Quy định về thực hiện quyền đối với đất đai tại Thụy Điển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 28 - 30)

Pháp luật đất đai tại Thụy Điển về cơ bản là dựa trên việc sở hữu tư nhân về đất đai và nền kinh tế thị trường. Quyền sở hữu đất đai ở Thụy Điển được quy

định tại Bộ luật Đất đai năm 1970. Theo đó tất cả đất đai tại Thụy Điển được chia thành các đơn vị BĐS và được xác định trong sổ đăng kí BĐS. Quyền sở hữu đất là các quyền (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) đối với thửa đất với không gian ba chiều trên mặt đất và trên không. Các hình thức sở hữu gồm có: sở hữu nhà nước, sở hữu chính quyền tự trị, sở hữu cá nhân. QSDĐ bao gồm: quyền cho thuê (có thể lên đến 50 năm); thuê không gian tòa nhà; quyền địa dịch và quyền đi qua, quyền sở hữu sử dụng lô đất khác cho những mục đích kết nối và dẫn tới lô đất có quyền sở hữu; quyền thế chấp; quyền sử dụng lô đất sở hữu thế chấp tín dụng và bị thu hồi nếu không có khả năng thanh toán (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2014).

Hệ thống pháp luật đất đai của Thụy Điển gồm có rất nhiều các đạo luật, luật, pháp lệnh phục vụ cho các hoạt động đo đạc địa chính và quản lý đất đai. Tòa án thực hiện đăng ký quyền sở hữu khi có các chuyển nhượng đất đai. Người mua phải đăng ký quyền sở hữu của mình trong vòng 3 tháng sau khi mua. Bên mua nộp hợp đồng chuyển nhượng để xin đăng ký. Toàn án sẽ xem xét, đối chiếu với sổ đăng ký đất. Nếu xét thấy hợp pháp, sẽ tiến hành đăng ký quyền sở hữu để người mua là chủ sở hữu mới. Các bản sao của hợp đồng chuyển nhượng sẽ lưu lại tòa án, bản gốc được trao lại cho người mua. Tòa án cũng xem xét các hạn chế về chuyển nhượng của bên bán như cấm bán (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2014).

Hệ thống đăng ký đất đai là hệ thống bằng khoán, điều này có nghĩa là cơ quan cấp phép sẽ chứng thực chủ sở hữu hợp pháp của một lô đất. Việc đăng ký sẽ tăng thêm sự vững chắc về quyền sở hữu của chủ mới, tạo cho chủ sở hữu mới quyền được ưu tiên khi có tranh chấp với một bên thứ ba nào đó và quan trọng hơn, quyền sở hữu được đăng ký rất cần thiết khi thế chấp.Tại Thụy Điển quyền thế chấp được thực hiện thông qua Hệ thống thế chấp bao gồm việc đăng kí thế chấp tài sản. Hệ thống thế chấp rất quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, ví dụ như đầu tư vào đất đai, nhà ở. Thông qua hệ thông thế chấp, những giá trị này có thể chuyển sang vốn sinh lợi góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Hệ thống thế chấp đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cho đầu tư. Khoảng 80% tổng tín dụng ở Thụy Điển được bảo đảm bằng thế chấp.

Bên cạnh đó, hệ thống thế chấp kết hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trong việc đăng ký trên cơ sở vi tính hóa. Những văn bản thế chấp sẽ được đưa ra dưới dạng dữ liệu điện tử và được lưu trữ trong hệ thống. Hệ thống ngân hàng kết nối sẽ thu thập thông tin về người đi vay, tình trạng kinh tế, thu nhập… Tất cả điều đó đều rất quan trọng trước khi ngân hàng ra quyết định cho vay. Đây chính

là ví dụ điển hình của “Chính phủ điện tử” (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 28 - 30)