Đánh giá chung về việc thực hiện quyền của người dân huyện Tứ Kỳ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 84 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.6.Đánh giá chung về việc thực hiện quyền của người dân huyện Tứ Kỳ,

4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất

4.3.6.Đánh giá chung về việc thực hiện quyền của người dân huyện Tứ Kỳ,

tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014-2016

4.3.6.1. Thuận lợi

Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thành phần và số lượng hồ sơ, tham gia thực hiện đăng ký biến động đất đai khi người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất (Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ...). Điều này góp phần rất lớn để người dân có thể dễ dàng thực hiện các quyền của người sử dụng đất; hạn chế tối đa việc cán bộ gây phiền hà, nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính. (hiện đã có hơn 50% ý kiến của chủ sử dụng đất cho rằng việc tìm kiếm thông tin và giao dịch là rất dễ dàng và dễ dàng; 63% chủ sử dụng đất cho rằng các văn bản hướng dẫn đó là hiểu được; chỉ có 5% ý kiến đánh giá cho rằng khi tiếp xúc, giao tiếp với cán bộ có thái độ phiền hà).

UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành các văn bản quy định về phí và lệ phí mà người sử dụng đất phải nộp khi thực hiện các quyền sử dụng đất (Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 01/01/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Nghị quyết số 18/2016/NQ-HĐND ngày 05/10/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương, Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 07/03/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương). Điều này giúp người dân có thể dễ dàng xác định số tiền mà mình phải nộp khi thực hiện đăng ký biến động thực hiện các quyền của người sử dụng đất (có tới 89% chủ sử dụng đất cho rằng khả năng thực hiện là từ mức trung bình đến mức rất dễ thực hiện).

100% các thủ tục đăng ký biến động thực hiện các quyền của người sử dụng đất đều được tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hải Dương, huyện Tứ Kỳ (Bộ phận Một cửa).

Các văn bản quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đều được công khai tại bộ phận Một cửa của chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hải Dương, huyện Tứ Kỳ, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất tra cứu, tìm kiếm thông tin khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất. (có tới 95% ý kiến được hỏi cho cho rằng có thể tìm kiếm các thông tin, văn bản hướng dẫn từ mức trung bình đến mức rất dễ dàng).

Văn phòng công chứng, đăng ký đấ đai của huyện Tứ Kỳ làm tương đối tốt, vì vậy ý kiến người sử dụng đất cho trên 85% là thủ tục hoàn thiện nhanh đến trung bình.

4.3.6.2. Khó khăn

Luật thuế thu nhập cá nhân quy định: Trường hợp người sử dụng đất có một bất động sản duy nhất, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất được miễn thuế thu nhập cá nhân. Trên thực tế, quy định này chưa được thực hiện do chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đầy đủ để có thể tra cứu, kiểm tra việc người sử dụng đất có một bất động sản là đúng. Toàn bộ các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Tứ Kỳ đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất thì trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục tách thửa đất tại chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hải Dương, huyện Tứ Kỳ. Tuy nhiên, khi đo đạc để thực hiện thủ tục tách thửa, các giấy chứng nhận QSDĐ được cấp trước năm 2010 tại huyện Tứ Kỳ thường xảy ra việc thực tế sử dụng đất không phù hợp với giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp, có thể tăng, giảm diện tích thửa đất hoặc thay đổi về hình thể, kích thước các cạnh của thửa đất. Do vậy, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đính chính, điều chỉnh giấy chứng nhận QSDĐ. Việc đính chính, điều chỉnh giấy chứng nhận trong trường hợp này thường rất phức tạp liên quan đến nhiều đơn vị như UBND xã, thị trấn phải kiểm tra, lấy ý kiến hộ liền kề, thực hiện công khai để xác định việc tăng kích thước, diện tích thửa đất.... Điều này làm kéo dài thời gian người sử dụng đất hoàn thiện hồ sơ để thực hiện quyền chuyển nhượng.

Trường hợp thừa kế QSDĐ, người sử dụng đất phải cung cấp các thông tin, giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống, chứng minh nhân thân nhưng do trước năm 1970, việc quản lý nhà nước về hộ tịch còn buông lỏng và người dân cũng lưu trữ không đầy đủ nên người sử dụng đất khá vất vả khi hoàn thiện hồ sơ để thực hiện khai nhận thừa kế QSDĐ( đề nghị cấp lại giấy chứng tử, cấp lại giấy khai sinh, cấp lại giấy đăng ký kết hôn...).

4.3.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Trước năm 2010, người sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận thường không thuê các đơn vị tư vấn về đo đạc thực hiện đo vẽ lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, UBND xã, thị trấn thành lập các tổ công tác gồm cán bộ các thôn, tổ dân phố thực hiện đo vẽ bằng thước dây nên quá trình đo vẽ chưa đảm bảo chính xác dãn

đến việc các giấy chứng nhận QSDĐ cấp trong giai đoạn này thường không phù hợp giữa giấy chứng nhận và thực tế sử dụng đất.

Việc lưu trữ, quản lý hồ sơ của các cơ quan nhà nước cũng như người sử dụng đất trong các thời kỳ trước đây chưa chặt chẽ, đầy đủ.

Các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến địa phương còn chưa tập trung thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để phục vụ yêu cầu quản lý cũng như yêu cầu tìm kiếm, tra cứu thông tin của người dân và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 84 - 86)