Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới hạ đình và dự án đầu tư xây dựng nhóm nhà ở tây nam mễ trì TP hà nội (Trang 42)

a. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Địa hình, địa mạo - Khí hậu, thủy văn b. Điều kiện kinh tế- xã hội

- Tình hình văn hóa, xã hội

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội

c. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai, tình hình chung về công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.4.2. Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án 3.4.3. Đánh giá về việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi 3.4.3. Đánh giá về việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án

- Đánh giá của các hộ dân chịu ảnh hưởng

- Đánh giá của các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác BTHT - Đánh giá chung

+Thuận lợi + Khó khăn + Nguyên nhân

3.4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác BTHT, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án. BTHT, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn một số dự án đại diện có chủ đầu tư là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhằm phản ánh được việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất do các doanh nghiệp thực hiện.

Chọn khu vực có tốc độ thu hồi nhanh chóng trong những năm gần đây. Khu vực có tính chất là trung tâm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

Hai dự án trên nằm trong chiến lược phát triển của thành phố, có những đóng góp nhất định cho cuộc sống nhân dân cũng như sự phát triển về kinh tế, xã hội. Đây là những dự án thu hồi nhiều loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Hai dự án có nguồn gốc đất chủ yếu là đất nông nghiệp do các hộ dân tự tôn tạo.

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

a. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp:

+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; khí hậu, địa hình, thủy văn và các số liệu phân tích mới nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua các website, phương tiện thông tin đại chúng; Số liệu về tình hình quản lý đất đai

và hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Sở Tài nguyên và Môi trường

+ Thu thập số liệu về việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cả nước và một số nước trên thế giới được thu thập từ các báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường; từ các sách, báo, tạp chí và các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

+ Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình bồi thường, hỗ trợ, GPMB của 02 dự án thông qua các phương án bồi thường, hỗ trợ và các văn bản liên quan tại các phòng ban chức năng của đơn vị chủ đầu tư và chính quyền địa phương.

b. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp:

Sử dụng điều tra bằng bảng hỏi để thu thập ý kiến đánh giá về việc bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án nghiên cứu:

- Điều tra các hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất tại 02 dự án với tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu, trong đó:

+ Số lượng phiếu điều tra tại dự án 1 là 30 phiếu trên tổng số 172 hộ dân bị ảnh hưởng. Tiến hành điều tra 20 hộ gia đình đã đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng và điều tra 10 hộ chưa bàn giao mặt bằng.

+ Tại dự án 2, tiến hành điều tra 30 phiếu trên tổng số 136 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó, điều tra 14 hộ gia đình đã đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng và 16 hộ còn lại chưa nhận tiền, bàn giao mặt bằng.

+ Nội dung điều tra: Thông tin về hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất; thông tin về thửa đất và tài sản trên đất; và các thông tin về việc bồi thường, hỗ trợ, GPMB khác như tiến độ thực hiện dự án; sự phù hợp của đơn giá bồi thường, hỗ trợ; mục đích sử dụng số tiền được bồi thường, hỗ trợ, những khó khăn sau khi bị thu hồi đất, tinh thần thái độ của cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ.

- Đồng thời tiến hành điều tra, lấy ý kiến của các cán bộ trực tiếp thực hiện bồi thường hỗ trợ tại 02 dự án với tổng số phiếu là 13 phiếu, bao gồm:

+ Cán bộ địa chính tại các phường, xã trực tiếp phụ trách công tác BT, HT: 06 người (02 cán bộ/ 1 địa bàn phụ trách)

+ Cán bộ trực tiếp quản lý dự án tại ban bồi thường quận, huyện: 03 người (01 cán bộ/ 1 địa bàn phụ trách)

+ Nội dung điều tra: Thông tin về cán bộ trực tiếp thực hiện công tác BTHT và các thông tin về việc bồi thường, hỗ trợ, GPMB khác như tiến độ thực hiện dự án; sự phù hợp của đơn giá bồi thường, hỗ trợ; tinh thần thái độ của cán bộ liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ…

3.5.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp

- Thống kê, tổng hợp các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

- Tổng hợp các số liệu điều tra sơ cấp về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB của 02 dự án theo số liệu điều tra của các hộ gia đình, cá nhân tại các phiếu điều tra.

3.5.4. Phương pháp phân tích, so sánh số liệu điều tra

Trên cơ sở điều tra thực tế và số liệu thu thập được qua phiếu điều tra; tiến hành phân tích, so sánh tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của 02 dự án đối với các quy định của pháp luật. Từ đó tìm ra các nguyên nhân, giải pháp khắc phục các tồn tại.

3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu điều tra nghiên cứu đối chiếu với các quy định của pháp luật, xây dựng và xử lý số liệu bằng phần mềm máy tính Microsoft Excel.

3.5.6. Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ, biểu đồ

Phương pháp này dùng bản đồ, biểu đồ để minh hoạ sự tương quan giữa các đại lượng so sánh hoặc các yếu tố đặc trưng của công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa phương.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị- hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.

Phía Bắc: Tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; Phía Nam: Tiếp giáp với tỉnh Hà Nam, Hòa Bình;

Phía Đông: Tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên Phía Tây: Tiếp giáp với Hòa Bình và Phú Thọ

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Hà Nội

Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 335.901,12hađồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.500.000 người (năm 2015). Dân cư phân bổ đều ở cả

hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam;

- Các đơn vị hành chính

Sau những thay đổi về địa giới và hành chính: Ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn bộ địa giới của tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh- tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn Tỉnh Hòa Bình. được sát nhập vào thủ đô Hà Nội;

Ngày 27/12/2013, theo Nghị Quyết số 132/NQ-CP của Chính Phủ, đã thành lập 02 quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trên cơ sở chia tách huyện Từ Liêm (cũ).

Hiện nay, thủ đô Hà Nội gồm 30 đơn vị hành chính, trong đó có 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện ngoại thành và có 584 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn). Như vậy, diện tích, quy mô Hà Nội hiện nay rộng lớn hơn trước rất nhiều.

- Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố Hà Nội tương đối bằng phẳng; thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời. Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học- công nghệ và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

- Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa hè nóng và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về cuối mùa.

Khí hậu Hà Nội biến đổi và có sự khác biệt rõ rệt của hai mùa nóng, lạnh: Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 9, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Đến tháng 10, thời tiết mát mẻ, khô ráo. Và mùa đông lạnh bắt đầu từ giữa tháng

11 đến hết tháng 3 năm sau. Từ cuối tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt.

Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2 °C (lúc thấp xuống tới 2,7 °C). Trung bình mùa hạ: 29,2 °C (lúc cao nhất lên tới 43,7 °C). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2 °C, lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800mm

Ngoài ra, do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa/năm.

Bên cạnh đó, với việc bị ảnh hưởng bởi El Niño trên toàn thế giới, Hà Nội phải hứng chịu nhiều đợt nóng kỉ lục với nhiệt độ lên tới 43,7°C (tháng 6 năm 2015). Hơn nữa, do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đô thị và là vùng khí hậu có độ ẩm cao nên những đợt nắng nóng, nhiệt độ cảm nhận thực tế luôn cao hơn mức đo đạt, có thể lên tới 50°C.

- Thủy văn

Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch,sông Kim Ngưu,... là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.

Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn.

Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Lượng nước thải chưa qua xử

lý xả thẳng ra môi trường quá lớn. Chỉ tính riêng trong khu vực nội đô, mỗi ngày lượng nước thải xả thẳng ra hệ thống sông hồ vào khoảng 650.000 m3/ngày (2015). Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 250.000m³ nước thải xả thẳng xuống dòng sông mà không hề qua xử lý. Nó bị ô nhiễm nặng nề: nước sông càng lúc càng cạn, màu nước càng ngày càng đen và bốc mùi hôi thối nặng. Với chiều dài gần 20 km chảy qua địa bàn thủ đô, nhiều khúc của sông Nhuệ nước đen kịt, đặc quánh, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc và gần như không còn xuất hiện sự sống dưới lòng sông. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ nước thải sinh hoạt mỗi ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này.

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1. Tình hình kinh tế

Là trung tâm của Thủ đô của cả nước, thời gian qua Đảng bộ và nhân dân thành phố đã không ngừng nỗ lực phấn đấy đạt nhiều thành tựu mới. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trên địa bàn thành phố liên tục phát triển, đạt mức tăng trưởng cao, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Quan hệ sản xuất trên cơ sở tổ chức lại sản xuất kinh doanh linh hoạt và có hiệu quả hơn. Đẩy mạnh cổ phần chuyển đổi các hình thức sở hữu theo pháp luật.

Theo thống kê năm 2015, kinh tế Thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá. Ước cả năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9.24% - mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây và đạt kế hoạch của năm 2015. Trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng và ngành dịch vụ có sự đóng góp nhiều nhất.

Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng khá, cụ thể như sau:

+ Giá trị gia tăng ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản ước tăng trưởng 2,47%, đóng góp 0,11% vào mức tăng chung của thành phố

+ Giá trị gia tăng ngành công nghiệp ước tăng 8,05%; ngành xây dựng tăng 12, 4% - mức cao nhất kể từ năm 2010, đóng góp 3,79%. Thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm.

+ Giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng 9,91%, đóng góp 5,34% vào mức tăng chung. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2015 ước tăng 11,7% (trong đó, bán lẻ tăng 11,5%).

Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai tích cực. Năm 2015, ước có thêm 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới; lũy kế đến hết năm 2015 có 179

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới hạ đình và dự án đầu tư xây dựng nhóm nhà ở tây nam mễ trì TP hà nội (Trang 42)