Hoàn thiện hệ thống tổ chức QLNN ngành Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 94 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Hoàn thiện hệ thống tổ chức QLNN ngành Nông nghiệp

4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp

4.3.1.Hoàn thiện hệ thống tổ chức QLNN ngành Nông nghiệp

Rà soát chức năng nhiệm vụ của các đơn vị để xác định nhiệm vụ hành chính chủ yếu; bổ sung những thiếu sót, xoá bỏ trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức thuộc ngành.

Đánh giá lại cơ cấu tổ chức của ngành, từ tỉnh đến huyện, thành phố với việc xác định rõ các chức năng chính và chức năng bổ sung; sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhạy, thông suốt, chủ động và hiệu quả.

Tổ chức bộ máy ở cấp tỉnh: Cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT gồm: 01 Giám đốc và 05 Phó giám đốc; có 07 phòng, ban đơn vị trực thuộc Sở, cụ thể như sau:

Có 06 phòng, ban chuyên môn: Văn phòng Sở; Phòng Tổ chức cán bộ; Thanh tra Sở; Phòng Quản lý xây dựng công trình; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Kỹ thuật - Tổng hợp.

Có 07 Chi cục quản lý chuyên ngành: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Thủy lợi; Chi cục Thủy sản; Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản. Các chi cục có hạt, trạm trực thộc bao gồm: Chi cục Kiểm lâm có các Hạt kiểm lâm huyện và liên huyện; Chi cục Thủy lợi có các Hạt Quản lý đê điều ở các huyện, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y có các trạm thú y ở các huyện, thành phố và trạm kiểm dịch địa bàn; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có các trạm Trồng trọt và BVTV ở các huyện, thành phố.

Rà soát phân cấp hệ thống QLNN ngành Nông nghiệp: Bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, toàn diện, nhạy bén của Tỉnh uỷ và sự quản lý thống nhất có hiệu lực của Uỷ ban Nhân dân tỉnh toàn bộ các mặt công tác chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.

Phát huy cao độ quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động, mở rộng quyền hạn đi đôi với tăng cường trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo của cấp tỉnh, huyện, vận dụng và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách mới về kinh tế của Đảng và nhà nước, nhằm khai thác sử dụng tốt nhất mọi khả năng tiềm tàng để phát triễn kinh tế, văn hoá, chăm lo đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh chính trị trật tự xã hội, củng cố quốc phòng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp của quận, huyện vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa xây dựng chủ nghĩa xã hội của thành phố.

Việc phân công, phân cấp quản lý cho các cấp là nhằm thực hiện một cách có hiệu quả nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo cấp phù hợp với tình hình điều kiện của thành phố. Các sở, ban, ngành theo chức năng của mình có trách nhiệm quản lý ngành trong phạm vi toàn ngành, thủ trưởng các sở, ngành hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh về mọi mặt tổ chức và hoạt độngc của ngành từ tỉnh đến huyện, phường, xã và đơn vị cơ sở. Cấp huyện chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ Sở, ban ngành và có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ giúp các sở thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý ngành.

Đi đôi với phân công, phân cấp quản lý, tổ chức bộ máy từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã và các đơn vị cơ sở phải được kiện toàn có hiệu lực, giảm nhẹ biên chế hành chính gián tiếp, mối quan hệ hợp tác từng cấp, từng tổ chức, từng cán bộ phụ trách phải được quy định cụ thể rõ ràng.

Rà soát quy định chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện Quyết định số 267/2015/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc giang. Sở Nông nghiệp và Phát triển thôn rà soát chức năng nhiệm vụ của các đơn vị để xác định nhiệm vụ hành chính chủ yếu; bổ sung những thiếu sót, xoá bỏ trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức thuộc ngành.

Đánh giá lại cơ cấu tổ chức của ngành, từ tỉnh đến huyện, thành phố với việc xác định rõ các chức năng chính và chức năng bổ sung; sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhạy, thông suốt, chủ động và hiệu quả. Việc sắp xếp lại các phòng chức năng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở chưa đi liền với việc điều chỉnh chức năng, cắt giảm nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị. Hiện nay, với các cơ quan, đơn vị mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn

vị có khối lượng công việc quá lớn, quá nhiều, quá phức tạp, vì bên cạnh các công việc thuộc chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan, đơn vị vẫn đang đảm đương nhiều nhiệm vụ của quản lý doanh nghiệp và hoạt động sự nghiệp; cũng như vẫn đang trực tiếp thực hiện nhiều công việc cụ thể mang tính vi mô, chưa phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương những nhiệm vụ mà chính quyền địa phương có thể thực hiện có kết quả, hiệu quả. Thực tế là nhiều cơ quan, đơn vị vẫn chứng minh rằng mình đang thiếu bộ máy, thiếu biên chế thực thi nhiệm vụ, tức là đi ngược với tinh thần CCHC, mặc dù về nhận thức, mọi người, mọi cơ quan nhà nước đều nhất trí cao với tinh thần CCHC về tinh gọn bộ máy, giảm biên chế cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 94 - 96)