Khái quát về huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 53)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tứ Kỳ

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương một tỉnh nằm trong tam giác trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương.

Tứ Kỳ nằm giữa vùng châu thổ sông Hồng, có toạ độ địa lý từ 106015’ đến 106027’ kinh độ đông và 21048’ đến 21055’ vĩ độ bắc.

Phía Bắc giáp Thành phố Hải Dương; Phía Tây giáp huyện Gia Lộc;

Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà; Phía Tây Nam giáp huyện Ninh Giang;

Huyện Tứ Kỳ gồm: Thị trấn Tứ Kỳ và 26 xã;

Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là: 17.019,01 ha.

b. Đặc điểm địa hình, và tài nguyên đất

Tứ Kỳ là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Địa hình của huyện có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Xét về tiểu vùng địa hình không đồng đều, cao thấp xen kẽ nhau giữa vùng cao và bãi trũng, phía Tây Bắc địa hình khá bằng phẳng, phía Đông và Đông Nam chịu ảnh hưởng nhiều của thuỷ triều sông Thái Bình và sông Luộc, do đó một bộ phận diện tích vùng thấp, bị nhiễm mặn, chủ yếu thuộc các xã: An Thanh, Văn Tố và Tứ Xuyên. Tuy vậy, so với nhiều địa phương nằm trong vùng đất phù sa sông Thái Bình thì Tứ Kỳ vẫn là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng.

Về đặc điểm thổ nhưỡng, đất đai của huyện được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình và sông Hồng dưới hình thức pha trộn, đất đai Tứ Kỳ mang đầy đủ các tính chất của đất phù sa cổ được bồi đắp lâu ngày, đất có mầu xám, có cấu trúc hạt nhẹ, xen với đất thịt nhẹ, tầng canh tác từ 10-15 cm, thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau mầu thực phẩm khác.

c. Khí hậu

Huyện Tứ Kỳ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa tương đối rõ rệt, mùa nóng và mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Huyện Tứ Kỳ có nhiệt độ thấp nhất là từ 17,8 - 18,40C, cao nhất từ 27,4 - 29,70C, nhiệt độ trung bình là 24,20C.

Tứ Kỳ là một huyện có lượng mưa khá lớn, lượng mưa bình quân năm < 1.450 mm, lượng mưa thấp nhất tập trung từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa cao tập trung từ tháng 4 đến tháng 9.

Nhiệt độ trung bình 24,20C, mùa hè nhiệt độ phổ biến từ 24,60 - 27,40C từ tháng 4 đến tháng 9, độ ẩm trung bình khoảng 83% đây là điều khiện thuận lợi cho vật nuôi và cây trồng phát triển, số giờ nắng trung bình khoảng 1.346 giờ, số giờ nắng nhiều chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10.

d. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Tứ Kỳ có 02 sông lớn chảy qua là sông Thái Bình

(đoạn qua Tứ Kỳ là 28,5 km), sông Luộc (đoạn qua Tứ Kỳ là 20 km). Nước thuỷ

triều theo cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thuỷ văn cũng như môi trường thiên nhiên của huyện.

Bên cạnh các sông lớn, huyện còn có trên 57,5 km sông Bắc Hưng Hải, đây lại là điểm cuối của hệ thống sông Bắc Hưng Hải, nên toàn bộ nước dồn về Tứ Kỳ để đổ ra sông Thái Bình (qua cống Cầu Xe) và ra sông Luộc (qua cống An Thổ). Với đặc điểm thuỷ văn như vậy, nên nhiệm vụ chống lụt luôn được đặt ra và có tầm quan trọng với sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.

4.1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước và của tỉnh, huyện Tứ Kỳ đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Tuy nhiên, cùng với bước phát triển kinh tế xã hội là áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong huyện.

a. Thực trạng kinh tế

Trong những năm vừa qua kinh tế huyện Tứ Kỳ phát triển với nhịp độ khá cao, hiệu quả, đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân. Cùng với xu thế phát

triển chung của cả nước và tỉnh Hải Dương với những chính sách cởi mở, kinh tế của huyện Tứ Kỳ đang từng bước ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của huyện. Qua (bảng 4.1) cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện có xu hướng chuyển dịch tương đối rõ và cơ bản đúng hướng. Sự chuyển dịch này đã tạo ra một cơ cấu mới cho nền kinh tế, đây là sự chuyển dịch tích cực, nhằm khai thác tốt các lợi thế, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 4.1. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện Tứ Kỳ (2014 - 2015 - 2016)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 1. Tổng GTSX (giá cố định) Tỷ đồng 1.266 1.416 1.551 111,85 109,53 2. Tổng GTSX (giá thực tế) Tỷ đồng 1.871 2.142 2.350 114,48 109,71 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế %/năm 13,00 11,85 9,53 91,15 80,42 4. Cơ cấu kinh tế

- Nông nghiệp - Thủy sản % 49,06 46,45 49,02 94,68 105,53 - Công nghiệp - Xây dựng % 25,07 28,06 22,30 111,93 79,47 - Thương mại - dịch vụ % 25,87 25,49 28,68 98,53 112,51 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tứ Kỳ b. Thực trạng phát triển các ngành

- Khu vực kinh tế nông nghiệp

Những năm qua nông nghiệp của huyện đã có sự phát triển tích cực trên cơ sở chú trọng khai thác và phát huy các lợi thế sinh thái nông nghiệp của vùng châu thổ sông Hồng đất đai màu mỡ trù phú. Sản xuất của huyện đã tạo được sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển hàng hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích gieo trồng các cây ngắn ngày và cấy giống lúa có chất lượng cao, quy mô gia súc, gia cầm, thuỷ sản đã có sự tăng trưởng đáng kể.

Đất nông nghiệp được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn. Diện tích gieo trồng cây lương thực có xu hướng giảm dần, cây vụ đông cây công nghiệp, cây lâu năm tăng lên. Việc dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp bước đầu đã phát huy tác dụng trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Đất đai được khai thác theo hướng mở rộng, thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng do vậy mà hiệu quả ngành nông nghiệp được nâng lên.

- Khu vực kinh tế công nghiệp

Những năm gần đây đã có nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện. Cho đến nay trên địa bàn huyện đã có 160 dự án. Trong đó: Thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh 120 dự án (giao đất 69 dự án; cho

thuê đất 51 dự án); thuộc thẩm quyền UBND huyện 40 dự án. Giá trị sản xuất

công nghiệp, TTCN đạt 379 tỷ đồng, đạt 122,2% kế hoạch (Phụ lục số 1). Sản phẩm tăng chủ yếu là sản xuất gạch tuynel, sản phẩm may mặc, sản phẩm găng tay thể thao. Các dự án công nghiệp-TTCN đầu tư vào địa bàn huyện ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động tại địa phương.

- Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Có lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi nên mọi hoạt động về dịch vụ thương mại phát triển mạnh. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện cơ bản xoá được hộ đói, giảm hộ nghèo trên toàn huyện.

c. Tình hình xã hội

- Dân số:

Bảng 4.2. Tình hình dân số của huyện Tứ Kỳ (Năm 2014 – 2015 – 2016)

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SL % SL % SL %

1 Tổng dân số Người 169.842 100 169.434 100 157.340 100

- Thành thị Người 6.434 3,79 6.523 3,85 6.121 3,89 - Nông thôn Người 163.408 96,21 162.911 96,15 151.219 96,11

2 Giới tính Người 169.842 100 169.434 100 157.340 100

- Nam Người 81.899 48,22 81.854 48,31 77.050 48,97 - Nữ Người 87.943 51,78 87.580 51,69 80.290 51,03 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tứ Kỳ

Tình hình dân số và lao động của huyện Tứ Kỳ được thể hiện tại (Bảng 4.2). Năm 2016, dân số của huyện là 157.340 người, trong đó nữ chiếm 51,03% và nam giới chiếm 48,97%. Hiện nay, tỉ lệ dân số thành thị của huyện là rất nhỏ chỉ chiếm 3,89% tổng dân số của huyện, tương đương với 6.121 người. Như vậy, nếu phân theo thành thị và nông thôn thì tỷ lệ dân số ở nông thôn chiếm đa số, còn dân số thành thị chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, do huyện chỉ có một thị trấn có quy mô không lớn.

- Lao động, việc làm:

Trong cơ cấu lao động của huyện (Bảng 4.3) thì lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu vẫn là ngành nông nghiệp (bao gồm cả thủy sản), các ngành khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2014, lao động trong ngành nông nghiệp là 70.108 người, chiếm 77,05% tổng số lao động, đến năm 2016 giảm xuống còn 63.830 người, chiếm 71,25%. Điều này cho thấy cơ cấu lao động của huyện cũng đang dần dần chuyện dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác như công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, số lượng này vẫn còn rất nhỏ.

Nguồn lao động của huyện khá dồi dào. Số lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh qua các năm; Lao động nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Như vậy, cơ cấu lao động của huyện cơ bản chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Bảng 4.3. Tình hình lao động của huyện Tứ Kỳ (Năm 2014 - 2015 - 2016)

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SL % SL % SL %

1 Cơ cấu lao động Người 90.991 100 90.896 100 89.588 100

- Nông nghiệp, thuỷ sản Người 70.108 77,05 69.089 76,01 63.830 71,25 - Công nghiệp, xây dựng Người 10.371 11,40 11.089 12,20 13.547 15,12 - Thương mại, dịch vụ Người 10.512 11,55 10.718 11,79 12.211 13,63

2 Tổng số hộ Hộ 42.460 100 42.352 100 41.402 100

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tứ Kỳ

- Đời sống và thu nhập:

Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước dần được ổn định và cải thiện nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động. Đời sống nông thôn ngày được nâng cao, diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân như ăn, ở, mặc, đi lại ngày càng được cải thiện khá hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân chung của tỉnh. Kết quả thực hiện năm 2016, GDP/người/năm là 7,3 triệu đồng (năm 2015 là 6,1 triệu đồng/người/năm).

4.1.1.3. Thực trạng phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Tứ Kỳ hiện là đô thị loại V, nằm ở vị trí thuận lợi giao thông tiện liên hệ với các vùng là trọng điểm kinh tế như: Thành phố Hải Dương, thành phố Hải Phòng, thành phố Thái Bình gần các thị trấn như: Ninh Giang, Gia Lộc, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, dân số, cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá, phúc lợi, nhà ở, đất ở cũng tăng lên khá nhanh. Đồng thời các hoạt động CN-TTCN đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thương mại dịch vụ góp phần gia tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện.

Ngoài khu vực thị trấn Tứ Kỳ trên địa bàn huyện còn có các khu công nghiệp Nguyên Giáp và các cụm công nghiệp Kỳ Sơn, Ngọc Sơn và một số làng nghề truyền thống của địa phương.

Đô thị phát triển là động lực thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong huyện: giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và làm tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo của huyện.

b. Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật

Giao thông

Do đặc thù về vị trí địa lý, hệ thống giao thông của huyện Tứ Kỳ tương đối phong phú bao gồm: Giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ cụ thể được thể hiện (Phụ lục số 2).

Trong những năm gần đây phong trào xây dựng đường giao thông huyện, xã được phát triển rộng rãi và có hiệu quả. Nhiều xã đã xây dựng đường bằng nhiều nguồn vốn: vốn nhân dân tự đóng góp, vốn hỗ trợ của tỉnh, huyện, của các nhà tài trợ,... với nhiều loại nguyên liệu, đáng chú ý là tận dụng khai thác những vật liệu sẵn có để làm đường như gạch vỡ, xỉ lò gạch, xỉ lò vôi... Công tác duy tu bảo dưỡng các tuyến đường liên xã liên thôn, trục đường thôn được làm liên tục và thường xuyên.

Mạng lưới đường sông huyện Tứ Kỳ có tổng chiều dài là 106 km, gồm 48,5 km đường sông thuộc sông Luộc, sông Thái Bình và 57,5 km thuộc hệ thống

thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Đây là mạng lưới giao thông không kém phần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện.

Thủy lợi

Hệ thống kênh mương của huyện bảo đảm tưới cho 50% và tiêu cho 33% diện tích gieo trồng, trong đó tổng số 285 km kênh tưới và 250 km kênh tiêu. Số kênh mương tưới đã được kiên cố hoá là 66 km (chiếm 23,16%). Huyện hiện có 96 trạm bơm, với tổng công suất 386.000m3/h bảo đảm tiêu úng trong mùa mưa bão.

Hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh. Các công trình lớn về cấp, thoát nước và xử lý nước sinh hoạt và công nghiệp đang được phát triển tuy nhiên đã thấy dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm ở một số nơi.

Mạng lưới điện lực

Hiện nay, huyện Tứ Kỳ đã có trạm nguồn 110 KV và 35 KV ( Trạm điện Ngọc Sơn). Ngoài ra huyện còn được cấp bằng lưới điện 10KV lộ 971 sau trạm 35/10 KV Nghĩa An (thuộc huyện Ninh Giang). Hiện nay 100% xã có điện và 100% hộ dân trong huyện được dùng điện.

4.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Tứ Kỳ

4.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất Nhóm đất nông nghiệp

Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn huyện có 11.226,94 ha đất nông nghiệp, bình quân 710,57 m2/ người. Đất nông nghiệp được phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, nhiều nhất ở xã Minh Đức với 893,68 ha và ít nhất ở xã Kỳ Sơn 180,70 ha.

Bảng 4.4. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 huyện Tứ Kỳ STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 11.226,94 100

1.1 Đất lúa nước LUC 8.366,08 74,52

1.2 Đất bằng trồng cây hàng năm BHK 148,54 1,32

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.361,90 12,13

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.336,30 11,90

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 14,12 0,13

Nhóm đất phi nông nghiệp

Theo số liệu thống kê năm 2016, diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 4.288,18 ha; bình quân diện tích đất phi nông nghiệp trên một người đạt 271,40 m2/ người.

Bảng 4.5. Hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Tứ Kỳ năm 2016 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Chỉ tiêu Mã Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%) Đất phi nông nghiệp PNN 4288,18 100,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 53)