PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1. Công tác quy hoạch
Hiện nay, công tác quy hoạch cán bộ cấp xã, huyện ở huyện Yên Dũng chưa tạo ra sự đột phá trong đổi mới chất lượng công tác cán bộ; độ tuổi bình quân của nhân sự trong diện quy hoạch còn cao, chưa bảo đảm sự kế tiếp ba độ tuổi cho một chức danh quy hoạch; chưa thực sự tập hợp và sử dụng được nhiều người tài, đức vào hệ thống chính trị; quan điểm hẹp hịi, khép kín, cục bộ vẫn cịn phổ biến ở nhiều cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương, khiến họ không cần và khơng muốn sử dụng người ngồi vào; các quy định, quy trình hiện có chưa nâng cao được trách nhiệm cá nhân người đứng đầu và cấp ủy có thẩm quyền duyệt quy hoạch, việc quy hoạch cán bộ làm chiếu lệ, nhằm đối phó cấp trên. Việc bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ vẫn theo cảm tính, khơng khách quan (Báo cáo tổng kết cơng tác xây dựng Đảng của huyện Yên Dũng, 2015).
Khi điều tra 120 công chức cấp xã và người dân thì 100% đều cho rằng cơng tác quy hoạch, đánh giá công chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công chức của cấp xã.
Qua bảng 4.15 cho thấy 29,17% các ý kiến được hỏi đều cho rằng công tác quy hoạch hiện nay chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng Cơng chức, 90% ý kiến được hỏi cho rằng công tác quy hoạch chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của cơng chức. Điều đó cho thấy chất lượng quy hoạch chưa cao, công tác đánh giá công chức chưa đúng thực chất, chưa quan tâm tạo điều kiện, môi trường cho công chức trẻ thử thách, phát huy năng lực, sở trường,…Chính vì vậy khi thực hiện công tác quy hoạch cần gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ và năng lực của từng công chức.
Bảng 4.15. Công tác quy hoạch cán bộ
Tiêu chí SL
(Người)
Tỷ lệ (%)
Gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng Cơng chức 85 70,83
Chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng Cơng chức 35 29,17
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của
CBCC 70 58,33
Chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực 50 41,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Khi điều tra 120 người trên địa bàn huyện Yên Dũng, thì 100% cán bộ cấp xã đều cho rằng công tác quy hoạch cán bộ cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cán bộ cấp xã.
Bảng 4.16. Những khó khăn khi thực hiện cơng tác quy hoạch cán bộ Đơn vị tính: % Đơn vị tính: %
Tiêu chí Tỷ lệ (%)
Nguồn cán bộ kế cận thiếu 100,00
Công tác quy hoạch cán bộ chưa công khai, minh bạch 78,12
Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
- Hiện nay công tác quy hoạch cán bộ, tạo nguồn cán bộ còn nhiều bất cập, nguồn cán bộ kế cận còn thiếu, điều này ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ cấp xã.
- Khi tiến hành cơng tác quy hoạch chưa có một quy trình phù hợp cịn có biểu hiện chủ quan, cục bộ do đó ảnh hưởng đến việc bố trí, sử dụng cán bộ.
Công tác quy hoạch cán bộ chưa phát huy được quy chế dân chủ, chưa thực hiện tốt việc bồi dưỡng giúp đỡ đối với đảng viên trẻ phấn đấu trở thành cán bộ ở địa phương. Chính vì vậy khi thực hiện cơng tác quy hoạch cán bộ cấp xã cần gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ. Để có thể quy hoạch cán bộ được tốt, trước hết các cấp huyện, xã, các đơn vị cơ sở phải đánh giá được thực trạng đội ngũ cán bộ của mình, tìm rõ nguyên nhân mạnh, yếu của đội ngũ cán bộ đó. Trên cơ sở đó và xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, dự kiến, đề xuất phương án công tác cán bộ trong thời gian 5 năm, 10 năm.
4.2.2. Cơng tác tuyển dụng, bố trí cán bộ
Việc tuyển dụng, bố trí CBCC là một vấn đề quan trọng bảo đảm nguồn nhân sự để duy trì hoạt động của cơ quan, nhằm hồn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, ở một số xã, công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ cấp xã, huyện Yên Dũng diễn ra không công khai, thiếu khách quan, tuyển không đúng người, đúng việc. Nhiều trường hợp tuyển dụng do có mối quan hệ thân quen với lãnh đạo cấp trên hoặc cùng cấp, người được tuyển chưa qua đào tạo hoặc có chun mơn trái với nhu cầu cần tuyển. Do việc tuyển dụng CBCC không đúng chuyên môn, không qua đào tạo, bằng cấp không phù hợp với công việc, cho nên khơng ít người vào cơ quan khơng làm được việc, rồi lại xin cơ quan đi học tại chức. Thời gian đi học vẫn được hưởng lương. Trong khi đó, nhiều sinh viên khá, giỏi ra trường khơng có cơ hội vào cơ quan nhà nước để làm việc, phải làm nhiều ngành, nghề trái với trình độ chun mơn được đào tạo. Đây là điều bất hợp lý và lãng phí lớn, cần có những biện pháp chấn chỉnh (Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng của huyện Yên Dũng, 2015).
Từ thực trạng cơng tác tuyển dụng, bố trí cán bộ cấp xã, huyện Yên Dũng cho thấy, công tác này cần phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện. Mục tiêu của công tác tuyển dụng là lựa chọn người đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ, có trình độ chun mơn và phẩm chất thực sự cho từng vị trí cơng tác, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ngày càng tốt hơn.
4.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, huyện Yên Dũng được chú trọng quan tâm. Từ năm 2012, thực hiện chương trình khung, bộ tài liệu của Bộ, ngành Trung ương, nội dung đào tạo, bồi dưỡng ngày càng đa dạng, phong phú, đi sâu vào kỹ năng, tập trung trang bị cho các chức danh CBCC cấp xã các kiến thức chung về pháp luật, quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý văn hố, trách nhiệm và đạo đức cơng vụ và các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh vị trí việc làm. Phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được cải tiến, đổi mới theo hướng sát thực với điều kiện tình hình công tác của CBCC ở địa bàn cơ sở, giúp CBCC xã nhận thức, nắm bắt, tháo gỡ, xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện những năm qua vẫn còn một số hạn chế nhất định:
- CBCC cấp xã ít, mỗi chức danh phần lớn chỉ 01 người nên gặp khó khăn trong việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Kinh phí chỉ mới đáp ứng cho công tác bồi dưỡng, chưa tập trung công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu thực tế hiện nay.
- Đào tạo, bồi dưỡng CBCC của địa phương chưa thực sự đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu. Các nhóm đối tượng CBCC ở mặt này hoặc mặt khác còn chưa đạt các tiêu chuẩn theo qui định và còn nhiều bất cập.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị kỹ năng với chuyên môn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa sâu, cịn nặng về lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn; chưa quan tâm nhiều đến đào tạo kiến thức quản lý chuyên ngành, lĩnh vực; việc mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề có phần hạn chế.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng CBCC cấp xã. Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất để nâng cao kiến thức trong điều kiện đội ngũ CBCC cấp xã đang bị thiếu hụt kiến thức như hiện nay.
Để đạt được mục tiêu về nâng cao chất lượng cán bộ đã đề ra, trong những năm qua huyện Yên Dũng đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ CBCC cấp xã, chú trọng đào tạo về chun mơn, lý luận chính trị, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng thực hành, xử lý tình huống đối với từng chức vụ, loại hình cơng việc. Cụ thể:
Từ năm 2014 – 2016, thực hiện kế hoạch đào tạo của Sở Nội vụ Thái Bình, huyện đã cử trên 200 lượt cơng chức tham gia các lớp quản lý nhà nước chương trình chun viên, bồi dưỡng cơng tác thi đua- khen thưởng, bồi dưỡng công tác văn thư, bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ, bồi dưỡng về công tác cải cách hành chính,... cử 19 người đi học đại học hệ tại chức, 87 người đi học trung cấp lý luận chính trị.
Bảng 4.17. Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
ĐVT: lớp
Đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Lớp dài hạn
- Lớp trung cấp quản lý kinh tế 0 01 01
- Lớp trung cấp hành chính 01 01 01
- Lớp trung cấp lý luận chính trị 01 01 01
- Lớp đại học tại chức 01 01 02
2. Lớp ngắn hạn (tập huấn, bồi dưỡng)
- Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 02 02 02
- Lớp bồi dưỡng năng giao tiếp trong thực thi công vụ 01 01 01
- Lớp bồi dưỡng về cơng tác cải cách hành chính 01 01 01
- Lớp bồi dưỡng công tác thi đua- khen thưởng 0 0 01
- Lớp bồi dưỡng công tác văn thư 0 0 01
Tổng cộng 7 8 11
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Dũng (2016)
Qua bảng, ta thấy các lớp đào tạo qua các năm hầu như khơng có sự biến động nhiều, do đây là những lớp được tổ chức định kỳ hàng năm, với số lượng lớp như vậy hàng năm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nâng cao kiến thức cho đội ngũ công chức trong giai đoạn hiện nay. Nhưng một vấn đề bất cập trong thời đại ngày nay: thời đại công nghệ thông tin, thời đại hội nhập – kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức tin học đối với cán bộ chuyên môn cấp xã lại càng trở nên cần thiết. Máy tính là cơng cụ có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả cơng việc, nó giúp cho cơng việc được tiến hành nhanh chóng. Những kiến thức về tin học mà cơng chức xã cần là: tin học căn bản, tin học văn phòng, khai thác một số phần mềm nghiệp vụ,... nhưng qua thực tế tìm hiểu thì các lớp đào tạo về tin học dành riêng cho công chức cấp xã hầu như khơng có hiệu quả nhiều vì đa phần các đối tượng chưa biết sử dụng máy tính đều đã nhiều tuổi nên việc tiếp thu và thực hành về tin học là rất khó khăn.
Tuy nhiên, công tác đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn huyện Yên Dũng còn nhiều hạn chế, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp xã vẫn phụ thuộc hồn toàn vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của sở Nội vụ tỉnh Thái Bình.
Bảng 4.18. Đánh giá của đội ngũ cán bộ về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐVT: % ĐVT: %
Nội dung lấy ý kiến đánh giá Hợp lý Không Hợp lý
Không ý kiến
- Đối tượng bồi dưỡng, đào tạo 62,1 29,6 8,3
- Nội dung chương trình bồi dưỡng, đào tạo 30,7 61,6 7,7
- Phương pháp giảng dạy 15,4 76,9 7,7
- Kinh phí hỗ trợ 84,6 15,4 0,00
- Thời gian 38,4 61,6 0,00
Tính chung 46,3 49,0 4,7
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Theo bảng 4.18 cho thấy có tới 49% ý kiến đánh giá chung là công tác đào tạo bồi dưỡng hiện nay là không hợp lý, 46,3% cho là hợp lý, cịn lại là khơng ý kiến. Cụ thể:
Về công tác lựa chọn đối tượng để cử đi đào tạo, bồi dưỡng 62,1% ý kiến công chức cấp xã cho rằng là hợp lý.
Về nội dung chương trình bồi dưỡng, đào tạo thì có tới 61,6% ý kiến của công chức cấp xã cho rằng nội dung là khơng phù hợp, chưa thật sự bổ ích, nội dung chủ yếu là lý luận, ít tính thực tiễn và ứng dụng, giảng viên chưa đưa ra các kỹ năng, thao tác xử lý tình huống cơng việc hàng ngày ở cơ sở. Nội dung đào tạo vẫn chung chung và được thiết kế từ cấp trên, không sát với yêu cầu thực tiễn, không gắn với nhu cầu người học. Khi tiến hành điều tra, đa số cơng chức cấp xã có nhu cầu được tham gia các lớp về: Kỹ thuật giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý, kỹ năng thuyết trình... Vì vậy trong thời gian tới huyện, tỉnh cần tổ chức, điều tra để tìm hiểu nhu cầu về nội dung đào tạo, bồi dưỡng của CBCC nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng, xem họ còn thiếu kiến thức - kỹ năng gì để mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo sát nhu cầu của người học.
- Về Phương pháp giảng dạy: có tới 76,9% cơng chức cấp xã cho rằng phương pháp là khơng hợp lý. Phương pháp giảng dạy cịn chậm đổi mới chưa đưa cơng nghệ vào q trình giảng dạy, chưa lấy người học làm trung tâm, không gây hứng thú cho người học, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức của người học là quá ít.
- Về kinh phí hỗ trợ: có đến 84,6% cơng chức cấp xã cho rằng kinh phí hỗ trợ như hiện nay là đã phù hợp.
- Về thời gian: vẫn cịn 61,6% cơng chức cấp xã cho rằng thời gian tổ chức đào tạo, bồi dưỡng như hiện nay là không phù hợp, thời gian tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường bị rút ngắn.
4.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ
Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ cấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Thơng qua cơng tác này mới có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ. Qua đó kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, ngăn chặn những dấu hiệu vi phạm, xử lý kịp thời, nghiêm minh những sai phạm, có như vậy mới tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đối với những cán bộ chưa đạt chuẩn, luân chuyển, thay thế cán bộ yếu kém. Tăng cường cán bộ có chất lượng cho những nơi thiếu ổn định, mất đồn kết nội bộ.
Bảng 4.19. Cơng tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ
Tiêu chí Cán bộ xã Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
1. Việc tổ chức đánh giá cán bộ hàng năm tại cơ quan, đơn vị 70 100,00
- Có đánh giá 70 100,00
- Không đánh giá 0 0,00
2. Ý kiến về cách đánh giá cán bộ hiện nay
- Thiết thực 41 58,57
- Mang tính hình thức 29 41,43
3. Ý kiến về thời gian đánh giá cán bộ phù hợp
- 1 tháng 1 lần 5 7,10
- 3 tháng 1 lần 10 14,20
- 6 tháng 1 lần 45 64,50
- 1 năm 1 lần 10 14,20
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.19 ta thấy, ý kiến đánh giá của cán bộ cho rằng công tác kiểm tra đánh giá mang tính hình thức chiếm tỷ lệ cao 58,57%. Hiện nay cơng tác đánh giá cán bộ cịn nhiều bất cập, việc đánh giá không hợp lý đã ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ cấp xã, làm cán bộ cấp xã không muốn phấn đấu. Nếu việc đánh giá cán bộ cấp xã tốt, kịp thời sẽ mang ý nghĩa tích cực cho cả hệ thống chính quyền cơ sở.
Về thời gian đánh giá cán bộ cấp xã: có 64,50% số cán bộ cho rằng nên thực hiện 6 tháng 1 lần (tức là 1 năm đánh giá 2 lần). Chỉ có 7,10% cán bộ có ý kiến cho rằng thời gian đánh giá cán bộ cấp xã 1 năm 1 lần (tức là giữ nguyên