Đối với ngành Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 99 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.4.Đối với ngành Nông nghiệp

4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp

4.3.4.Đối với ngành Nông nghiệp

a. Lĩnh vực trồng trọt và Bảo vệ thực vật

Đẩy mạnh áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nhất là công nghệ cao nhằm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm nông sản; chú trọng các khâu công nghệ sau thu hoạch như bảo quản, chế biến, đặc biệt chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng; đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP phục vụ xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ…; xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như: vải, cam đường canh, bưởi Diễn, lúa chất lượng, rau chế biến, rau an toàn, nấm...

Hỗ trợ, đẩy nhanh công tác đồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu, sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất, dịch vụ thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm

theo chuỗi giá trị; khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

b. Lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y

Phát triển loại vật nuôi theo lợi thế vùng, xác định các vùng chăn nuôi tập trung, thâm canh cao, an toàn dịch bệnh (xã, huyện, liên xã, liên huyện), vùng hạn chế chăn nuôi, vùng không chăn nuôi theo quy hoạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Chuyển dịch dần chăn nuôi từ vùng có mật độ dân số cao sang vùng có mật độ dân số thấp, hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư. Khuyến khích phát triển những loại vật nuôi của tỉnh có lợi thế so sánh với các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc.

Mở rộng hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn nuôi tập trung theo chuỗi giá trị để giảm giá thành, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị gia tăng. Khuyến khích đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp để kiểm soát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, phòng lây lan dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

c. Lĩnh vực Thủy lợi

Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi nội đồng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống: Nâng cấp hệ thống kênh mương, công trình trên kênh, đầu tư xây dựng bổ sung hồ đập vừa và nhỏ, trạm bơm đồng bộ với hệ thống kênh mương để tăng tỷ lệ diện tích được cấp nước và tăng khả năng tiêu thoát nước của hệ thống.

Đầu tư các hạng mục công trình để nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ có thu như: phát điện, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các loại hình sản xuất nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; tăng nguồn thu, giảm bớt bao cấp từ ngân sách nhà nước, tạo động lực nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi.

d. Lĩnh vực Thủy sản

Cócơ chế chính sách bổ sung và tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các hồ chứa lớn bằng nguồn giống nhân tạo có sự tham gia của cộng đồng đạt 20 - 30 % tổng số các hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ phát triển nuôi lồng bè cá trên sông, các hồ chứa. Phát triển nuôi thủy sản tại 04 huyện miền núi của tỉnh gồm Yên

Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, cung cấp thực phẩm tại chỗ, tạo công ăn việc làm cho bà con vùng sâu, vùng xa, phát triển bền vững.

Làm tốt công tác thanh tra chuyên ngành thủy sản, tăng cường quản lý, kiểm tra điều kiện sản xuất, các loại thức ăn, vật tư, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản. Quy hoạch thủy sản chi tiết cho 10 huyện, thành phố giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh về nguồn lợi thủy sản, sản lượng khai thác, nuôi trồng, kinh tế xã hội nghề cá phục vụ cho công tác quản lý, kế hoạch và dự báo, từng bước truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.

e. Lĩnh vực Lâm nghiệp

Thực hiện rà soát, điều chỉnh lại Quy hoạch 3 loại rừng cho phù hợp với thực tiễn và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, tăng diện tích rừng sản xuất, cụ thể là: đến năm 2020, giảm 3.520 ha đất lâm nghiệp đã quy hoạch sử dụng sang mục đích khác; bổ sung 4.273,0 ha đất trồng cây lâu năm quy hoạch sang trồng rừng sản xuất. Diện tích 3 loại rừng dự kiến đến năm 2020 gồm: rừng đặc dụng 13.379 ha (giảm 848,0 ha theo Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh đã được phê duyệt); rừng phòng hộ 18.825 ha (giảm 55,0 ha, quy hoạch sử dụng đất chuyển sang sử dụng cho mục đích khác); rừng sản xuất 114.984 ha (tăng 1.522,0 ha, gồm diện tích từ rừng đặc dụng chuyển sang và bổ sung diện tích cây lâu năm sang trồng rừng).

f. Lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Tăng cường tuyền truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm.

Hình thành các tổ chức sản xuất tập thể theo nhóm, tổ sản xuất, HTX, ở những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh lớn của tỉnh, nhằm xây dựng được thương hiệu sản phẩm, nhãn mác hàng hóa và kiểm soát được chặt chẽ và truy xuất được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Tạo thành các chuỗi sản phẩm an toàn

UBND huyện, thành phố chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn trực thuộc, thực hiện công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 99 - 102)