Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 45)

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, tài nguyên thiên nhiên,…); điều kiện kinh tế - xã hội (văn hóa; y tế; giáo dục; thể thao; tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,...) giai đoạn 2015 - 2017 được thu thập tại Chi cục Thống kê huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương;

- Tình hình quản lý đất đai của huyện Kinh Môn; hiện trạng sử dụng đất của huyện Kinh Môn được thu thập tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Kinh Môn – Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra trực tiếp bằng phiếu in sẵn các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện các quyền sử dụng đất. Các tiêu chí điều tra bao gồm: Thông tin về chủ sử dụng đất, thửa đất, nguồn gốc đất, các quyền của người sử dụng đất, các ý kiến, kiến nghị của các hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các quyền sử dụng đất. Số lượng phiếu điều tra được xác định theo công thức sau:

n = N/(1+N.e2) (Dẫn theo Lê Huy Bá và cs., 2006)

Trong đó:

n - Số lượng phiếu điều tra;

N - Tổng số hồ sơ thực hiện từng quyền của người sử dụng đất

e - Sai số cho phép (5-15%). (Chọn e=15%)

Vậy số phiếu cần điều tra được xác định theo công thức từng quyền sử dụng đất thể hiện cụ thể tại bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Số lượng phiếu phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền của người sử dụng đất ở tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

STT Các quyền Sai số (%) Số lượng dịch vụ giao dịch (Hồ sơ) Số phiếu (phiếu) 1 Thế chấp 15 11.770 44 2 Chuyển nhượng 15 2.428 44 3 Tặng cho 15 1.833 43 4 Thừa kế 15 536 41 Tổng số: 172

- Phỏng vấn 100% công chức, viên chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Số phiếu điều tra được thể hiện ở bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2. Số lượng phiếu điều tra người liên quan đến thực hiện quyền của người sử dụng đất

STT Đơn vị công tác Số phiếu

(phiếu) Ghi chú

1

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Kinh Môn

06 01 giám đốc, 5 viên chức

2 Chi cục thuế 02 02 công chức

3 Bộ phận một cửa - Văn phòng UBND - HĐND huyện 02 02 công chức 4 UBND xã, thị trấn 25

25 công chức địa chính tại tất cả 25 xã, thị trấn (01 công

chức/xã, thị trấn)

Tổng số phiếu 35

Như vậy, tổng số phiếu cần điều tra đối với công chức, viên chức là 35 phiếu.

3.5.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu

Từ các số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành thống kê và tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định trên phần mềm Excel để khái quát kết quả thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Sử dụng phương pháp phân tích để phân tích, đánh giá về kết quả thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Từ đó xác định những thuận lợi, khó khăn để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

3.5.4. Phương pháp so sánh

Tiến hành phân lập các nhóm đối tượng và nhóm chỉ tiêu, đối chiếu các chỉ số định lượng hoặc cấp độ định tính tương ứng để xác định mức độ giống nhau, khác nhau từ đó xác định hoặc dự đoán, dự báo các quy luật, diễn biến của các hiện tượng hoặc mối quan hệ hay tính chất của các đối tượng nghiên cứu. Đối với đề tài này là tiến hành so sánh việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất qua các năm, nhằm chỉ ra những mặt được và những mặt còn hạn chế về chính sách, pháp luật và thực hiện chính sách, pháp luật trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

3.5.5. Phương pháp đánh giá

Đánh giá về việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương được thực hiện thông qua các tiêu chí như: Thủ tục hành chính, nhân lực, cơ sở vật chất, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân và nghĩa vụ tài chính phải thực hiện,… từ phía người dân và các tiêu chí như: Cơ sở vật chất, nhân lực, mức độ hiểu biết pháp luật, các tranh chấp phát sinh, các hành vi vi phạm và cách xử lý, các vướng mắc phát sinh,... từ phía công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN KINH MÔN

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Kinh Môn nằm ở phía Đông bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm Thành phố Hải Dương khoảng 25 km, địa giới hành chính của huyện như hình 4.1.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; - Phía Nam giáp huyện Kim Thành; - Phía Đông giáp thành phố Hải Phòng;

- Phía Tây giáp huyện Nam Sách và thị xã Chí Linh.

Vị trí địa lý của huyện Kinh Môn khá thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội: Huyện cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km, nằm trong vùng kinh tế trọng

HẢI PHÒNG

điểm Bắc Bộ, liền kề 2 trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Mạng lưới giao thông thuỷ bộ trải rộng khắp trên địa bàn, là điều kiện thuận lợi để huyện giao lưu kinh tế với bên ngoài, tiếp cận nhanh các thông tin thị trường và cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh. Đó là những yếu tố quan trọng tạo tiền đề cho Kinh Môn phát triển năng động hơn trong nền kinh tế thị trường, hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế trong nước và thế giới.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nằm trong vùng đồng bằng bắc bộ nên huyện Kinh Môn có địa hình nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam. Tuy nhiên, dãy núi An Phụ và hệ thống sông ngòi đã chia cắt huyện Kinh Môn thành 4 khu với các đặc điểm địa hình khác nhau: Khu Bắc An Phụ, Khu Nam An Phụ, Khu Đảo và Khu Tam Lưu. Phía nam dãy An Phụ là vùng đồng bằng màu mỡ. Phía bắc dãy An Phụ mang đặc điểm địa hình bán sơn địa.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Kinh Môn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với đặc trưng mùa đông khô lạnh, độ ẩm thấp; mùa hè nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao. Nhiệt độ trung

bình cả năm từ 23,4 - 24,20C. Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 với nhiệt độ

dao động từ 28 - 29,50C. Tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình hàng năm

dao động từ 15,4 - 17,90C. Số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng 1300 - 1400

giờ. Đặc biệt năm 2003 số giờ nắng lên tới 1760 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600mm, năm mưa ít nhất là 1154mm; năm mưa nhiều nhất là 1880mm. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 85- 86%.

4.1.1.4. Thủy văn

Huyện Kinh Môn được bao bọc xung quanh bởi 4 con sông gồm: sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Đá Vách và sông Hàn Mấu. Chế độ thủy văn chịu tác động của hệ thống sông Thái Bình.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Kinh Môn là 16.533,5 ha, chiếm 9,90% diện tích tỉnh Hải Dương. Đất đai của huyện Kinh Môn được hình thành do sự

bồi lắng phù sa của hệ thống sông Thái Bình đối với khu vực phía nam và phần đồng bằng của khu vực phía bắc. Phần địa hình bán sơn địa đất đai hình thành do sự phong hoá đá. Tài nguyên đất của huyện Kinh Môn có thể chia thành 2 vùng chính như sau:

- Vùng đất đồng bằng: được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thái Bình. Nhóm đất này tương đối màu mỡ, có điều kiện để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện và vững chắc với nhiều loại sản phẩm phong phú như: cây lương thực, cây thực phẩm và cây ăn quả. Tuy nhiên, nhóm đất này còn có một ít diện tích bị nhiễm mặn ở khu vực Nhị Chiểu, đất có thành phần cơ giới nặng, độ chua cao, hàm lượng dinh dưỡng trung bình.

- Vùng bán sơn địa (đất đồi núi xen lẫn đất bằng) nằm trên địa phận của 18 xã, thị trấn trong huyện. Nhìn chung nhóm đất này có địa hình phức tạp, đất dốc, nghèo dinh dưỡng, chất hữu cơ ít, thành phần cơ giới nhẹ. Cây trồng sinh trưởng kém. Vùng đất này có thể phát triển trồng rừng, trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi đại gia súc.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của huyện tương đối dồi dào do có hệ thống sông ngòi nhiều và lượng ao hồ trên địa bàn huyện khá lớn. Nguồn nước mặt đủ để cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư. Nguồn nước ngầm: Theo kết quả điều tra, thăm dò của các chuyên gia địa chất, nguồn nước ngầm của huyện Kinh Môn rất nghèo nàn, nước nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao, xử lý phức tạp và khó khai thác.

4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Kinh Môn là địa phương có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào nhất của tỉnh Hải Dương. Nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của huyện là đá vôi, bao gồm các mỏ đá: Đá vôi trợ dung Lỗ Sơn, đá vôi xi măng Hoàng Thạch, đá vôi xi măng Vạn Chánh, đá vôi xi măng Lỗ Sơn với tổng trữ lượng khoảng 70 triệu tấn, phục vụ cho các nhà máy xi măng trên địa bàn huyện và khu vực. Nguồn tài nguyên đáng kể nữa là sét xi măng với 2 mỏ: Sét xi măng Núi Canh với trữ lượng tìm kiếm khoảng 700 tấn/năm và sét xi măng Hoàng Thạch với trữ lượng thăm dò sơ bộ khoảng 64 triệu tấn. Ngoài ra, trên địa bàn

huyện còn nhiều mỏ và điểm quặng khác như: Phốtphorit Hang Đèn, puzơlan Hạ Chiểu, Cao lanh Bích Nhôi, dolomit luyện kim Núi Han, sét gạch ngói Lỗ Sơn, sắt Thung Xanh, sắt Lỗ Sơn, đồng Hạ Chiểu, sắt - bauxit Lỗ Sơn đã và đang được khai thác phục vụ nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn và du lịch

Kinh Môn có nguồn lao động dồi dào với kỹ năng sản xuất nông nghiệp lâu đời của nền văn minh lúa nước đồng bằng sông Hồng. Bước vào thời kỳ đổi mới tiếp cận với cơ chế thị trường, việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, từ lao động phổ thông sang lao động có kỹ thuật diễn ra nhanh chóng. Ngay cả trong sản xuất nông nghiệp, đa số người dân Kinh Môn đều cố gắng vươn lên làm giàu bằng sản xuất hàng hoá nông sản với nhiều cây trồng vật nuôi phong phú như: trồng dâu nuôi tằm, trồng sắn dây, trồng hành tỏi, phát triển cây rau màu vụ đông, nuôi bò sữa, nuôi dê, và nuôi các loại thuỷ sản…

Kinh Môn có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được xếp hạng như: Đền Cao An Phụ, Động Kính Chủ, Động Hàm Long, Tâm Long, Hang Đốc Tít và nhiều đình, đền khác….hàng năm đã thu hút một lượng lớn du khách thập phương đến tham quan, vãng cảnh. Quần thể du lịch của huyện Kinh Môn đã và đang được tỉnh quan tâm và đưa vào trong chương trình phát triển du lịch chung của toàn tỉnh Hải Dương.

4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Về nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ

sản tăng bình quân 2,63%/năm. Năng suất lúa cả năm 2015 ở mức 115,59 tạ/ha đã tăng lên120 tạ/ha năm 2017; bình quân lương thực đầu người năm 2017 đạt 450kg/người/năm, tăng trưởng bình quân 4,9%/năm. Giá trị sản phẩm/ha đất canh

tác năm 2017 đạt 176 triệu đồng, tăng bình quân 12,2%/năm . Chương trình mục

tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tích cực triển khai, thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. 100% các xã đã hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Về Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ: Giá trị sản xuất công nghiệp- xây

dựng năm 2017 là 3.185 tỷ đồng, gấp 1,91 lần so với năm 2015, bình quân tăng 13,84%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 đạt 2.983 tỷ đồng,

tăng bình quân 13,62%/năm. Các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như: sản suất vật liệu xây dựng, sản xuất thép, than cốc, sửa chữa đóng mới phương tiện thuỷ đã khôi phục đà tăng trưởng. Các cụm công nghiệp Duy Tân, Phú Thứ, Long Xuyên, Hiệp Sơn thu hút được một số dự án đầu tư lớn, hầu hết các dự án đã đầu tư, hoạt động hiệu quả tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư chiều sâu; duy trì và phát triển 04 làng nghề truyền thống, tạo việc làm ổn định thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2015 đạt 203 tỷ đồng, tăng bình quân 17,56%/năm, tăng 2,26 lần so với năm 2010.

Huyện có bốn cụm công nghiệp tập trung gồm: cụm công nghiệp Phú Thứ, cụm công nghiệp Duy Tân, cụm công nghiệp Hiệp Sơn và cụm công nghiệp Long Xuyên; nằm ngoài các cụm công nghiệp còn có các nhà máy lớn như Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch, Công ty cổ phần thép Hòa Phát, Công ty cổ phần năng lượng, các công ty giày da... với tổng diện tích trên 1000 ha cơ bản được lấp đầy. Ngoài ra, huyện quy hoạch các khu dân cư, khu dân cư đô thị, các tuyến đường giao thông nội thị, vỉa hè, hệ thống đèn chiếu sang đô thị, công viên cây xanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh để thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư các lĩnh vực: phát triển công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng đô thị, khu dân cư đô thị, các sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tình hình kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua luôn ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm gần đây đạt 12,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp- xây dựng, Thương mại - Dịch vụ. Cụ thể năm 2016: nông-lâm nghiệp - thủy sản 5,7%. Công nghiệp- xây dựng 86%, thương mại-dịch vụ 8,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 43,7 triệu đồng/người/năm. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được coi trọng, an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố vững chắc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định.

Hoàn thiện việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết không

gian công cộng và quy hoạch hệ thống giao thông huyện là cơ sở xây dựng Đề án thành lập thị xã Kinh Môn và các phường trực thuộc thị xã Kinh Môn giai đoạn 2015-2020.

4.1.4. Dân số, lao động, việc làm

Dân số năm 2017 toàn huyện là 166.411 người, trong đó dân số thành thị 34.180 người, dân số nông thôn 132.231 người, tỷ suất tăng dân số tự nhiên là 0,12%o, tỷ lệ sinh 1,8%, tỷ lệ giới tính sinh 122 nam/100 nữ, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 8,4%. Lực lượng lao động năm 2017: Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 112.660 người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chiếm 67,2% dân số. Lực lượng lao động đang làm việc phân bố cho các ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 45)