Thực tiễn việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 41 - 44)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Thực tiễn thực hiện quyền của người sử dụng đất tại Việt Nam và tỉnh

2.3.2. Thực tiễn việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại Hải Dương

Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được các ngành, các địa phương phối hợp thực hiện theo đúng quy định của nhà nước và của tỉnh. Thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức xin thuê đất. Trong năm 2017: Tiếp nhận hồ sơ giao đất, cho thuê đất cho 61 tổ chức, với diện tích là 105 ha, cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất diện tích 18 ha; đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã, phường là 35 ha; thu hồi đất của 08 tổ chức khơng cịn nhu cầu sử dụng đất, với diện tích là 12 ha.

Trong năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 86 dự án, đồng thời phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất, đồng thời thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho các nhà đầu tư.

Nhìn chung, diện tích đất được thu hồi đã đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương; các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cơ bản phù hợp với cơ chế phù hợp với thực tiễn tại địa phương, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất.

Về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận

+ Đối với các tổ chức: Tính đến năm 2017 đã cấp được 2.883 tổ chức (3083 giấy chứng nhận QSD đất) với diện tích 9.684,343 ha, trong đó 6 tháng đầu năm 2016 đã cấp giấy chứng nhận QSD đất cho 36 tổ chức (67 giấy chứng nhận QSD đất) với diện tích 185,98 ha; trong đó có 13 tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, diện tích 17,15 ha (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Hải Dương, 2018).

+ Đất ở khu dân cư: Tính đến năm 2017 cấp được 486.543/514.196 hộ (đạt 94,62%), với diện tích 14.833,39 ha (đạt 96,08%). (Trong đó: Đất ở nơng thơn cấp được 387.984 hộ/408.813 hộ đạt 94,9%, diện tích 12.672,64 ha đạt 94,76%; Đất ở đô thị đã cấp được 98.099 hộ/105.383 hộ đạt 93,08% với diện tích 1.929,25ha đạt 93,43%) (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Hải Dương, 2018).

- Tiếp tục phối hợp với các ngành, các địa phương tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi; đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

2.3.3. Nhận xét chung về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại Việt Nam và tỉnh Hải Dương

Nhìn chung việc thực hiện các QSDĐ trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Hải Dương tuy đã được pháp luật quy định, tuy nhiên các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện chưa đồng bộ, trong đó có thủ tục kê khai đăng ký, cơ quan chuyên môn và cơ quan dịch vụ chưa có kế hoạch và cịn yếu kém về năng lực, đồng thời về giá đất tuy đã có nhiều văn bản quy định nhưng vẫn còn bất cập, hạn chế trong việc xác định giá trị đất đai để chuyển nhượng; chuyển đổi; cho thuê; cho thuê lại hay góp vốn bằng QSDĐ. Do những tồn tại nêu trên, các hoạt động chuyển QSDĐ phi chính quy vẫn diễn ra ở nhiều nơi tác động xấu đến thị trường bất động sản mới hoạt động, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất đai, gây thất thoát nguồn thu cho Nhà nước và nhân dân.

Việc giao đất, cho th đất cịn có những hạn chế: thiếu quy hoạch tổng thể, cung và cầu mặt bằng đất cho sản xuất phi nông nghiệp mất cân đối nghiêm trọng; nhiều dự án được giao đất nhưng không sử dụng, sử dụng đất thiếu hiệu quả, khơng có khả năng đầu tư trên đất, đầu tư không đúng tiến độ, sử dụng đất sai mục đích; tình trạng quy hoạch “treo” khá phổ biến; tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ rất chậm, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giao dịch bất động sản cũng như việc thực hiện các quyền sử dụng đất; việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để giao đất cho các nhà đầu tư cịn nhiều khó khăn; việc giao đất, cho thuê đất cịn nặng về cơ chế “xin - cho”, khơng phù hợp quy luật kinh tế, làm mất ổn định kinh tế - xã hội.

hiện các quyền của người sử dụng đất chưa đủ mạnh. Nhận thức và việc chấp hành quy định của pháp luật đất đai về việc đăng ký giao dịch thực hiện các quyền của người sử dụng đất cịn chưa nghiêm gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất của các cấp, các ngành và địa phương chưa tốt (Lê Thanh Khuyến, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 41 - 44)