Chế độ, chính sách của Nhà nước, tỉnh đối với cán bộ cấp xã, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo các phòng chuyên môn và cán bộ chủ chốt cấp xã huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 94 - 95)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.5. Chế độ, chính sách của Nhà nước, tỉnh đối với cán bộ cấp xã, huyện

Để đảm bảo cho đội ngũ CBCC n tâm cơng tác, phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ, các cấp lãnh đạo phải quan tâm tới họ bằng việc ban hành các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp hơn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCC.

Hầu hết các chế độ chính sách về cán bộ của các địa phương trong toàn quốc đều chú trọng thu hút nhân lực vào làm ở các cơ quan cấp tỉnh, hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh mà ít chú trọng đến cán bộ ở cơ sở. Do vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã, lãnh đạo cấp huyện vừa yếu lại vừa thiếu.

Tổng hợp những ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ xã, huyện được điều tra đối với những nội dung về chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã. Qua điều tra, tôi chia ra làm 4 mức độ là tốt, khá, trung bình và chưa tốt.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tốt Khá TB Chưa tốt .000 .000 27,55 72,45 ,00 5,10 17,35 77,55 13,27 86,73 .000 .000 8,16 76,53 15,31 ,00 Đ V T :%

Biểu đồ 4.4.Đánh giá về chế độ chính sách đối với cán bộ chủ chốt cấp xã

1. Chính sách thu hút nhân tài 2. Chính sách về tiền lương

- Về chính sách thu hút nhân tài: 72,45% cán bộ cấp xã đều đánh giá là chưa tốt, bởi vì trên thực tế cho đến thời điểm (năm 2016) tại đơn vị hành chính cấp xã, huyện Yên Dũng chưa thu hút được người tốt nghiệp đại học hệ chính quy về làm việc, đặc biệt là các em tốt nghiệp loại khá, giỏi. Trên thực tế đối tượng trong diện thu hút đều dành cho các sở, ban ngành hoặc cấp tỉnh, chứ không phải dành cho xã, huyện. Thực tế những người có trình độ như vậy cũng khơng muốn về xã làm việc. Mặt khác, do điều kiện và phương tiện làm việc ở xã cịn nhiều khó khăn, hạn chế, chế độ tiền lương chưa thỏa đáng…chính vì vậy sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không muốn về cơ sở làm việc, điều đó tất yếu dẫn đến tỷ lệ cán bộ cấp xã có bằng đại học chính quy cịn rất ít.

- Về chính sách tiền lương: 77,55% cán bộ cấp cho rằng cũng chưa tốt. Cán bộ cấp xã, huyện đều là người địa phương, ngồi cơng việc của xã, huyện họ cịn phải trực tiếp lao động chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác của cán bộ cấp xã. Vì vậy, vấn đề học tập để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ cấp xã còn gặp nhiều bất cập do điều kiện kinh tế - xã hội ở nơng thơn cịn rất nhiều khó kh và các chế độ tiền lương phụ, cấp đối với cán bộ cấp xã không đủ đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình họ.

- Về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đa số cán bộ cấp xã, huyện đều đánh giá ở mức khá vì chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ.

Qua bảng trên ta thấy Nhà nước, các cấp chính quyền tỉnh, huyện cần nghiên cứu có chính sách cụ thể hỗ trợ thêm cho cán bộ xã, huyện để họ đảm bảo cuộc sống tốt hơn, yên tâm công tác hơn.

Tóm lại: Chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp xã, huyện trên địa bàn huyện Yên Dũng vẫn chưa thỏa đáng, chưa đồng bộ nhất quán từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cho đến kiểm tra, giám sát cán bộ. Do vậy, gây ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo các phòng chuyên môn và cán bộ chủ chốt cấp xã huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)