Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay làng nghề phong khê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 50)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan

1. Trần Thị Thanh Huế (2009) “Phân tích hoạt động tín dụng tại Chi

nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình - Hà Nội”, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phân tích được thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội trong thời gian qua. Và đưa ra được các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong những năm tới cho ngân hàng

2. Nguyễn Thị Thu Hiền (2010)“Hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình”

Luận văn đã nêu lên được những hoạt động cơ bản của ngân hàng, hiêu quả cho vay của ngân hàng thông qua những chỉ tiêu đánh giá cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay, đánh giá tổng quan hoạt động cho vay và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, đánh giá hiệu

36

quả khoản vay, đưa ra những thành tựu đạt được của ngân hàng, phân tích những hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay. Luận văn đã sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm tìm hiểu hiêu quả cho vay của ngân hàng, đưa ra dự báo triển vọng và quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình.

3. Nguyễn Thị Bình (2016) “Đánh giá kết quả cho vay làng nghề Phong

Khê tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh”,Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, vai trò của hoạt động cho vay, khái quát được những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, đánh giá tình hình cho vay của ngân hàng theo nhóm đối tượng khách hàng, đánh giá kết quả cho vay từ đó nêu lên những hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động cho vay, những hạn chế đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động cho vay của ngân hàng, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng, tiến hành phân tán rủi ro tín dụng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng... Đề tài đã tiến hành khảo sát đánh giá được ý kiến khách hàng về dịch vụ cho vay của ngân hàng.

4. Vũ Quang Phát (2012) “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với

các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh”, Học viện Ngân hàng.

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay, chấtlượng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV. Trên cơ sở lý luận chung đó, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh, phân tích những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong chất lượng hoạt động cho vay đối với các DNNVV. Luận văn cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNVV tại BIDV Bắc Ninh. Đồng thời luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số đề nghị đối với cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các DNNVV để từ đó góp phần giúp BIDV Bắc Ninh

37

nâng cao chất lượng hoạt động cho vay với các DNNVV.

5.Chu Đức Hùng (2013) Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương

mại cổ phần An Bình chi nhánh Hưng Yên”, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường, chất lượng tín dụng, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, khái quát được thực trạng hoạt động của ABBANK chi nhánh Hưng Yên, đưara được các giải pháp liên quan đến các quy trinh tín dụng của ngân hàng, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng… định hướng và phân loại khách hàng có các chiến lược sản phẩm phù hợp…

Luận văn cũng có phần khảo sát ý kiến khách hàng nhưng luận văn nghiên cứu chung cà hoạt động tín dụng nên hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được chi tiết và hiệu quả.

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của làng nghề truyền thống, chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với làng nghề, thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng làng nghề, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng làng nghề với Chính quyền địa phương và trung ương, với Ngân hàng Nhà nước, với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với khách hàng… Đề tài chưa đánh giá được ý kiến khách hàng về dịch vụ cho vay của ngân hàng.

2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng cho vay

Với mục đích phòng ngừa rủi ro, NHTM các nước tập trung tìm các biện pháp tạo ra hành lang an toàn cho hoạt động tín dụng, các biện pháp này có xu hướng mang tính thống nhất giữa các nước, tuy sự vận dụng có khác nhau tuỳ theo đặc điểm, điều kiện của mỗi nước mà điển hình là Hiệp ước BASEL ký tháng 6/1998 giữa 12 quốc gia công nghiệp. Nội dung chính của hiệp ước là tiêu chuẩn hoá những đòi hỏi về vốn ngân hàng trên phạm vi quốc tế, cụ thể: theo hiệp ước này các tài sản “Có” và những hoạt động ngoài bảng quyết toán tài sản của ngân hàng được ghi rõ làm 04 loại. Mỗi loại được xác định với một tỷ trọng rủi ro thích hợp (0, 20, 50 hoặc 100%) để phản ánh mức độ rủi ro của loại ấy.

38

Ngoài ra ngân hàng còn phải thoả mãn 02 đòi hỏi về vốn đó là:

- Vốn nòng cốt (tương ứng với vốn cổ phần của cổ đông) bằng 4% tổng tài sản có được hiệu chỉnh đúng theo rủi ro.

- Tổng vốn (vốn cổ phần các khoản tiền dự phòng mất tiền vay, các công cụ vay nợ khác) bằng 8% tổng tài sản có được hiệu chỉnh đúng theo rủi ro.

Hiện nay nhiều nước đã vận dụng nội dung này trong việc quản lý tín dụng tuy mức độ có khác nhaunhưng đều có tác dụng nhất định trong nâng cao chất lượng cho vay (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010).

2.2.2.1. Thái Lan

Xếp loại tài sản có thành 03 loại: Tổn thất, có nghi ngờ, kém tiêu chuẩn. Quỹ dự phòng được lập cho các khoản tín dụng bị xếp loại tín dụng có nghi ngờ ở mức tỷ lệ 50% và nợ mất trắng ở mức 100%. Nợ kém tiêu chuẩn ngân hàng được xử lý. Ngoài ra, Giám đốc ngân hàng cần chú ý tới các khoản nợ cần lưu ý để sớm đưa ra giải pháp nhằm đưa những khoản nợ này thành những khoản nợ bình thường.

2.2.2.2. Malaysia

Các NHTM đều có quỹ dự phòng chung ít nhất bằng 1% tổng dư nợ. Ngoài ra còn có quỹ dự phòng đặc biệt cho các khoản tổn thất hoặc nghi ngờ. Việc thành lập quỹ dự phòng đặc biệt theo hướng đã xếp loại nợ:

- Nợ tổn thất: Là nợ không có khả năng thu hồi. Số tiền này cần được xoá sổ hoặc được bù đắp bằng quỹ dự phòng. Số tiền bù đắp = Số tiền còn nợ - các khoản lãi gộp - tài sản thế chấp có giá trị.

- Nợ có nghi ngờ: Là nợ coi như không có khả năng thu hồi. Vì vậy khó có thể đánh giá số tiền có thể mất nên người ta đặt một tỷ lệ mặt bằng là 50%. Số tiền được bù đắp = 50% số tiền nợ - lãi theo nhập gốc - tài sản thế chấp có giá trị. - Nợ kém tiêu chuẩn: Là nợ có mức độ rủi ro cao nhưng không thể đánh giá là nợ tổn thất hay có nghi ngờ (vì tình hình tài chính xấu đi hoặc tài sản thế chấp thiếu hoặc có yếu tố dẫn đến người vay không trả được nợ). Đối với khoản nợ này, ngân hàng phải chú ý thu hồi bớt nợ, bổ sung tài sản thế chấp, thường xuyên theo dõi thông tin để có giải pháp thích hợp.

39

2.2.2.3. Pháp

Để đảm bảo an toàn tín dụng, Luật ngân hàng quy định các tổ chức tín dụng phải chấp hành các chỉ tiêu về quản lý nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng chi trả và khả năng sẵn sàng thanh toán cũng như sự cân bằng về cơ cấu tài chính của họ. Đặc biệt là các tổ chức này phải luôn tuân thủ các hệ số bù đắp và phân tán rủi ro. Các tổ chức tín dụng phải thường xuyên chấp hành các hệ số sau đây:

- Hệ số khả năng thanh toán (vốn tự có/toàn bộ tài sản có rủi ro nội bảng và ngoại bảng của tổ chức) quy định là 8%.

- Hạn mức cho vay một khách hàng hay một tập đoàn tối đa không vượt quá 40% vốn tự có, tổng số rủi ro đối với mỗi khách hàng có mức độ rủi ro mỗi người là 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng trở lên, tối đa không vượt quá 80% vốn tự có của tổ chức này.

- Hệ số giữa vốn tự có và nguồn vốn thường xuyên ít nhất là 60% giữa tổng số nguồn vốn có thời hạn còn lại hơn 5 năm với tổng số sử dụng vốn cũng có thời hạn còn lại trên 5 năm.

- Thi hành các công tác tín dụng.

Có hệ thống quản lý nội bộ NHTM vừa để kiểm tra sự phù hợp của các nhiệm vụ và quy tắc nội bộ với các điều kiện pháp quy hiện hành và tập quán nghề nghiệp, vừa giám sát chất lượng thông tin tài chính được phỗ biến cho các bộ phận thừa hành và kế hoạch cũng như cho các cấp giám sát hay cho những người thứ ba.

2.2.2.4. Mỹ

Không phải tất cả các loại tín dụng đều được xếp loại, chỉ buộc phải xếp loại khi các nguồn thu để trả nợ không đủ và khi thanh lý nợ có nhiều rắc rối. Các khoản tín dụng được xếp thành 04 loại: Những khoản tín dụng đáng lưu ý, những khoản nợ kém tiêu chuẩn, các khoản nợ có nghi ngờ, các khoản tín dụng bị mất trắng.

Quỹ dự phòng tổn thất cho vay được trích từ chi phí và được duy trì ở mức vừa đủ để trang trải các khoản tổn thất đã biết trong cơ cấu tín dụng. Ngoài ra ngân hàng ở Mỹ có đặc điểm sau:

- Để tránh rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, quản lý tiền cho vay được xây dựng theo nguyên tắc: Sàng lọc, giám sát, thiết lập các mối quan hệ khách hàng lâu dài, các mức tín dụng, yêu cầu thế chấp và những yêu

40 cầu về số dư đền bù và sự hạn chế tín dụng.

- Phần lớn các NHTM đều thực hiện cho vay trên cơ sở kỳ phiếu. Mức cho vay bằng 75% tổng giá trị kỳ phiếu. Đến hạn nếu người phát hành kỳ phiếu không trả được nợ, ngân hàng có thể khởi tố theo luật tố tụng. Lệ phí tố tụng rất cao nên hầu như không có kỳ phiếu quá hạn.

Các bộ phận nghiệp vụ chịu trách nhiệm phân tích, phát hiện các khoản vay không hoạt động. Căn cứ vào kết quả thanh tra để loại khỏi tài sản những khoản Nợ quá hạn không có khả năng trả.

Để ngăn ngừa các vụ vỡ nợ ngân hàng, số vốn tối thiểu đối với ngân hàng được quy định 3% tổng tài sản có của ngân hàng đối với ngân hàng mạnh và 6% đối với ngân hàng khác...

2.2.3. Một số bài học rút ra về nâng cao chất lƣợng cho vay đối với ngân hàng thƣơng mại

- Một là: Vấn đề an toàn trong hoạt động cho vay là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các NHTM.

- Hai là: Chú trọng và tăng cường công tác thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy sẽ giúp cho ngân hàng tìm được người vay có triển vọng. Muốn vậy, kinh doanh ngân hàng phải gắn liền với thông tin và cung cấp thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là quản lý tín dụng phải tập trung vào công tác phòng ngừa, tăng cường chất lượng khâu thẩm định ban đầu cũng như giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay để giảm tối đa các khoản nợ bị mất mát.

- Ba là: Quản lý tín dụng tập trung quản lý tài sản có. Thông qua việc xếp loại các tài sản có và trích lập quỹ dự phòng, NHTM vừa giám sát được chất lượng cho vay vừa có biện pháp kịp thời để bù đắp rủi ro mất vốn, đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.

- Bốn là: Chất lượng cho vay sẽ được cải thiện nếu môi trường pháp lý đầy đủ, nghiêm minh có các chỉ tiêu đầy đủ, cụ thể được định lượng hoá thuận lợi trong việc giám sát, kiểm tra áp dụng các hình thức tín dụng phù hợp với khả năng rủi ro của khoản tiền cho vay.

- Năm là: Tuân thủ một cách nghiêm ngặt về các chỉ tiêu quản lý nợ, trích các quĩ dự phòng rủi ro... đã được đặt ra theo quy định, thông lệ, điều kiện của từng nước, từng ngân hàng cũng là một việc làm cần thiết và hữu ích trong việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.

41

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ 3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN -CHI NHÁNH BẮC NINH

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Bắc Ninh là một trong 118 chi nhánh trực thuộc ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước theo Quyết định thành lập số 30/QĐ-HĐQT ngày 01/05/2012 của Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Với tiền thân là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh được chính thức ra đời và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997 khi tỉnh Bắc Ninh được thành lập.

Qua 18 năm hoạt động và phát triển, từ cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh còn hạn hẹp và phụ thuộc, thị phần tín dụng chỉ dừng lại với các khách hàng truyền thống trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoạt động dịch vụ chưa phát triển, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ còn thiếu. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của BIDV, tỉnh uỷ tỉnh Bắc Ninh, NHNN tỉnh Bắc Ninh và sự nỗ lực quyết tâm của toàn bộ cán bộ chi nhánh, cho đến nay chi nhánh đã mở rộng phát triển các loại hình kinh doanh, phấn đấu tạo nguồn vốn kinh doanh đủ mạnh để phục vụ cho tăng trưởng tín dụng, phát triển các loại hình dịch vụ, xây dựng xong cơ sở vật chất trang thíêt bị để phục vụ lâu dài cho hoạt động kinh doanh, giữ vững vị thế chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư, phát triển trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với sự phát triển của các loại hình kinh doanh dịch vụ thì nguồn nhân lực và mạng lưới hoạt động của chi nhánh cũng được tăng lên đáng kể. Hiện nay, toàn chi nhánh đã có 164 cán bộ công nhân viên được phân bố tại hội sở, 10phòng giao dịch.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

Cùng với sự đổi mới và phát triển không ngừng của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay làng nghề phong khê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)