng canh.

- Nuôi rươi: cho hiệu quả cao, tuy nhiên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như nguồn nước, không khí và nguồn thức ăn chứa nhiều phù du tự nhiên.

b. Công nghiệp, xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng trưởng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010- 2018 đạt 12,94%/ năm. Sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện chủ yếu do các hộ tư nhân kinh doanh cá thể thực hiện, quy mô chủ yếu nhỏ lẻ.

Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng (Giá thực tế) năm 2018 đạt 3.539 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2010 (1.030 tỷ đồng), trong đó, ngành công nghiệp, tiểu thu công nghiệp đóng góp khoảng 68,8% và ngành xây dựng 31,2 % giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng.

Tăng trưởng công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (Giá thực tế) năm 2018 của huyện đạt 2.086 tỷ đồng, chiếm 68,8% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và xây dựng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,0%/năm giai đoạn 2010- 2018 (Trong đó, giai đoạn 2010- 2015 tăng bình quân 12,1%/năm).

Những năm gần đây số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp có chiều hướng phát triển và chủ yếu là các cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân. Đến năm 2018, trên địa bàn huyện có 1.488 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Điều này cho thấy môi trường đầu tư của huyện trong lĩnh vực công nghiệp đang ngày càng được cải thiện, góp phần đáng vào giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây thu hút được một lực lượng lao động lớn. Đến năm 2018, số lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp là trên 14.000 người lao động, trong đó lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dệt, may chiếm tới 67,6% lực lượng lao động. Hầu hết lực lượng lao động tăng thêm trong lĩnh vực công nghiệp đều từ nông nghiệp chuyển sang. Đây là thành quả mà ngành công nghiệp thực hiện được nhằm tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội.

c. Ngành dịch vụ, Thương mại, Vận tải

Dịch vụ, Vận tải giai đoạn 2010-2018 đạt 14,3% (trong đó giai đoạn 2010-2015 đạt 14,3%/năm). Trong đó giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) năm 2017 đạt 1.865 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so năm 2010 (585 tỷ đồng).

Số cơ sơ kinh doanh thương mại phát triển khá đa dạng trong những năm ngần đây song phần lớn các cơ sở còn nhỏ, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao. Tính đến năm 2018, tổng số kinh doanh thương mại trên địa bàn huyện có 9100 cơ sở (trong đó có 214 doanh nghiệp; 40 Hợp tác xã và 8.846 cơ sơ kinh doanh cá thể trên mọi lĩnh vực), ngoài ra toàn huyện có 20 chợ. Nhìn chung, sự phát triển của ngành thương mại, dịch vụ trong những năm qua góp phần đáng kể vào tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập. Số lao động trong lĩnh vực thương mại đến cuối năm 2018 là 27348 người (trong đó Doanh nghiệp 11.516 người; Hợp tác xã dịch vụ là 588 người; hộ kinh doanh cá thể 15.244 người).

4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm

a. Quy mô dân số

Dân số trung bình huyện Thanh Hà năm 2018 có 160.250 người, mật độ dân số là 993 người/km2, trong đó nam 77.795 người, chiếm 48,5%; nữ 82.455 người, chiếm 51,5%. Tỷ lệ tăng dân số ổn định 0,6 %/ năm, chủ yếu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; lao động trong độ tuổi 59,9% dân số.

Bảng 4.2. Dân số phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn

Năm Tổng Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2010 154.191 74.540 79.651 7.321 146.870

2015 157.313 76.357 80.956 7.517 149.796

2016 158.318 76.877 81.411 7.630 150.688

2017 159.330 77.257 82.055 7.936 151.394

2018 160.250 77.795 82.455 8.015 152.235

Nguồn: Niên giám thống kê huyệnThanh Hà

Từ số liệu trên ta thấy giai đoạn năm 2010-2018, tỷ lệ dân số nam-nữ tương đối cân bằng, trong khi đó dân số dân số thành thị-nông thôn có phần chuyển dịch sang thành thị. Cụ thể giai đoạn 2010-2015 dân số thành thị tăng trung bình

hàng năm là 1,3%, năm 2016 là 1,5%; năm 2017 là 4%; năm 2018 tăng 1% cơ cấu dân thành thị năm 2015 là 4,8% đến năm 2018 là 5%.

b. Chất lượng dân số

Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,2 % năm 2016 xuống còn 4,2 % năm 2018. Chăm sóc sức khỏe người dân, toàn huyện có 25/25 trạm y tế, 2 phòng khám đa khoa và 1 bệnh viện; với 260 giường bệnh đáp ứng khám và chữa bệnh người dân, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm phòng vắc xin đầy đủ là 99,7%. Về giáo dục số học sinh trong độ tuổi đi học 100% đã tốt nghiệp tiểu học; 98,1% tốt nghiệp THCS; cơ sở hạng tầng 100% phòng học kiên cố đáp ứng được dậy và học của thầy và trò.

c. Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực

Dân số của huyện năm 2018 có 16.250 người, số người trong độ tuổi lao động 9.730 người, chiếm 59,9% dân số cả huyện, lao động trong độ tuổi có việc làm 8734 người, chiếm 89,7% số người trong độ tuổi lao động.

4.1.2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Giao thông đường bộ gồm tuyến đường tỉnh lộ 390 và hệ thống giao thông nông thôn

Tuyến tỉnh lộ 390 là tuyến huyết mạch kết nối với Quốc lộ 5A với Quốc lộ 10 với bề mặt trung bình 10m, trong những năm qua tuyến này không ngừng được cải tạo và nâng cấp.

Các tuyến giao thông nông thôn được khai thác đúng cách và có hiệu quả cao. Trong năm qua các tuyến này không ngừng được mở rộng và cứng hóa, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Cụ thể năm 2018 toàn huyện đã cứng hóa được trên 80 km, trong đó tỉnh hỗ trợ cấp trên 12.000 tấn xi măng, nguồn còn lại do địa phương và nhân dân đóng góp, tính đến hết năm 2018 đường trong khu dân cư được bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt 100%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)