3.1.3.1. Điều kiện kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015
Thời kỳ 2011-2015, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển khá, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2015 GDP của tỉnh lớn gấp 1,92 lần so với năm
2011(theo giá so sánh 2010).
Tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Tăng trưởng bình quân 4 năm đạt
12,6%/năm, trong đó:
- Nông, lâm nghiệpvà thủy sản giảm 4,9%/năm;
- Công nghiệp và xây dựng tăng 14,2%/năm;
- Thương mại và dịch vụ tăng 12,6%/năm.
Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015
ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2015 Bình quân tăng trường (%/năm) Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP (theo giá so sánh 2010) phân theo khu vực kinh tế
59.040 100.242 11,2
1 Nông – Lâm nghiệp - Thủy sản 5.065 5.189 -0,5 2 Công nghiệp – XDCB 40.312 76.517 13,7
3 Dịch vụ 13.663 18.536 6,3
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017)
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:
- Nông nghiệp giảm mạnh từ 8,6% năm 2011 xuống còn 3,73% năm 2015 (giảm 2,3%).
- Tỷ trọng Công nghiệp - XDCB trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 68,2%
năm 2011 lên 76,3% vào năm 2015 (tăng 8,1% trong vòng 5 năm);
- Dịch vụ có xu hướng giảm từ 23,1% năm 2011 xuống còn 18,4% năm 2015
(giảm 4,7%);
Sản xuất công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăngtrưởng cao, từ năm 2000, tỷ trọng công nghiệp - XDCB đã vượt lên trên tỷ trọng nông nghiệp và ngày càng tăng
cao trong cơ cấu GDP, nhất là kinh tế khu vực ngoài Nhà nước.
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế + Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua, sản xuất nông – lâm nghiệp - thuỷ sản vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển năng động, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, hiệu quả sản xuất được nâng cao. Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2015 (theo giá thực tế) đạt 8.997tỷ đồng, giảm 556,6tỷ đồng so với năm 2011.
Bảng 3.2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015
STT Chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 2011 Năm 2015 Tăng +, giảm - I Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP (giá HH) Tỷ đồng 64.030 118.413 58.630 1 Nông - Lao động việc làm - Thủy sản Tỷ đồng 6.510 6.517 7 2 Công nghiệp – XDCB Tỷ đồng 42.441 88.537 46.096
3 Dịch vụ Tỷ đồng 15.078 23.359 8.281
II Cơ cấu tổng sản phẩm (giá HH) 100,00 100,00
1 Nông - Lâm - Thủy sản % 10,0 5,5 -4,5
2 Công nghiệp – XDCB % 66,0 74,7 8,7
3 Dịch vụ % 24,0 19,8 -5,1
IV Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 6.979 13.000 6.021 VI Sản lượng có hạt bình quân/ đầu người kg 451,9 400,4 -51,5 VII GDP bình quân đầu người (Giá thực tế) triệu đồng 60.216 102.552 42.336
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017)
Năm 2015 năngsuất lúa bình quân cả năm đạt 61,8 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân đầu người 400,4 kg, cả năng suất và sản lượng có thấp hơn so với năm với những năm trước do người dân chuyển một diện tích đáng kể lúa năng suất cao sang sản xuất lúa chất lượng cao. Cơ cấu cây trồng gắn với luân canh hợp lý nên nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha.
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 10,5% năm 2009 xuống còn 5,5%
năm 2015 nhưng tổng GDP vẫn tăng và cơcấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành đang chuyển dịch tích cực theo hướng giảm trồng trọt, tăng dần chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp.
tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng không đáng kể 0,02%.
+ Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng
Lợi thế của tỉnh nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội, vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải
Phòng – Quảng Ninh, có môi trường đầu tư hấp dẫn, với nhiều chính sách ưu đãi nên quá trình công nghiệp hoá được đẩy nhanh theo hướng hiện đại. Tỉnh có 15 khu công nghiệp tập trung (7.525 ha), trong đó 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 42%, trên diện tích thu hồi 61%, hình thành các khu công nghiệp, đô thị hiện đại.
Qui mô và năng lực sản xuất của nhiều ngành công nghiệp tăng nhanh đã không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu trong và ngoài tỉnh, mà còn đóng góp lớn cho xuất
khẩu. Giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu luôn chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu lớn như hàng may mặc, máy in, hàng điện tử, đồ gỗ mỹ nghệ...
Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã góp phần tích cực vào tăng trưởng ngân sách địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thêm của cải vật chất và tăng thu nhập cho người lao động.
Ngành xây dựng đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và quy hoạch phát triển đô thị và nhà ở gắn với khu công nghiệp, khu dịch vụ. Nhờ đó, cảnh quan, kiến trúc đô thị, môi trường, bộ mặt nông thôn đã được đổi thay đáng kể.
Trong 5 năm qua, khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng luôn giữ mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 15,8%/năm. Giá trị sản xuất của ngành tăng từ 42.441 tỷ đồng năm 2011 lên 88.537 tỷ đồng năm
2015 (giá hiện hành).
+ Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Lĩnh vực thương mại, hệ thống chợ nông thôn và trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn ở khu vực thành thị được đầu tư xây dựng; phương thức kinh doanh được đổi mới đã góp phần thúc đẩy các cơ sở kinh doanh thương mại phát triển nhanh và thực sự trở thành “cầu nối” giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng; giữa thành thị và nông thôn. Kinh doanh thương mại diễn ra sôi nổi, bảo đảm lưu thông vật tư, hàng hoá trong và ngoài tỉnh. Hàng hoá luôn phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Các lĩnh vực vận tải, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông cũng có những bước phát triển nhanh chóng góp phần đáng kể vào thành công của khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ.Trong 4 năm qua, khu vực kinh tế Thương mại - dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá và ổn định. Tốc độ tăng 15.078 tỷ đồng năm 2011 lên 23.359 tỷ đồng năm 2015 (giá hiện hành).
3.1.3.2. Điều kiện xã hội
- Dân số, lao động
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2015 là 1.154.660 người, trong đó phân bố ở khu vực thành thị là 330.219 người (chiếm 28,0%) và phân bố ở khu vực nông
thôn là 824.441 người (chiếm 72,0%). - Việc làm và thu nhập
Lực lượng lao động năm 2015 là 661.656 người. trong đó lao động đang làm việc (có việc làm) là 648.510 lao động, chiếm 98,0%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm từ 3 năm trở lên chiếm 56% so với tổng số lao động đang làm việc. Hàng năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho từ 27.000 lao động (năm 2015); 26.700 lao động (năm 2014) đến 27.000 lao động (năm 2017).
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu dân số, lao động 2011-2015
STT Chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 2011 Năm 2015 Tăng (+), giảm(-) I Tổng dân số Người 1.063.343 1.154.660 91.317 1 Thành thị Người 276.018 330.219 54.201
2 Nông thôn Người 787.325 824.441 37.116
II Tổng Lao động Người 584.147 648.510 64.363 1 Nông- lâm nghiệp - Thủy sản Người 262.421 145.859 -116.562 2 Công nghiệp - XDCB Người 210.638 307.691 97.053
3 Dịch vụ Người 139.822 194.960 55.138
III Cơ cấu lao động 100,00 100,00
1 Nông – Lâm nghiệp - Thủy sản % 44,9 22,5 -22,4
2 Công nghiệp - XDCB % 36,1 47,4 11,4
3 Dịch vụ % 19,0 30,1 11,0
Thu nhập bình quân/người lao động tăng từ 3,437 triệu đồng/tháng (năm
2013) lên 4,663 triệu đồng/tháng (năm 2015) tương đương 29,238 triệu đồng/năm
và 35,956 triệu đồng/năm. Không có số liệu điều tra riêng về thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp nhưng với GDP nông nghiệp chỉ chiếm 5,28% và lao động nông nghiệp lại chiếm 37,52% thì thu nhập của lao động nông lâm thủy sản chỉ bằng 14% mức trung bình của cả tỉnh.
- Chuyển dịch về cơ cấu lao động
Trong 5 năm qua, cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, thủy sản với tốc độ khá nhanh.
Cơ cấu lao động năm 2015:
- Nông lâm thủy sản 22,5%, giảm 22,4% so với 2011; - Công nghiệp và xây dựng 47,4%, tăng 11,4% so với 2011; - Thương mại và dịch vụ 30,1%, tăng 11,0% so với 2011.