Đánh giá hiệu quả về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 76 - 82)

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin phép chỉ đề cập đến các nội dung sau:

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân được thể hiện tại số công lao động của các kiểu sử dụng đất /1ha/năm.

- Tỷ lệ sản xuất hàng hóa được thể hiện tại mức tiêu thụ sản phấm trên thị trường.

- Giá trị ngày công của người nông dân để sản xuất ra từng sản phẩm, của từng kiểu sử dụng đất được tính bằng TNHH/tổng ngày công lao động

Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triến đế thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phấm nông nghiệp

là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.

Hiện nay, tình trạng lao động nông nghiệp, nông thôn bỏ quê đi tìm việc làm ở các thành phố lớn là rất phổ biến. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động là gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành tiến hành qua bảng 4.8 sau:

Bảng 4.8. Hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất huyện Thanh Hà

Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm CLĐ GTNC (%) Công (1000đ) Tiểu vùng 1 Chuyên trồng

lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 35 % 360,0 55,3

Lúa - màu

2. Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây 55% 545,0 117,1

3. Lúa xuân-Lúa mùa -Hành 63 % 500,0 167,0

4. Lúa xuân-Lúa mùa -Tỏi 60% 500,0 181,4

5. Lúa xuân-Lúa mùa -Ngô 47% 550,0 38,4

Chuyên màu

6. Ngô - Cà rốt 80% 485,0 259,9

7. Ngô- Cà Chua 75% 645,0 235,8

8. Bí xanh- Ngô hè thu- Bắp cải 85% 897.0 220,4

9. Dưa chuột -Đỗ xanh- Bí xanh 90% 1181,0 131,3

10. Rau các loại 60% 390 290,5

Cây ăn quả

11. Vải 98% 430,0 327,6

13.Quất 98% 390,0 324,0 14. Chuối 98% 280,0 584,7 Nuôi trồng thủy sản 15. Cá nước ngọt 95% 972,0 186,7 Rươi 16. Rươi-lúa 98% 345 1.034,0 Tiểu vùng 2 Chuyên trồng

lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 11% 360 55,3

Lúa - màu

2. Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây 15% 545 117,1

3. Lúa xuân-Lúa mùa -Ngô 15% 550 38,4

Chuyên màu

4. Bí xanh- Ngô hè thu- Bắp cải 60% 897 220,4

5. Dưa chuột -Đỗ xanh- Bí xanh 50% 1181 131,3

6. Rau các loại 35% 390 290.5

Cây ăn quả

7. Vải 98% 430 327,6 7. Ổi 98% 450 440,7 9.Quất 98% 390 324,0 10. Bưởi 98% 150 1.271,9 11. Chuối 98% 280 584,7 Nuôi trồng thủy sản 12. Cá nước ngọt 95% 972 186,7 Rươi 13. Rươi-lúa 98% 345 1.034,0

Nguồn: Từ phiếu điều tra nông hộ

Qua bảng 4.8 hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất ta thấy đất chuyên trồng lúa, đất lúa – màu, chuyên màu ở vùng 2 có tỷ lệ tiêu thụ thấp hơn vùng 1. từ bảng 3.2 phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội, đánh giá chung hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất của huyện được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.9. Đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất huyện Thanh Hà Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Tỷ lệ TT SP CLĐ GTNC Đánh giá HQXH

Điểm Điểm Điểm Tổng điểm Đánh giá

Tiểu vùng 1

Chuyên

trồng lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 1 1 1 3 T

Lúa - màu

2. Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây 2 2 1 5 TB

3. Lúa xuân-Lúa mùa -Hành 2 2 2 6 TB

4. Lúa xuân-Lúa mùa -Tỏi 2 2 2 6 TB

5. Lúa xuân-Lúa mùa -Ngô 2 2 1 5 TB

Chuyên màu

6. Ngô - Cà rốt 3 2 2 7 TB

7. Ngô- Cà Chua 3 3 2 8 C

8. Bí xanh- Ngô hè thu- Bắp cải 3 3 2 8 C

9. Dưa chuột -Đỗ xanh- Bí xanh 3 3 1 7 TB

10. Rau các loại 2 1 2 5 TB Cây ăn quả 11. Vải 3 2 3 8 C 12. Ổi 3 2 3 8 C 13.Quất 3 1 3 7 TB 14. Chuối 3 1 3 7 TB Nuôi trồng thủy sản 15. Cá nước ngọt 3 3 2 8 C

Rươi 16.Rươi - lúa 3 1 3 7 TB

Tiểu vùng 2

Chuyên

trồng lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 1 1 1 3 T

Lúa - màu 2. Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây 1 2 1 4 T

3. Lúa xuân-Lúa mùa -Ngô 1 2 1 4 T

Chuyên màu

4. Bí xanh- Ngô hè thu- Bắp cải 2 3 2 7 TB

5. Dưa chuột -Đỗ xanh- Bí

xanh 2 3 1 6 TB

Cây ăn quả 7. Vải 3 2 3 8 C 8. Ổi 3 2 3 8 C 9. Quất 3 1 3 7 TB 10. Bưởi 3 1 3 7 TB 11. Chuối 3 1 3 7 TB Nuôi trồng thủy sản 12. Cá nước ngọt 3 3 2 8 C

Rươi 13. Rươi -lúa 3 1 3 7 TB

Qua số liệu trên có hiệu quả xã hội cao ở tiểu vùng 1 là kiểu sử dụng đất cá nước ngọt, vải, ổi, Bí - Ngô- Bắp cải, Ngô - Cà chua; tiều vùng 2 là kiểu sử dụng đất cá nước ngọt, vải, ổi còn hiệu quả xã hội thấp nhất là kiểu sử dụng lúa xuân- lúa mùa ở cả hai tiều vùng.

* Tiểu vùng 1

- LUT (chuyên lúa): Đây là LUT có hiệu quả xã hội thấp ở cả 3 tiêu chí ngày công, giá trị ngày công và tỷ lệ hàng hóa.

- LUT (Lúa – Màu): Đây là LUT có hiệu quả xã hội trung bình do có tỷ lệ thu hút lao động và mức tiêu thụ hàng hóa ở mức trung bình.

- LUT (chuyên màu): Đây là LUT có hiệu quả xã hội giao động tương đối lớn giữa các kiểu sử dụng đất, nhìn chung LUT này đạt hiệu quả xã hội cao và được phát triển ở tiểu vùng 1.

+ Kiểu sử dụng đất Ngô - Cà rốt đây là kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao, trong đó có thu hút lao động và giá trị ngày công ở mức trung bình, tuy nhiên Kiểu sử dụng đất này được thị trường tiếp nhận, lên tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa ở mức cao.

+ Kiểu sử dụng đất Ngô - Cà chua và Bí xanh- Ngô hè thu- Bắp cải đây là kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao, việc thu hút lao động mức cao, giá trị ngày công ở mức trung bình và được thị trường chấp nhận với vậy tỷ lệ hàng hóa cao.

+ Kiểu sử dụng đất Dưa chuột -Đỗ xanh- Bí xanh cho hiệu quả xã hội ở mức cao, giá trị ngày công trung bình, nhưng thu hút được lao động nông nhàn và được thị trường chấp nhận.

ngày công và tỷ lệ hàng hóa cao và thu hút lao động nông nhàn.

- LUT (nuôi trồng thủy sản ngọt): Đây là LUT cho hiệu quả xã hội cao, cần được duy trì và phát triển.

- LUT (Rươi): Có hiệu quả xã hội ở mức trung bình, với thu hút lao động thấp, nhưng giá trị ngày công và tỷ lệ hàng hóa là rất cao.

* Tiểu vùng 2

- LUT (chuyên lúa): Đây là LUT có hiệu quả xã hội thấp ở cả 3 tiêu chí ngày công, giá trị ngày công và tỷ lệ hàng hóa. Ngoài ra LUT này sử dụng đất còn manh mún, do đó tương lai diện tích này giảm để chuyển sang mục đích khác

- LUT (Lúa – Màu): Đây là LUT có hiệu quả xã hội thấp do có giá trị ngày công lao động thấp và mức tiêu thụ hàng hóa ở mức thấp.

- LUT (chuyên màu): Đây là LUT có hiệu quả xã hội trung bình, các kiểu sử dụng đất manh mún kém hiệu quả.

- LUT (Cây ăn quả): LUT này về mặt hiệu quả xã hội có đặc điểm giá trị ngày công và tỷ lệ hàng hóa cao và thu hút được lao động nông nhàn.

- LUT (nuôi trồng thủy sản ngọt): Đây là LUT cho hiệu quả xã hội cao, đây là LUT thế mạnh của vùng cần được duy trì và phát triển.

- LUT (Rươi): Có hiệu quả xã hội ở mức trung bình, với thu hút lao động thấp, nhưng giá trị ngày công và tỷ lệ hàng hóa là rất cao.

Qua khảo sát trên địa bàn huyện có 4 hình thức thu mua chính được thể hiện Phụ lục 4 như sau: tại nơi sản xuất, chợ, hợp tác xã và điểm thu gom tự phát. Nhìn chung thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản của Thanh Hà tương đối rộng và đã có thương hiệu trên thị trường như ổi Liên Mạc, vải Thiều Thanh Hà, Bưởi đào Thanh Hồng.... Việc tiêu thụ nông sản thuận tiện hơn và đến trực tiếp với người dân. Các nhà tư thương đến tận ruộng mua nông sản, mua theo hình thức mua toàn ruộng, giá cả là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Chính quyền địa phương đóng vai trò là các nhà môi giới, là cầu nổi giữa người sản xuất và người tiêu thụ. Người sản xuất thông qua chính quyền biết thông tin về kỹ thuật mới, giống mới, giá cả và các nhà tư thương thông qua chính quyền tiếp cận với người dân. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhân dân trong huyện thi đua sản xuất, mở rộng diện tích cây rau màu, nâng cao mức thu nhập.

tại gia đình với tỷ lệ hàng hóa chỉ dưới 45%, thì hầu hết các cây trồng, vật nuôi đều có mức tiêu thụ trên thị trường cao. Đặc biệt ở các kiểu sử dụng đất như: bưởi, quất, vải, ổi, chuối, cá. Nuôi trồng thủy sản và rươi – lúa với tỷ lệ bán ra thị trường tới 90-99% đây là kiểu sử dụng đất phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa huyện. Bên cạnh đó có một số cây trồng hàng năm của huyện trong các loại sử dụng đất chuyên màu và Lúa – màu có mức tiêu thụ ở mức cao như: Cà rốt, cà chua, bắp cải, bí xanh, hành, tỏi … có mức tiêu thụ trên 80% sản phẩm làm ra và cũng là sản phẩm hàng hóa của huyện được người tiêu dùng biết đến.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ nông sản đang có sự can thiệp lớn của tư thương. Quá trình mua bán diễn ra hai giai đoạn là tư nhân mua nông sản của nhân dân sau đó đem bán lại cho công ty hoặc mang đi bán ở thị trường khác. Đây là nguyên nhân làm cho thị trường không ổn định, giá cả có nhiều biến động. Người dân không chủ động trong việc tiêu thụ nông sản, dẫn đến tình trạng ứ đọng sản phẩm vào chính vụ hoặc bán với giá thấp. Để khắc phục được tình trạng này thì giải pháp hữu hiệu là xây dựng được bảng liên kết, hợp đồng giữa người sản xuất và người thu mua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)