Những kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao năng lực cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 49)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Những kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao năng lực cán bộ,

bộ, công chức cấp xã

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, trong 10 năm qua thành phố Đà Nẵng đã tập trung xây dựng đội ngũ CB,CC cơ sở, tạo ra bước chuyển biến khá mạnh mẽ.

Sở Nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy trình lãnh đạo thành phố thông qua Đề án nâng cao chất lượng CB,CC xã, phường. Trên cơ sở đó, các địa phương đã tiến hành rà soát đội ngũ CB,CC xã, phường và xây dựng kế hoạch bố trí phù hợp, đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của từng vị trí công tác. Chất lượng CB,CC và người hoạt động chuyên trách từng bước được nâng lên, một số chức danh trước đây như Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch các Hội, đoàn thể và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, phường do các cán bộ hưu trí đảm nhận thì nay đã được thay thế bởi CB,CC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trẻ hơn.

Thực hiện “Đề án tạo nguồn chức danh Bí thư, Chủ tịch UBND phường, xã” (Đề án 89), cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố đã đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, nên chất lượng CB,CC xã, phường có nhiều chuyển biến, độ tuổi ngày càng được trẻ hóa. Bên cạnh đó, ngoài chế độ, chính sách do Trung ương quy định, Thành phố đã ban hành nhiều chính chế độ, chính sách

như: Quy định hỗ trợ hàng tháng cho CB,CC được tiếp nhận theo chính sách thu hút nguồn nhân lực, người phụ trách công tác tôn giáo, phụ trách tiếp nhận và trả kết quả; phụ cấp chức vụ cho Chỉ huy trưởng quân sự, Trưởng công an xã, phường; quy định phụ cấp CB,CC kiêm nhiệm chức danh những người hoạt động không chuyên trách; tăng mức phụ cấp hàng tháng và đóng BHXH, BHYT cho những người hoạt động không chuyên trách từ ngân sách thành phố; nâng định

mức khoán kinh phí cho CB,CC phường, xã.... (dẫn theo Lý Hoàng Long, 2016).

Để khuyến khích những người không đủ trình độ công tác tại phường, xã nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc, Thành phố đã ban hành quy định: Đối với CB,CC khi thôi việc thì ngoài chế độ BHXH, mỗi năm tham gia công tác có đóng BHXH thì được hưởng 1,5 tháng lương hiện hưởng; đối với CB,CC những người hoạt động không chuyên trách đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức tham gia công tác tại phường, xã thôi việc thì ngoài chế độ BHXH, mỗi năm tham gia công tác có đóng BHXH thì được hưởng 01 tháng lương hiện hưởng. Đến nay đã có 139 người nghỉ hưu, thôi việc, tạo điều kiện cho việc bố trí người có trình độ vào

công tác tại phường, xã (dẫn theo Lý Hoàng Long, 2016).

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC phường, xã, UBND thành phố ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và theo từng giai đoạn. Mỗi năm, thành phố tổ chức 3 - 4 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, 4 - 5 lớp trung, cao cấp lý luận chính trị, 1 - 2 lớp trung cấp hành chính, cử 8 - 10 CB,CC đi đào tạo đại học nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn. Trong 03 năm 2010-2012, thành phố đã cử 1.032 lượt CB,CC xã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, trong đó bao gồm 130 lượt CB,CC xã tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ bao với 07 lượt người được đào tạo đại học và 123 lượt người được đào tạo trung cấp; 902 lượt CB,CC xã tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng (dẫn theo Lý Hoàng Long, 2016).

Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn cho CB,CC phường, xã; thành phố còn tổ chức đào tạo với chương trình đặc biệt theo Đề án 89 cho khoảng 140 người. Nội dung đào tạo liên quan đến hành chính công, quản lý đô thị, công tác Đảng, công tác chính quyền, đoàn thể, đồng thời rèn luyện các kỹ năng cơ bản như xử lý tình huống, soạn thảo văn bản, diễn đạt ý tưởng bằng lời nói, sử dụng công nghệ thông tin…; qua đó bồi dưỡng các kỹ năng về lãnh đạo, điều hành theo từng chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí công tác tại phường, xã, hình thành được phong cách

lãnh đạo, quản lý, giúp cho các học viên ngay sau khi tốt nghiệp có thể đảm đương được nhiệm vụ được phân công công tác.

Thành phố đã ban hành quy định để tạo điều kiện cho CB,CC cấp xã đi học nâng cao trình độ: Đối CB,CC cấp xã học đại học được thanh toán tiền mua tài liệu, giáo trình phục vụ học tập 6.000.000đ; học cao học: 10.000.000đ; nghiên cứu sinh: 12.000.000đ, được thanh toán tiền tàu, xe đi lại; thanh toán tiền ăn và thuê nhà nếu ở học tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 900.000đ/người/tháng, tại các tỉnh, thành phố khác: 600.000 đ/người/tháng; sau khi tốt nghiệp được hỗ trợ một lần với mức tiền lương tương ứng: đối với Tiến sỹ là 60.000.000đ, Thạc sỹ là 20.000.000đ; đối với cán bộ, công chức học trung, cao cấp lý luận chính trị; trung cấp hành chính được thanh toán đầy đủ học phí, tiền tài liệu, giáo trình phục vụ học tập, ngoài ra công chức được hưởng đầy đủ các chế độ học tập theo

quy định (dẫn theo Lý Hoàng Long, 2016).

Từ năm 2000, UBND thành phố đã ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực, trong đó thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại khá về công tác tại xã, phường nhằm từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC cấp xã. Hiện nay, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học các trường Đại học công lập hệ chính quy về công tác tại xã, phường được hưởng phụ cấp 1.000.000 đồng/tháng ngoài mức lương quy định, hưởng trong vòng 60 tháng.

Tính đến nay, thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác tại phường, xã 237 sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi và học viên theo Đề án 89. Sau khi tiếp nhận Đảng ủy, UBND phường, xã đã phân công nhiệm vụ cho từng người phù hợp với năng lực sở trường. Số CB,CC trên cơ bản phát huy được năng lực và có 30 người được bổ nhiệm bầu cử chức vụ Phó Chủ tịch UBND (chiếm tỉ lệ 12,7%), 19 người được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy (chiếm tỉ lệ 8%); số còn lại được bố trí vào các chức danh công chức và những người hoạt động

không chuyên trách…160 người được kết nạp Đảng (chiếm tỉ lệ 67,5%) (dẫn

theo Lý Hoàng Long, 2016).

Năm 2013, đối với việc thu hút sinh viên về công tác tại phường, xã. UBND thành phố Đà Nẵng có đổi mới phương án tiếp nhận. UBND phường, xã rà soát các vị trí việc làm cần tiếp nhận, báo cáo về Sở Nội vụ; Sở Nội vụ tổng hợp, công khai thông tin về vị trí tiếp nhận và phối hợp với UBND quận, Chủ

tịch UBND các xã có vị trí cần tiếp nhận tiến hành phỏng vấn các ứng viên nhằm mục đích để chính người sử dụng đối tượng thu hút chọn đúng đối tượng, phù

hợp với yêu cầu vị trí cần tuyển (dẫn theo Lý Hoàng Long, 2016).

Nội dung phỏng vấn bao hàm kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành cho vị trí tiếp nhận của ứng cử viên, những điểm mạnh, điểm yếu, sự phù hợp của từng ứng cử viên cho vị trí tiếp nhận, chứ không chỉ về kết quả học tập. Các ứng cử viên phải có hiểu biết nhất định về xã nơi mình đăng ký dự tuyển, trách nhiệm và nghĩa vụ; đối với các ứng viên tham gia phỏng vấn tiếp nhận theo chính sách xây dựng nông thôn mới phải có hiểu biết rõ về chính sách này. Việc công khai thông tin về tuyển dụng giúp người nộp hồ sơ chọn lựa vị trí phù hợp với năng lực, sở trường của mình khi đăng kí theo chính sách thu hút. Ngoài ra, việc công khai danh sách, kết quả phỏng vấn thể hiện sự minh bạch trong việc tiếp nhận, đã tạo nên sự cạnh tranh, thực tài cho từng vị trí. Đợt phỏng vấn quý III/2013, có 40 ứng viên tham gia phỏng vấn để tìm ra 08 ứng viên có kết quả tốt nhất bố trí về các xã.

Về chính sách đãi ngộ đối với CB,CC cấp xã, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 21/8/2010. Theo đó, CB,CC cấp xã kiêm nhiệm chức danh CB,CC xã, phường được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm 30% định mức lương, cao hơn quy định của Chính phủ 10%. Đối với CB,CC cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách nếu kiêm nhiệm chức danh những người hoạt động không chuyên trách, Chính phủ không quy định, nhưng theo Quyết định này, họ được hưởng phụ cấp 30% định mức lương.

Với việc ban hành và thực hiện các chính sách có tính chất đột phá trong việc xây dựng đội ngũ CB,CC cấp xã nên so với năm 2002, trình độ chuyên môn của đội ngũ CB,CC phường, xã của Đà Nẵng năm 2012 đã tăng lên rõ rệt, cụ thể ở một số tiêu chí về trình độ đào tạo: Sau đại học: 0,45%; Đại học: 60,5% (2002: 20%); Cao đẳng: 6,8% (2002: 5%); Trung cấp: 27% (2002: 40%); Chỉ còn 1,4% sơ cấp và 3,9% chưa qua đào tạo. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 1,6%; Trung cấp: 55%; sơ cấp 25%; chưa qua đào tạo: 18.3%. Về trình độ quản lý nhà nước: Đại học: 0,45%; Trung cấp: 50,5%; sơ cấp 17,6%; chưa qua đào tạo: 31,4%.

Có thể nói trong thời gian qua thành phố Đà Nẵng đã không ngừng đổi mới và có nhiều chủ trương, chính sách đột phá trong việc thu hút, quản lý, sử dụng, đào tạo đội ngũ CB,CC phường, xã nhằm chuẩn bị một đội ngũ có năng lực, có nhiệt huyết với công việc phục vụ tốt nhất cho tổ chức, công dân, cho sự

phát triển của thành phố. Theo đó, chất lượng đội ngũ CB,CC phường, xã của thành phố đã được tăng lên đáng kể, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm

vụ tại chính quyền cơ sở (dẫn theo Lý Hoàng Long, 2016).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Mục tiêu Đảng bộ thành phố Hà Nội quyết tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2010 – 2015 là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ cấp sơ sở. Không chỉ đạt chuẩn về lý luận chính trị, yêu cầu bắt buộc đối với 100% cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn và 80% cán bộ chuyên môn cấp xã là phải có trình độ đại học. Ngoài việc giao chỉ tiêu cho từng cấp ủy, có chính sách khuyến khích cán bộ đi học, tăng cường mở lớp…, thì việc đào tạo bổ sung khoảng 1000 cán bộ làm công tác Đảng cho cơ sở được coi là giải pháp để hiện

thực hóa mục tiêu (dẫn theo Trần Thị Thái Thảo, 2014).

Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước có đi vào cuộc sống hay không phụ thuộc rất lớn vào cấp cơ sở. Đây vừa là nơi tiếp nhận, vừa là nơi triển khai chủ truong, nghị quyết vào cuộc sống, quyết định đến hiệu quả thực thi. Nhưng khó khăn ở nhiều đại phương hiện nay là năng lực cán bộ hạn chế, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chuẩn bị cho chương trình xây dựng nông thôn mới, thành phố Hà Nội khảo sát trình độ cán bộ tại 401 xã, có 6133 người tham gia chỉ có 76,44% đạt chuẩn , đây cũng là khó khăn chung của nhiều nơi. Thống kê hiện nay, toàn thành phố vẫn còn 683 cán bộ xã chưa qua đào tạo về chuyên môn và 1712 người chưa qua đào tạo về lý luận chính trị. Sự bất cập về trình độ nghiệp vụ, chính trị là một trong những nguyên nhân căn bản khiến cho năng lực điều hành, quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền hạn chế, còn lúng túng nhất là trong công tác quản lý nhà nước đất đai, xây dựng cơ bản, xây

dựng nông thôn mới (dẫn theo Trần Thị Thái Thảo, 2014).

Thành ủy Hà Nội thực hiện chương trình “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy Đảng và đội ngũ đảng viên; năng lực điều hành, quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011 – 2015”. Trước mắt, rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế, quy định, quy trình về công tác cán bộ; xây dựng các quy định đặc thù: quy định chế độ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu; quy chế lấy ý kiến quần chúng đánh giá cán bộ… thực hiện thống nhất. Hà Nội đi đầu thực hiện chủ tương chuẩn hóa, trẻ hóa, tăng tỷ lệ cán bộ nữ và từng bước nhất thể hóa chức danh. Các khâu tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ được đổi mới. Ngoài

công khai công tác tuyển dụng cán bộ, công chức thông qua thi tuyển, thành phố sẽ xây dựng cơ chế, tiêu chí tuyển dụng với người tốt nghiệp loại xuất sắc hoặc cán bộ có thành tích xuất sắc ở xã, phường, thị trấn nhằm lựa chọn nhân sự tốt nhất đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đảng bộ Hà Nội quyết định lựa chọn khoảng 1000 sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, công tác tuyên giáo… bổ

sung cho 577 xã, phường, thị trấn (dẫn theo Trần Thị Thái Thảo, 2014).

Hình thức đánh giá chất lượng cán bộ, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được tiến hành dân chủ, trên cơ sở lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo. Cấp ủy các cấp kiên quyết miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, thiếu trách nhiệm để xảy ra việc nổi cộm, bức xúc kéo dài… Bên cạnh đó, căn cứ nhu cầu kiến thức, kỹ năng mà đội ngũ cán bộ cơ sở đang cần, TP sẽ huy động 73 trường đại học trên địa bàn cùng vào cuộc để đào tạo giúp 80% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ chuyên môn đại học

đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đang đặt ra (dẫn theo Trần Thị Thái Thảo, 2014).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Nhận thức được tầm quan trọng của chính quyền xã, phường, thị trấn trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở nước ta và vai trò của đội ngũ CB,CC cấp xã trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội ở cơ sở và giải quyết các công việc liên quan đến đời sống người dân, trong những năm qua Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Nam Định đã thường xuyên chỉ đạo, nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC cấp xã. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều văn bản như: Nghị quyết số 08- NQ/TU của Tỉnh uỷ về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý từ năm 2007 đến năm 2015 và những năm tiếp theo, Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh uỷ về nâng cao chất lượng CB,CC xã, phường, thị trấn từ năm 2011-2015 và những năm tiếp theo; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định của UBND tỉnh về việc tuyển dụng (ưu tiên xét tuyển) người có trình độ Đại học hệ chính quy phù hợp với chuyên ngành về công tác tại xã, phường, thị trấn...

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các huyện, thành phố đã tập trung rà soát đội ngũ CB,CC cấp xã, xem xét các chức danh còn thiếu, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bổ sung trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định của tỉnh. Đồng thời, thông qua đại hội các đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã, các cấp uỷ Đảng đã chỉ đạo quyết liệt việc đảm bảo "chuẩn hoá" các chức danh trưởng các đoàn thể, kiên quyết điều chuyển, cho nghỉ chế độ đối với CB,CC không đảm bảo

quy định về độ tuổi và trình độ. Thực hiện Quyết định 446/QĐ-UBND của UBND tỉnh, trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã tuyển dụng được 327 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại cấp xã; trong đó năm 2012 và 8 tháng đầu năm 2013

đã tuyển được gần 150 trường hợp (dẫn theo Lý Hoàng Long, 2016).

Cùng với công tác tuyển dụng, các địa phương còn thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã theo hướng chuẩn hoá. Sở Nội vụ đã phối hợp với các huyện, thành phố tiến hành khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 49)