Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê lao động việc làm ở tỉnh bắc giang (Trang 39)

Khi tham khảo nâng cao chất lượng số liệu thống kê ở 2 địa phương là tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Nam Định, thì 2 địa phương này nâng cao chất lượng chủ yếu là ở Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và thực hiện đúng quy trình thống kê. Do vậy vẫn chưa đầyđủ, nên khi tham khảo cả hai hệ thống thống kê của Hàn Quốc và các nước Châu Âu với các nguyên tắc, tiêu chí đánh giá để nâng cao chất lượng thống kê. Hai hệ thống này đều quan tâm đến ba khía cạnh (1) Môi trường, thể chế thực hiện thống kê, (2) Quy trình thống kê, (3) Sản phẩm thống kê. Đối với Môi trường thống kê, các nước này đã sử dụng những nguyên tắc về độc lập chuyên môn, đủ các nguồn lực về tài chính, nhân lực...Về quy trình thống kê các nước dùng nguyên tắc phương pháp luận tốt, quy trình thống kêphù hợp, hiệu quả chi phí. Về sản phẩm thống kê sử dụng các nguyên tắc phù hợp, chính xác, chặt chẽ và khả năng tiếp cận.

Như vậy, ngành thống kê Việt Nam nói chung và Ngành thống kê tỉnh Bắc Ninh riêng có thể học hỏi được các nước này về việc những côngviệc phải làm để nâng cao chất lượng thống kê. Về bộ nguyên tắc.

Quy trình thống kê của các nước này chính là các bước của hoạt động thống kê từ thu thập số liệu, xử lý và tổng hợp, phân tích số liệu và công bố thông tin thống kê. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh thấp hơn vì vậy quy trình cần có lộ trình để xây dựng.

Về chất lượng số liệu thống kê, Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh đã tiếp cận tương đối đầy đủ với các nguyên tắc tắc phù hợp, chính xác, chặt chẽ và khả năng tiếp cận. Còn môi trường và thể chế: Đây chính là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thống kê.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh từ 20058' đến 21016' vĩ độ Bắc và 105054' đến

106019' kinh độ Đông, là một tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội;

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;

+ Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần HàNội; + Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương; + Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.

Với vị trí như trên, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:

- Có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như QL1A, QL18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như: sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

- Gần thành phố Hà Nội là một thị trường rộng lớn, đồng thời cũng là nơi cung

cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh như Nông - Lâm - Thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ...Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ du lịch.

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã

hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Vị trí địa lý thuận lợi gắn với vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng và liền kề Thủ đô Hà Nội; có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ phát triển; kết nối với Hà Nội, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các cảng biển quan trọng của vùng (Cái Lân và Hải Phòng), nằm trên các trục hành lang

kinh tế Vân Nam - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hải Phòng đưa lại những cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh.

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống

Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7m, địa hình đồi núi sót có độ cao phổ biến 40-50m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ, Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra, còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2010).

Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000 thì trên địa bàn tỉnh có các loại đất

chính sau:

- Bãi cát ven sông, diện tích 124,43 ha chiếm 0,15% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, được phân bố ở huyện Thuận Thành, Quế Võ và huyện Gia Bình..

- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng, diện tích 1.243,78 ha; chiếm 1,51% diện tích tự nhiên. Chủ yếu nằm ngoài đê ven sông Đuống thuộc các huyện Gia Bình, Thuận Thành.

- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 451,32 ha; chiếm 0,55% diện tích tự nhiên, phân bố ở ngoài đê sông Cầu thuộc các huyện Yên Phong, Quế Võ.

- Đất phù sa không được bồi, không có tầng gley và loang lổ của hệ thống sông Hồng, diện tích 5.227,02 ha; chiếm 6,35% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện.

- Đất phù sa của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 1.983,66 ha; chiếm 2,41%

3.1.3. Điều kiện kinh tế -xã hội

3.1.3.1. Điều kiện kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015

Thời kỳ 2011-2015, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển khá, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2015 GDP của tỉnh lớn gấp 1,92 lần so với năm

2011(theo giá so sánh 2010).

Tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Tăng trưởng bình quân 4 năm đạt

12,6%/năm, trong đó:

- Nông, lâm nghiệpvà thủy sản giảm 4,9%/năm;

- Công nghiệp và xây dựng tăng 14,2%/năm;

- Thương mại và dịch vụ tăng 12,6%/năm.

Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015

ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2015 Bình quân tăng trường (%/năm) Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP (theo giá so sánh 2010) phân theo khu vực kinh tế

59.040 100.242 11,2

1 Nông – Lâm nghiệp - Thủy sản 5.065 5.189 -0,5 2 Công nghiệp – XDCB 40.312 76.517 13,7

3 Dịch vụ 13.663 18.536 6,3

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:

- Nông nghiệp giảm mạnh từ 8,6% năm 2011 xuống còn 3,73% năm 2015 (giảm 2,3%).

- Tỷ trọng Công nghiệp - XDCB trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 68,2%

năm 2011 lên 76,3% vào năm 2015 (tăng 8,1% trong vòng 5 năm);

- Dịch vụ có xu hướng giảm từ 23,1% năm 2011 xuống còn 18,4% năm 2015

(giảm 4,7%);

Sản xuất công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăngtrưởng cao, từ năm 2000, tỷ trọng công nghiệp - XDCB đã vượt lên trên tỷ trọng nông nghiệp và ngày càng tăng

cao trong cơ cấu GDP, nhất là kinh tế khu vực ngoài Nhà nước.

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế + Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, sản xuất nông – lâm nghiệp - thuỷ sản vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển năng động, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, hiệu quả sản xuất được nâng cao. Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2015 (theo giá thực tế) đạt 8.997tỷ đồng, giảm 556,6tỷ đồng so với năm 2011.

Bảng 3.2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015

STT Chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 2011 Năm 2015 Tăng +, giảm - I Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP (giá HH) Tỷ đồng 64.030 118.413 58.630 1 Nông - Lao động việc làm - Thủy sản Tỷ đồng 6.510 6.517 7 2 Công nghiệp – XDCB Tỷ đồng 42.441 88.537 46.096

3 Dịch vụ Tỷ đồng 15.078 23.359 8.281

II Cơ cấu tổng sản phẩm (giá HH) 100,00 100,00

1 Nông - Lâm - Thủy sản % 10,0 5,5 -4,5

2 Công nghiệp – XDCB % 66,0 74,7 8,7

3 Dịch vụ % 24,0 19,8 -5,1

IV Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 6.979 13.000 6.021 VI Sản lượng có hạt bình quân/ đầu người kg 451,9 400,4 -51,5 VII GDP bình quân đầu người (Giá thực tế) triệu đồng 60.216 102.552 42.336

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017)

Năm 2015 năngsuất lúa bình quân cả năm đạt 61,8 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân đầu người 400,4 kg, cả năng suất và sản lượng có thấp hơn so với năm với những năm trước do người dân chuyển một diện tích đáng kể lúa năng suất cao sang sản xuất lúa chất lượng cao. Cơ cấu cây trồng gắn với luân canh hợp lý nên nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha.

Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 10,5% năm 2009 xuống còn 5,5%

năm 2015 nhưng tổng GDP vẫn tăng và cơcấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành đang chuyển dịch tích cực theo hướng giảm trồng trọt, tăng dần chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp.

tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng không đáng kể 0,02%.

+ Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng

Lợi thế của tỉnh nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội, vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải

Phòng – Quảng Ninh, có môi trường đầu tư hấp dẫn, với nhiều chính sách ưu đãi nên quá trình công nghiệp hoá được đẩy nhanh theo hướng hiện đại. Tỉnh có 15 khu công nghiệp tập trung (7.525 ha), trong đó 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 42%, trên diện tích thu hồi 61%, hình thành các khu công nghiệp, đô thị hiện đại.

Qui mô và năng lực sản xuất của nhiều ngành công nghiệp tăng nhanh đã không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu trong và ngoài tỉnh, mà còn đóng góp lớn cho xuất

khẩu. Giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu luôn chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu lớn như hàng may mặc, máy in, hàng điện tử, đồ gỗ mỹ nghệ...

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã góp phần tích cực vào tăng trưởng ngân sách địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thêm của cải vật chất và tăng thu nhập cho người lao động.

Ngành xây dựng đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và quy hoạch phát triển đô thị và nhà ở gắn với khu công nghiệp, khu dịch vụ. Nhờ đó, cảnh quan, kiến trúc đô thị, môi trường, bộ mặt nông thôn đã được đổi thay đáng kể.

Trong 5 năm qua, khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng luôn giữ mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 15,8%/năm. Giá trị sản xuất của ngành tăng từ 42.441 tỷ đồng năm 2011 lên 88.537 tỷ đồng năm

2015 (giá hiện hành).

+ Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Lĩnh vực thương mại, hệ thống chợ nông thôn và trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn ở khu vực thành thị được đầu tư xây dựng; phương thức kinh doanh được đổi mới đã góp phần thúc đẩy các cơ sở kinh doanh thương mại phát triển nhanh và thực sự trở thành “cầu nối” giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng; giữa thành thị và nông thôn. Kinh doanh thương mại diễn ra sôi nổi, bảo đảm lưu thông vật tư, hàng hoá trong và ngoài tỉnh. Hàng hoá luôn phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Các lĩnh vực vận tải, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông cũng có những bước phát triển nhanh chóng góp phần đáng kể vào thành công của khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ.Trong 4 năm qua, khu vực kinh tế Thương mại - dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá và ổn định. Tốc độ tăng 15.078 tỷ đồng năm 2011 lên 23.359 tỷ đồng năm 2015 (giá hiện hành).

3.1.3.2. Điều kiện xã hội

- Dân số, lao động

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2015 là 1.154.660 người, trong đó phân bố ở khu vực thành thị là 330.219 người (chiếm 28,0%) và phân bố ở khu vực nông

thôn là 824.441 người (chiếm 72,0%). - Việc làm và thu nhập

Lực lượng lao động năm 2015 là 661.656 người. trong đó lao động đang làm việc (có việc làm) là 648.510 lao động, chiếm 98,0%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm từ 3 năm trở lên chiếm 56% so với tổng số lao động đang làm việc. Hàng năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho từ 27.000 lao động (năm 2015); 26.700 lao động (năm 2014) đến 27.000 lao động (năm 2017).

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu dân số, lao động 2011-2015

STT Chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 2011 Năm 2015 Tăng (+), giảm(-) I Tổng dân số Người 1.063.343 1.154.660 91.317 1 Thành thị Người 276.018 330.219 54.201

2 Nông thôn Người 787.325 824.441 37.116

II Tổng Lao động Người 584.147 648.510 64.363 1 Nông- lâm nghiệp - Thủy sản Người 262.421 145.859 -116.562 2 Công nghiệp - XDCB Người 210.638 307.691 97.053

3 Dịch vụ Người 139.822 194.960 55.138

III Cơ cấu lao động 100,00 100,00

1 Nông – Lâm nghiệp - Thủy sản % 44,9 22,5 -22,4

2 Công nghiệp - XDCB % 36,1 47,4 11,4

3 Dịch vụ % 19,0 30,1 11,0

Thu nhập bình quân/người lao động tăng từ 3,437 triệu đồng/tháng (năm

2013) lên 4,663 triệu đồng/tháng (năm 2015) tương đương 29,238 triệu đồng/năm

và 35,956 triệu đồng/năm. Không có số liệu điều tra riêng về thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp nhưng với GDP nông nghiệp chỉ chiếm 5,28% và lao động nông nghiệp lại chiếm 37,52% thì thu nhập của lao động nông lâm thủy sản chỉ bằng 14% mức trung bình của cả tỉnh.

- Chuyển dịch về cơ cấu lao động

Trong 5 năm qua, cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, thủy sản với tốc độ khá nhanh.

Cơ cấu lao động năm 2015:

- Nông lâm thủy sản 22,5%, giảm 22,4% so với 2011; - Công nghiệp và xây dựng 47,4%, tăng 11,4% so với 2011; - Thương mại và dịch vụ 30,1%, tăng 11,0% so với 2011.

3.1.4. Bộ máy quản lý thống kê tỉnh Bắc Ninh

Ngày 01 tháng 01 năm 1997 thực hiện Quyết định của Quốc hội khoá X nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh được tái lập. Cục thống kê Bắc Ninh được thành lập.

Căn cứ quyết định số 224/ QĐ-TCTK quyết định của Tổng cục thống kê quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh

a) Chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê lao động việc làm ở tỉnh bắc giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)