Nâng cao năng lực làm việc của công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3.Nâng cao năng lực làm việc của công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp

4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp

4.3.3.Nâng cao năng lực làm việc của công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp

Công tác đào tạo bồi dưỡng: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng công chức. Công tác này phải được thực hiện thường xuyên và đồng bộ, dựa trên cơ sở đánh giá hiệu qủa công vụ của cán bộ ngành, qua đó nắm bắt được những điểm mạnh, yếu để xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính đối với từng loại công chức theo một quy trình thống nhất. Chuyển từ đào tạo, bồi dưỡng cơ bản như hiện nay sang đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện về kỹ năng quản lý và phương pháp làm việc xuất phát từ nhu cầu của người học và hướng đến người học. Mỗi ngạch công chức và mỗi loại chức vụ đều có chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

Thực trạng chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp hiện nay cần được quan tâm, số lượng công chức chưa đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của ngành, trình độ năng lực chuyên môn còn thấp, kỹ năng thành thạo trong công việc, kỹ năng giao tiếp công sở còn hạn chế, vẫn còn bất cập, hụt hẫng về nhiều mặt; Tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong từng phòng, đơn.

Để khắc phục tình trạng trên thì điều kiện tiên quyết phải coi đào tạo, bồi dưỡng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp là khâu hết sức quan trọng trong cải cách hành chính và cũng là một giải pháp hết sức căn cơ để xây dựng và nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiêp.

Điều kiện, môi trường, trang thiết bị phục vụ công tác: Cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên. Vì vậy, cần tạo môi trường làm việc thuận lợi, thân thiện; cơ sở vật chất và phương tiện làm việc hiện đại để công chức yên tâm công

tác và phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, cần quan tâm tới chính sách tiền lương, đảm bảo người công chức có thu nhập ổn định để yên tâm công tác. Một trong những nguyên nhân chính được nhiều người đề cập tới là đồng lương còm cõi, không đủ sống trong thời buổi vật giá leo thang. Có một thực tế đáng buồn đang diễn ra là, lương của nhiều cán bộ, công chức hiện còn thấp hơn cả lương của công nhân. Cụ thể, với mức lương tối thiểu 1.150.000 đồng/tháng như hiện nay so với mức lương tối thiểu của doanh nghiệp vùng 4 - vùng thấp nhất của khu vực doanh nghiệp, lương công chức chỉ mới bằng 59,3% lương của công nhân vùng có thị trường lao động kém phát triển. Đồng lương thấp khiến cho đời sống của nhiều cán bộ, công chức chủ yếu “sống bằng lương” gặp rất nhiều khó khăn. Và thế là, họ phải tìm mọi cách để xoay xở, “chân trong chân ngoài” để mưu sinh hoặc tính tới giải pháp “mạnh” khác là “dứt áo ra đi”, chấp nhận rời bỏ cơ quan Nhà nước để tìm cho mình “bến đỗ” mới ở khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Trong mỗi cơ quan chuyên môn nói riêng và hệ thống công quyền nói chung phải tạo ra môi trường lành mạnh trong cạnh tranh và phát triển để công chức không ngừng nâng cao chuyên môn, nêu sáng kiến nâng cao hiệu quả công việc. Trang thiết bị làm việc phải được đầu tư đồng bộ hóa, bộ phận kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trình độ của xã hội hiện đại. Người công chức chỉ yên tâm hoạt động đúng chuyên môn của mình mà không phải kiêm nhiệm những chức năng khác nhau, tạo một môi trường chuyên nghiệp để phát triển. Quá trình nỗ lực xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đất nước đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp. Nhất thiết phải có những cơ chế, chế tài đủ mạnh, có tính khả thi cao nhằm loại bỏ ra khỏi đội ngũ công chức những người có lối sống buông thả, tha hóa, biến chất, nhất là những người đang nắm giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan đơn vị, là những “công bộc” của dân. Kiện toàn năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức cũng là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế tham nhũng, tiêu cực vốn là một trong những vấn nạn đang gây nhức nhối hiện nay.

Nâng cao chế độ đãi ngộ công chức: Trong thời gian qua, chế độ chính sách đối với đội ngũ công chức mà đặc biệt là chính sách tiền lương đã từng bước được điều chỉnh, cải thiện góp phần từng bước ổn định đời sống cho công chức. Tuy nhiên, chế độ chính sách và môi trường làm việc vẫn chưa đủ sức khuyến khích được người tài; người năng động, sáng tạo, làm việc có hiệu quả; vẫn còn

tình trạng bình quân chủ nghĩa, cào bằng, làm nản lòng công chức. Chính sách tiền lương tuy có cải tiến nhưng vẫn lạc hậu, chưa đủ bù đắp giá trị sức lao động của công chức; chưa đảm bảo cho công chức có cuộc sống ổn định, chuyên tâm vào công việc. Chính sách về nâng ngạch, nâng bậc lương còn nặng về thâm niên, chưa phản ánh đúng chất lượng và hiệu quả công tác của công chức. Chính sách thu hút, tập hợp người tài vào làm việc trong các cơ quan nhà nước của tỉnh tuy đã ban hành nhưng chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ nên chưa đủ sức thu hút. Do chế độ chính sách mà đặc biệt là chế độ tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu của công chức nên xảy ra tình trạng một số công chức tạo ra nguồn thu nhập thêm bằng cách dựa vào vị trí công tác được phân công để hưởng các khoản thu nhập ngoài tiền lương.

Thực hiện tốt Quyết định số 05/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Căn cứ vào nội dung, mục đích, thời điểm công khai chế độ, chính sách và thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức ở Trung ương và Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hình thức công khai đối với các nội dung thực hiện công khai theo quy định cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý và nhân dân, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 97 - 99)