Trình tự các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới hạ đình và dự án đầu tư xây dựng nhóm nhà ở tây nam mễ trì TP hà nội (Trang 70 - 72)

Công tác tổ chức thực hiện và phối kết hợp giữa các cấp, các ngành nhìn chung khá chặt chẽ và đồng bộ. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện 2 dự án kéo dài,

cơ chế chính sách về bồi thường hỗ trợ đã có sự thay đổi liên tục nên tiến độ thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ GPMB dự án bị ảnh hưởng, cụ thể:

Sau khi 02 dự án có quyết định thu hồi chính thức thì công tác BTHT GPMB phải thực hiện theo nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 và quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/09/2008. Tuy nhiên đến ngày 13/08/2009, Chính Phủ tiếp tục ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 và UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009. Đến ngày 07/01/2013, QĐ số 02/2013/QĐ-UBND ra đời nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009. Và mới đây nhất là Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ và quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội về BTHT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

Thực tiễn qua 2 dự án nghiên cứu cho thấy công tác tổ chức, thực hiện công tác BTHT bao gồm các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Sau khi có quyết định thu hồi và giao đất của cấp có thẩm quyền, tiến hành thành lập hội đồng và tổ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cắm mốc giới, lập bản đồ và hồ sơ kỹ thuật thửa đất, hồ sơ GPMB làm cơ sở để các hộ dân kê khai.

- Bước 2: Xây dựng kế hoạch triển khai GPMB; công khai quy hoạch, dự án. Họp dân, phổ biến chính sách, đơn giá bồi thường.

+ Thông báo kế hoạch GPMB dự án.

- Bước 3: Tổ chức điều tra hiện trạng; thống kê, kiểm kê đất và tài sản trên đất. + Thu thập hồ sơ nhà đất, xác định tình trạng tạm trú, thường trú tại địa chỉ GPMB;

+ Xác nhận nguồn gốc, quá trình sử dụng đất và thời điểm xây dựng công trình

+ Tổ chức di chuyển các công trình công cộng (nếu có)

- Bước 4: Xây dựng phương án chi tiết dự thảo, tổ chức niêm yết công khai phương án chi tiết (dự thảo). Tiếp thu kiến nghị, thắc mắc, bổ sung, chỉnh sửa phương án dự thảo (nếu có)

Kiểm tra phương án BTHT trước khi trình Hội đồng thẩm định và xin ý kiến tháo gỡ vướng mắc (nếu có)

- Bước 5: Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ

- Bước 6: Ra Quyết định thu hồi đất đối với từng hộ gia đình thuộc dự án. - Bước 7: Hoàn thiện phương án; làm tờ trình, trình UBND quận ra Quyết định phê duyệt phương án BTHT.

- Bước 8: Niêm yết công khai, bàn giao quyết định thu hồi, quyết định phê duyệt phương án BTHT đến các hộ dân.

Thông báo thời gian và tổ chức chi trả tiền BTHT theo phương án được phê duyệt.

- Bước 9: Bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư xây dựng công trình.

- Bước 10: Kiểm tra, rà soát hồ sơ, và ra quyết định và tổ chức cưỡng chế đối với những trường hợp không bàn giao mặt bằng (nếu có).

Nhìn chung, công tác BTHT GPMB của 02 dự án đã được thực hiện và áp dụng theo đúng các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp phải những vướng mắc, đơn vị chủ đầu tư vừa giải quyết những vướng mắc, vừa thực hiện giải phóng để đảm bảo tiến độ của dự án. Ngoài ra, do công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương còn gặp nhiều bất cập đã gây rất nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất,

thời điểm sử dụng đất để xác định diện tích, đối tượng, cấp hạng nhà để xác định đơn giá bồi thường.

Tại dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Hạ Đình có 100% hộ dân được hỏi cho rằng mức giá bồi thường thấp, chưa sát giá thị trường. Ngoài ra, vì nguồn gốc đất chủ yếu là đất nông nghiệp, công trình trên đất đều do gia đình tự xây dựng, tôn tạo và sử dụng nên nhiều hộ gia đình không được bồi thường mà chỉ nhận được hỗ trợ.

Đối với Dự án xây dựng Nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì, diện tích thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp chưa được cấp GCNQSDĐ; tuy nhiên trong quá trình sử dụng, các hộ dân đã tự ý chuyển đổi nên việc xác định nguồn gốc đất cũng như ranh giới giữa các thửa đất gặp nhiều khó khăn.

Các cấp, các ngành đã làm đúng chức năng, trách nhiệm của mình. Dù vậy, quá trình kiểm đếm tài sản, vật kiến trúc vẫn còn có sai sót, đòi hỏi phải có trách nhiệm cao hơn ở cán bộ trực tiếp lập phương án bồi thường. Nhìn chung, cùng với sự thay đổi của chính sách pháp luật thì công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ngày càng được thực hiện tốt hơn, các cán bộ lập phương án đã cố gắng để áp dụng theo các chính sách mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới hạ đình và dự án đầu tư xây dựng nhóm nhà ở tây nam mễ trì TP hà nội (Trang 70 - 72)