Những thuận lợi và khó khăn của việc quản lý và sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 62 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.3.Những thuận lợi và khó khăn của việc quản lý và sử dụng đất

4.1. Khái quát về huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

4.1.3.Những thuận lợi và khó khăn của việc quản lý và sử dụng đất

4.1.3.1. Thuận lợi

- Cơ cấu sử dụng đất của huyện đang chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Phần lớn diện tích đất đã được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích dân sinh, kinh tế. Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp khá hợp lý đã mang lại tốc độ tăng trưởng khá nhanh, ổn định ở khu vực kinh tế nông nghiệp

của huyện. - Trong những năm qua việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai là một trong

những nhân tố quan trọng mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh góp phần để Tứ Kỳ đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Qua kinh nghiệm sản xuất hàng năm cho thấy đất đai của huyện phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt như: Lúa đặc sản, rau màu cao cấp, nhiều mô hình trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đất nông nghiệp là nguồn dự trữ dồi dào về số lượng để cung cấp cho các ngành như: Công nghiệp, dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và các cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt văn hoá cũng như khám chữa bệnh của nhân dân.

Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, thâm canh tăng vụ là biện pháp cần thiết cho ngành nông nghiệp cũng như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp đều nhằm mục đích chung là nâng cao giá trị thu nhập/1 ha đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Với kinh nghiệm sản xuất của nhân dân từ ngàn xưa để lại. Nhân dân Tứ Kỳ luôn luôn ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng, vào sản xuất như: chọn giống cây trồng có tính chống chịu sâu bệnh, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, chọn con giống cho năng suất cao, dễ chăm sóc, ít mẫn cảm với điều kiện khó khăn.

- Trên địa bàn huyện đang hình thành 3 cụm công nghiệp vừa và nhỏ là cụm công nghiệp Kỳ Sơn - Cụm công nghiệp Nguyên Giáp và khu công nghiệp

Hưng Đạo với các ngành công nghiệp ít ô nhiễm và sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến nông sản, may mặc, da giầy, dược phẩm, mỹ phẩm, cơ khí, dụng cụ thể thao, vật liệu xây dựng cao cấp… sẽ được thu hút vào các cụm công nghiệp.

4.1.3.2. Khó khăn

- Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, trong khi diện tích đất phi nông nghiệp còn ở mức thấp cho thấy hệ thống hạ tầng cơ sở tuy đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới.

- Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp còn chưa hợp lý. Diện tích đất có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược phát triển kinh tế của huyện như đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất khu công nghiệp… chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích đất phi nông nghiệp.

- Nhìn chung đất phát triển hạ tầng có cơ cấu hợp lý so với yêu cầu phát triển kinh tế, tuy nhiên một số loại đất như: đất chợ, bưu chính viễn thông, thể thao còn chiếm tỷ lệ nhỏ, vì vậy trong tương lai cần phải dành quỹ đất thích hợp cho các công trình phục vụ đời sống dân sinh, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Đất dành cho khu vực làng nghề chưa được quan tâm mà chủ yếu tận dụng làm ngay trong khu dân cư nên chưa phát huy hết tác dụng mà trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên không gì thay thế được. Vì vậy việc quản lý và sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả là việc làm yêu cầu các cấp, các ngành cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể của ngành mình.

Đất đai không thể tăng lên mà chuyển hoá lẫn nhau từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp mà thực tế thì đất nông nghiệp ngày càng giảm đi còn đất phi nông nghiệp thì ngày càng gia tăng, đây là mâu thuẫn chính trong việc quản lý và sử dụng đất hiện nay trong sản xuất.

Dân số ngày một gia tăng, đất nông nghiệp giảm đi dẫn đến một số lực lượng lao động dư thừa ngày một nhiều.

Đất nông nghiệp giảm chuyển sang đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại tăng. Nhu cầu lao động cung cấp cho công nghiệp tăng

xong lực lượng lao động có tay nghề cao để bố trí cho nhà máy, xí nghiệp thì chưa đáp ứng được về trình độ sản xuất.

Một số sản phẩm do ngành nông nghiệp sản xuất ra giá thành quá cao nên mức sống của phần đông nhân dân lao động còn gặp khó khăn.

- Trong nhiều năm qua việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp - chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả về mặt kinh tế tuy nhiên cũng có những tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái nói chung và môi trường đất nói riêng, tiềm ẩn các nguy cơ làm mất cân bằng đa dạng sinh học vốn có ở khu vực giàu tiềm năng của huyện. Thực tế khi xã hội phát triển thì hàng loạt các vấn đề khác cũng được nảy sinh như: Thiếu bền vững về mặt tự nhiên do phá vỡ mặt bằng vốn có; Thiếu bền vững về mặt kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định và chịu sức ép cạnh tranh lớn, không kiểm soát được dịch bệnh và giống nên rủi ro cao trong quá trình sản xuất; Thiếu bền vững về mặt môi trường như ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp…;Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các chế phẩm hoá học cho cây trồng đều để lại tàn dư trên sản phẩm và đất đai.

- Việc mất đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa cho mục đích xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá còn là vấn đề tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, y tế, văn hoá,…chưa tương xứng. Bên cạnh đó các ngành, các cấp cũng chưa quan tâm đến quy hoạch mang tính lâu dài, chưa thu hút được đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Quản lý, sử dụng đất tại một số xã chưa chặt chẽ dẫn đến sử dụng đất chưa hợp lý, kém hiệu quả và sai mục đích chủ yếu do các nguyên nhân sau:

+ Pháp luật đất đai cùng với các chính sách đất đai đã được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, chưa phổ biến sâu rộng để toàn dân tự giác thực hiện.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai cấp xã còn hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm, chưa đủ sức nhanh nhạy giải quyết kịp thời nên còn có tình trạng vi phạm pháp Luật Đất đai.

+ Các chính sách bồi thường, tái định cư chưa hợp lý, thiếu đồng bộ nên gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 62 - 65)