Quan điểm nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 104 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Quan điểm nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã tại huyện

4.3. Định hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã

4.3.2.Quan điểm nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã tại huyện

Hữu Lũng

Xuất phát từ đặc điểm tình hình và yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của huyện Hữu Lũng, đặc biệt xuất phát từ định hướng phát triển đến năm 2025, để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực quản lý, huyện Hữu Lũng cần có một đội ngũ cán bộ cơ sở có đầy đủ đức và tài, có phẩm chất và trình độ chuyên môn. Vì vậy, quan điểm nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Hữu Lũng từ 2020-2025 như sau:

4.3.2.1. Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã phải xuất phát từ quan điểm, chủ trương của Đảng

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh toàn diện, nhằm mục đích để thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng. Xuất phát từ vấn đề có tính chất nguyên lý, căn cứ từ yêu cầu công việc để đạt mục tiêu của tổ chức, từ yêu cầu của tổ chức để chọn và sắp xếp con người. Do đó, công tác tổ chức cán bộ nói chung và nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã nói riêng phải xuất phát từ quan điểm và đường lối của Đảng bao gồm đường lối chính trị, đường lối kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và quan điểm, nguyên tắc về công tác tổ chức, công tác cán bộ của Đảng; Đảng thống nhất nguyên tắc lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát

huy trách nhiệm của tổ chức và cá nhân người đứng đầu các tổ chức chính trị về công tác cán bộ. Nói cách khác, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là kết tinh sản phẩm của đường lối chính trị và đường lối tổ chức của Đảng.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng nòng cốt, tiên phong thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, biến đường lối, nghị quyết của Đảng đến với người dân và trở thành hiện thực. Hay nói cách khác, cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng thực thi nhiệm vụ đưa nghị của Đảng vào cuộc sống, thông qua viêc thực hiện chức năng, quyền lực của cơ quan chính quyền địa phương. Do đó, việc xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã là xuất phát từ yêu cầu nhằm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng và lấy quan điểm, đường lối của Đảng làm cơ sở.

4.3.2.2. Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã theo hướng chuyên nghiệp hóa, dựa trên cơ sở yêu cầu của công việc

Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã phải được thực hiện theo hướng chuyên nghiệp hóa, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có tính chuyên nghiệp cao, có đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, uy tín để thực thi công vụ.

Cũng giống như một công việc bất kỳ, công việc của cán bộ, công chức cấp xã, trước hết đòi hỏi người thực hiện nó phải có những hiểu biết, kỹ năng và năng lực nhất định. Đó là những tiêu chuẩn cần thiết phải có để có thể thực hiện thành công việc quản lý, điều hành; nói cách khác, cán bộ, công chức cấp xã phải đạt được năng lực tương xứng để quản lý, để thực thi công vụ. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào các yêu cầu, điều kiện công việc để bố trí, sắp xếp, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức chứ không phải vì những con người cụ thể mà đưa ra để bố trí, sử dụng vào công việc; mà phải xuất phát từ yêu cầu, từ đòi hỏi của công việc để bố trí, sắp xếp con người có đủ các điều kiện thực thi các nhiệm vụ đó.

Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã phải được thực hiện trên cơ sở của phân tích, đánh giá công việc, lấy mục tiêu đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ quản lý làm mục tiêu nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức cấp xã.

4.3.2.3. Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đạo đức chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp

thành công nhiệm vụ quản lý, đạt được mục tiêu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo là yêu cầu bắt buộc phải có đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, lao động của cán bộ, công chức cấp xã là loại hình lao động đặc biệt, một nghị quyết, một quyết định do chính quyền địa phương ban hành, có tác dụng rất lớn tới mọi hoạt động khác nhau của đời sống xã hội tại địa phương. Do vậy, hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội tại địa phương đó, mà còn ảnh hưởng tới chất lượng của cả cấp chính quyền cơ sở, đến phát triển kinh tế - xã hội của cả địa phương.

Chính vì thế, cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được đặt ra một cách mạnh mẽ và đòi hỏi phải đáp ứng với những nỗ lực cao nhất.

4.3.2.4. Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã là một quá trình liên tục được thực hiện đồng bộ từ khâu tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo và sử dụng

Năng lực cán bộ, công chức cấp xã phụ thuộc không chỉ vào một yếu tố hay một giai đoạn nào trong thời gian công tác của họ, mặt khác năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức phải luôn gắn với việc thực hiện các công việc theo vị trí việc làm của UBND cấp xã trong các thời kỳ tồn tại, xây dựng và phát triển chính quyền địa phương. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã phải được quan tâm thực hiện ngay từ khi được bố trí tham gia làm cán bộ, công chức cấp xã và cả trong suốt quá trình thực thi công vụ tại UBND xã, thị trấn.

Việc nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã có thể thực hiện thông qua nhiều hình thức, biện pháp sát với thực tiễn. Phải được tiến hành từ khâu tuyển dụng, bầu cử, bố trí công tác đúng người, đúng việc theo đúng trình tự, thủ tục phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh. Sau đó là cả quá trình đào tạo, bồi dưỡng, để tiếp tục trang bị những kỹ năng quản lý, những kiến thức mới, đồng thời làm tốt việc sắp xếp, bố trí sử dụng đúng, có hiệu quả năng lực ở từng người.

4.3.2.5. Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị và của từng cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền cơ sở

Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã đi cùng với xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở, thực hiện công việc một cách hợp lý. Mục tiêu cuối cùng của việc nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã là để thực hiện thành

công các công việc mà cấp chính quyền cơ sở phải tổ chức thực hiện, chính vì lẽ đó mà yêu cầu đối với hệ thống các công việc được xây dựng và bố trí một cách hợp lý, có chất lượng. Hệ thống công việc hợp lý và có chất lượng có mối quan hệ khá chặt chẽ đối với việc nâng cao các kỹ năng, hiểu biết và năng lực quản lý điều hành của cán bộ, công chức cấp xã. Với một hệ thống công việc tốt, việc xác định các kỹ năng, năng lực, hiểu biết được xác định chính xác hơn, người cán bộ, công chức cấp xã được trang bị, bổ sung những gì thực sự cần thiết. Hệ thống công việc hợp lý còn giúp họ có điều kiện vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng được trang bị.

Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức cấp xã không chỉ dừng lại ở cơ quan làm công tác nhân sự mà là trách nhiệm của mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị và ở từng cán bộ, công chức. Trong đó, người đứng đầu bộ máy chính quyền cơ sở phải có trách nhiệm thường xuyên chăm lo xây dựng và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống thuộc thẩm quyền quản lý. Đồng thời phải huy động trách nhiệm và sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội, mọi thành viên trong việc tham gia quản lý, giám sát, đóng góp ý kiến với mọi hoạt động của cả bộ máy chính quyền cơ sở nói chung và hoạt động quản lý, điều hành của cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã còn là trách nhiệm của bản thân của từng người cán bộ, công chức, mỗi cán bộ, công chức phải xác định trách nhiệm, quyết tâm học tập, tự rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện tác phong làm việc và đạo đức nghề nghiệp của chính bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 104 - 107)