Hoạt động tổ chức thống kê lao động việc làm hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê lao động việc làm ở tỉnh bắc giang (Trang 54 - 56)

Điều tra thống kê: Hoạt độngtổ chức điều tra thống kê lao động việc làm bao

gồm: xây dựng phương án, thiết kế mẫu, tính quyền số suy rộng, thiết kế phiếu điều tra và biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra; hướng dẫn công tác chọn mẫu và cập nhật bảng kê; gửi bản mềm, phương án, phiếu và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra. Tập huấn nghiệp vụ điều tra cấp Trung ương; lập kếhoạch in và phân phối phiếu và tài liệuđiều tra; tổ chức công tác kiểm tra, giám sát điều tra; xây dựng quy trình hiệu đính, kiểm tra phiếu và kết quả ghi mã số, xử lý và tổng hợp số liệu, phân tích và công bố kết quả điều tra,

Xây dựng kế hoạch xử lý thông tin của cuộc điều tra đểđưa vào Kế hoạch công nghệ thông tin hàng năm của Tổng cục Thống kê.

Kinh phí; bảo đảm kinh phí cho cuộc điều tra; hướng dẫn định mức chi tiêu cho các đơn vị sử dụng kinh phí cuộc điều tra ccho các đơn vị tham gia,cấp phát kinh phí; hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được cấp và duyệt báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị.

Tổ chức hội nghị tập huấn cấp Trung ương theo thời gian quy định tại Phương ánđiều tra.

Thiết kế bảng hỏi (phiếuđiều tra)và các thuật toán logic để phục vụ việc xây dựng chương trình nhập tin, xử lý, tổng hợp thông tin điều tra.

- Tổ chức biên soạn, xuất bản, in phiếu và các tài liệu liên quan đến điều tra, phát hành đến các đơn vị liên quan.

Biên soạn nội dung và quy trình hiệu đính, thiết kế mẫu biểu và quy định tổng hợp số liệu; phối hợp với trung tâm tin học Thống kê xây dựng chương trình nhập tin và tổng hợp kết quả nhập tin;

Chạy biểu tổng hợp kết quả của cuộc điều tra và gửi kết quả tổng hợp về địa phương để nghiên cứu sửdụng, đồng thời tiến hành đánh giá chất lượng, phân tích, biên soạn và phát hành kết quả điều tra theo kế hoạch

Tiến hành kiểm tra, thanh tra cuộc điều tra trên phạm vi cả nước, đồng thời hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra để CụcThống kê cấp tỉnh tổ chức kiểm tra thực

hiện phương án điều tra.

Cấp tỉnhchịu trách nhiệm nhân bản tài liệu điều tra (phương án, phiếu và

tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra) cho đại biểu tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra cấp Trung ương; tổ chức,chỉ đạo toàn diện cuộc điều tra theo phương án điều tra tại các địa bàn điều tra đã được chọn từ bước rà soát địa bàn, cập nhật, bảng kê; tuyển chọn; tập huấn cho điều tra viên, tổ trưởng và giám sát viên; điều tra thực địa; giám sát, kiểm tra việc tập huấn và thu thập thông tin tại địa bàn; nghiệm thu,

bàn giao phiếu; nhập tin phiếu điều tra, truyền dữ liệu về Tổng cục Thống kê.

Lãnh đạo cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về chất lượng thông tin điều tra và quản lý, sử dụng kinh phí điều tra thuộc địa phương mình.

Trong thời gian điều tra, Cục Thống kê cấp tỉnh phân công người đã được tập huấn nghiệp vụ trực tiếp xuống từng địa bàn để kiểm tra, giám sát điều tra viên. Cục Thống kê cấp tỉnh chịu trách nhiệm đánh giá, nghiệm thu và ghi mã toàn bộ phiếu trước khi nhập tin và gửi dữ liệu cho Tổng cục Thống kê. Quy định tất cả các địa bàn điều tra phải được giám sát và phản ánh kết quả trong phiếu giám sát của tổ trưởng và giám sát viên.

Đểtạo sự ủng hộ của các cấp, các ngành và người dân đối với cuộc điều tra, Cục Thống kê cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên, tranh thủ sự chỉ đạo và tạo điều kiện củaỦy ban nhân dân các cấp, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng điều tra tại các địa bàn điều tra.

Thống kê cấp huyệncó nhiệm vụ hướng dẫn điều tra viên thực hiện nhiệm vụ; tham gia giám sát công tác điều tra ở địa bàn theo phân công của Cục Thống kê cấp tỉnh; nghiệm thu phiếu điều tra và lập báo cáo nhanh theo mẫu quy định sau khi kết thúc điều tra.( TCTK, Phương án điều tra LĐVL 2017)

Báo cáo thống kê: Chế độ bán cáo thống kê bao gồmchế độ báo cáo cấp quốc gia và báo cáo thống kê cấp bộ ngành. Đối với báo cáo thống kê của ngành được thực hiện để thu thập thông tin thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu quốc gia, bộ, ngành, hệ thống chỉ tiêu cấp tỉnh, huyện và tổng hợp các thông tin thống kê khác phục vụ yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực. Nội dung báo cáo gồm mịch đích, phạm vi thống kê, đối tượng áp dụng, đơn vị báo cáo, nhận báo cáo, ký hiệu biểu, kỳ báo cáo, thời hạn báo cáo, nhận báo cáo, phương thức gửi và các mẫu biểu gửi kèm theo giải thích, (Quốc hội nước CHXHCNVN,Luật thống kê 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê lao động việc làm ở tỉnh bắc giang (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)