Bài học kinh nghiệm tham khảo cho huyện Hữu Lũng trong việc nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 51)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Bài học kinh nghiệm tham khảo cho huyện Hữu Lũng trong việc nâng

cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã

Từ những kinh nghiệm xây dựng và nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của một số địa phương, huyện Hữu Lũng có thể rút ra một số bài học như sau:

Một là: Cán bộ, công chức cấp xã phải là những người được đào tạo trình độ chuyên môn trong các trường chuyên nghiệp hoặc được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sau khi được phê chuẩn giữ chức vụ hoặc bố trí công tác; được rèn luyện qua các cương vị, ví trí công tác cần thiết trong thực tế, ưu tú về năng lực và hội tụ tương đối đầy đủ những phẩm chất, đạo đức cần thiết của một lãnh đạo chính quyền.

Hai là: Bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, công chức cấp xã. Phải biết bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực, sở trường của mình; quan tâm tới chính sách đãi ngộ sao cho xứng đáng và chính sách này ngày càng được hoàn thiện; đặc biệt quan tâm tới việc kích thích vật chất gồm các chế độ: tiền lương, tiền thưởng và chính sách Bảo hiểm xã hội.

Ba là: Xây dựng bộ máy chính quyền gọn nhẹ phù hợp thực tế trong từng giai đoạn phát triển cụ thể; cần quan tâm, chú ý tới xu thế trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa cán bộ, vì đây là xu thế phù hợp với thời đại ngày nay nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, CNH-HĐH đất nước và xây dựng nông thôn mới.

Bốn là: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ, công chức theo quy hoạch, theo chức danh, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược công tác cán bộ giai đoạn mới. Củng cố, nâng cao chất lượng các trung tâm bồi dưỡng chính trị - hành chính, huy động mọi nguồn lực và dành một phần ngân sách địa phương cho việc đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ.

Năm là: Cải thiện môi trường làm việc, tạo động lực cống hiến, phấn đấu của cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quản lý cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hoàn thiện cơ chế chính sách cán bộ.

Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ; hoàn thiện chế độ bầu cử, cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm và từ chức của cán bộ; cơ chế sàng lọc, thay thế những cán bộ kém phẩm chất, thiếu năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ; làm tốt cơ chế đảng viên và nhân dân cùng tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Mở rộng quyền đề cử, ứng cử và giới thiệu nhiều phương án nhân sự để lựa chọn.

Tóm lại: Thực tế đã chứng minh, không một quốc gia, địa phương nào phát triển mạnh mẽ mà lại có đội ngũ cán bộ cơ sở yếu kém. Biết tận dụng những bài học làm nên sự thành công của các địa phương trong việc đào tạo, bầu cử và bổ nhiệm cán bộ là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, kinh nghiệm nào cũng là sản phẩm của lịch sử, cụ thể và vận dụng nó không thể là sự dập khuôn mà phải sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 51)