Đặc điểm cơ bản về làng nghề Phong Khê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay làng nghề phong khê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 60)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Đặc điểm cơ bản về làng nghề Phong Khê

3.2.1. Về hình thức tổ chức sản xuất

Hiện nay trong các làng nghề của Bắc Ninh, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh được tổ chức theo mô hình hộ gia đình (chiếm tới 95,8%). Việc tổ chức theo mô hình hộ gia đình có ưu điểm là tận dụng được công nghệ hiện có của gia đình (công nghệ thủ công là chủ yếu), tận dụng được mọi nguồn lao động trong gia đình (do mọi người trong gia đình đều có thể tranh thủ tham gia khi nhàn rỗi), tận dụng được mặt bằng sản xuất mà không phải mất thêm chi phí. Từ khi

46

có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của các nghề thủ công đã có nhiều thay đổi. Nhiều nghề trước kia chỉ được coi là nghề phụ, nghề làm thêm, nay đã trở thành nghề chính, là nguồn sống chủ yếu của đa số các hộ dân trong làng. Hiện nay trong các làng nghề ở Bắc Ninh đã xuất hiện thêm nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã.

Sự đa dạng hóa hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tạo rất nhiều thuận lợi cho các làng nghề phát triển. Các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã là những đầu tầu trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình, làm cầu nối để các hộ gia đình có thể tiếp cận với thị trường hiện đại. Các hộ gia đình sẽ là vệ tinh gia công và cung cấp hàng hoá cho các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã. Mặc dù mới được hình thành, song các loại hình doanh nghiệp đã cho thấy nhiều ưu điểm như vốn kinh doanh lớn hơn, khả năng tiếp cận thị trường nhanh hơn, đặc biệt do có vốn nên các doanh nghiệp có thể đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao tay nghề, đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại, cải tiến mẫu mã kiểu dáng của sản phẩm làm cho sản phẩm có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường nhờ đó sản xuất ngày càng phát triển.

3.2.2. Về thị trƣờng

Thị trường bao giờ cũng là yếu tố có vai trò quyết định đến sự sống còn của mọi cơ sở sản xuất hàng hoá trong đó có hoạt động sản xuất của các làng nghề hiện nay. Những năm trước, sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa, lượng hàng hoá xuất khẩu chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do đa số sản phẩm của các làng nghề ở Bắc Ninh đều được sản xuất theo quy trình công nghệ thủ công là chủ yếu, ít có sự đầu tư, đổi mới về hình dáng, mẫu mã và chất liệu nên gặp rất nhiều khó khăn khi xâm nhập vào thị trường các nước, có những sản phẩm còn không cạnh tranh nổi với các sản phẩm công nghiệp ngay chính trên thị trường nội địa. Những làng nghề có thể phát triển được là do trong quá trình phát triển biết tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu thị trường, luôn có sự đổi mới sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu, nhu cầu của thị trường. Do đó thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng và các làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ, Đào Xá ngày càng phát triển. Hiện mỗi năm Dương Ổ sản xuất ra khoảng 400.000 tấn giấy các loại, giải quyết việc làm cho khoảng 2.300 lao động tại chỗ và khoảng 150 lao động từ nơi khác đến. Thu

47

nhập bình quân của người lao động 5 - 7 triệu đồng/tháng. Không những thế việc phát triển nghề tái chế giấy còn góp phần lớn vào việc xử lý rác thải cho môi trường.

Trước đây hoạt động sản xuất của các làng nghề chủ yếu là trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Mấy năm trở lại đây do yêu cầu phát triển sản xuất, các làng nghề phải thu mua thêm nguyên liệu từ bên ngoài vì thế đã hình thành nên ở các làng nghề thị trường đầu vào cho sản xuất. Trong các làng nghề đã có những bộ phận chuyên cung cấp các yếu tố đầu vào cho các cơ sở sản xuất. Ở làng giấy Dương Ổ có một đội ngũ những người chuyên đi thu mua giấy loại ở các thành phố, thị xã về bán cho các chủ sản xuất giấy. Sự chuyên môn hóa trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo cho các cơ sở sản xuất có nguồn nguyên, nhiên vật liệu ổn định, giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo làm cho các chủ sản xuất có thể chuyên tâm vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng góp phần hạ giá thành của sản phẩm.

Tuy nhiên để có thể tiếp tục phát triển và mở rộng sản xuất thì thị trường vẫn là một nỗi trăn trở lớn đối với các làng nghề. Hầu hết sản phẩm của các làng nghề ở Bắc Ninh hiện nay đa phần mới chỉ tiêu thụ được trong nước, một số sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài thì lại phải thông qua các doanh nghiệp trung gian nên kim ngạch xuất khẩu bị giảm đi đáng kể. Hơn nữa do không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên việc nắm bắt thông tin, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngoại quốc bị hạn chế. Trong thời gian tới các làng nghề cần chú trọng hơn nữa tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

3.2.3. Về quy mô và trình độ công nghệ tại các làng nghề

Trong những năm gần đây quy mô sản xuất của các làng nghề đã tăng lên đáng kể. Sự tăng lên của quy mô sản xuất kéo theo nó là sự gia tăng của giá trị sản xuất tại làng nghề. Nếu trước kia giá trị sản xuất của làng nghề chỉ đạt khoảng hàng trăm triệu đồng 1năm thì đến nay giá trị sản xuất của các cơ sở tại các làng nghề đã đạt được hàng tỷ đồng 1 năm. Điều này chứng tỏ kinh tế làng nghề đang trên đà phát triển ổn định.

Sự thay đổi của quy mô sản xuất kéo theo là sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ. Từ phương thức sản xuất giản đơn, thô sơ theo cách nghĩ cách làm truyền thống, sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, tính chất hàng hoá và năng suất lao

48

động không cao. Người dân ở các LNTT đã đầu tư vào máy móc kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tại làng nghề giấy Phong Khê thì máy móc đã thay thế hoàn toàn cách làm giấy thủ công. Người ta đã lắp đặt các dây chuyền máy móc có công nghệ nghiền máy, máy xeo, sấy hơi... Đến năm 2013, ở Phong Khê có khoảng 130 dây chuyền với khối lượng sản xuất giấy xấp xỉ 35.000 tấn 1 năm. Mặc dù, máy móc đã được trang bị hiện đại nhưng do tính chất của sản phẩm và hạn chế về vốn và cơ sở hạ tầng nên việc trang bị máy móc chỉ dừng lại là các thiết bị tự chế, tự lắp ráp, thiếu tính đồng bộ, có một số thiết bị nhập từ nước ngoài nhưng đã qua sử dụng do vậy năng suất, chất lượng hàm lượng công nghệ của sản phẩm không cao sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Rõ nét nhất là tại làng nghề giấy Phong Khê tại đây máy móc dần thay thế lối sản xuất thủ công nhưng do máy móc lạc hậu nên sản phẩm sản xuất ra có chất lượng trung bình. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là do nguồn vốn ít nên đầu tư cho máy móc thiết bị còn hạn hẹp, chưa có điều kiện để đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ ngay một lúc.Làng nghề Phong Khê có khoảng hơn 100 doanh nghiệp và khoảng 200 hộ kinh doanh với nhu cầu vốn khoảng 5000 tỷ đồng. Vì vậy, để cho làng nghề phát triển thì vai trò của ngân hàng có ý nghĩa không nhỏ trong việc cung ứng vốn cho các làng nghề trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.

3.2.4. Về lao động tại làng nghề

Làng nghề truyền thống phát triển đã góp phần thu hút một lượng lớn lao động tại chỗ và lao động của các xã lân cận. Lao động sử dụng tại làng nghề Phong Khê theo số liệu thống kê năm 2015 của Sở Công Thương Bắc Ninh là 2.356 lao động tại chỗ. Làng giấy Phong Khê đã thu hút được phần lớn lao động tại các vùng nông thôn, lao động trong làng nghề được sử dụng mang tính đa dạng, lao động trực tiếp làm theo phương pháp thủ công. Nhưng khó khăn với làng nghề Phong Khê hiện nay đối với lao động đó là trình độ của người lao động thấp, việc quản lý mang tính kinh nghiệm. Vì vậy, khi tiếp cận công nghệ thiết bị hiện đại gặp nhiều khó khăn, người dân tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật hạn chế và việc đầu tư máy móc cũng có không ít những trở ngại do người dân không biết về máy móc thiết bị, nguồn gốc của các loại máy dẫn đến việc đầu tư máy móc không mang lại hiệu quả. Do đó mà các ngân hàng cũng e dè trong việc đầu tư vốn cho làng nghề để trang bị máy móc công nghệ.

49

3.2.5. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng

Nhờ sự phát triển của các làng nghề truyền thống mà kinh tế- xã hội của địa phương đã có sự chuyển biến tích cực, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động phổ thông, góp phần nâng cao đời sống vật chất người dân. Tuy nhiên cùng với tăng trưởng kinh tế người dân tại các làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với những vấn đề không nhỏ do ô nhiễm môi trường mang lại.

Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Phong Khê đã trở thành điều bức xúc, không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân mà còn làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt ở các làng nghề sản xuất giấy tại địa phận các xã Phong Khê (Yên Phong), Phú Lâm (Tiên Du). Cuộc sống của người dân nơi đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm khí clo, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng... Theo kết quả xét nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì 100% số mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô nhiễm không khí lại tập trung chủ yếu ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, nhựa, sơn mài... Kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc Ninh cho thấy, mỗi ngày các làng nghề của phường Châu Khê thải ra 40 - 50 tấn xỉ than, xỉ kim loại, 2.600 - 2.700 m3 nước, 255 - 260 tấn khí (chủ yếu là CO2) và khoảng 6 tấn bụi. Môi trường đất bị chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống. Ước tính trong 5 - 7 năm tới, diện tích mặt nước và đất canh tác liền kề các hộ sản xuất sẽ bị san lấp hoàn toàn hoặc không sử dụng được. Còn hiện tại ở một số ao nuôi cá đã có hiện tượng cá chết hàng loạt sau khi bơm nước từ sông Ngũ Huyện Khê vào. Vì vậy, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện đang là vấn đề nan giải nhằm tạo sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Tóm lại, được sự khuyến khích, động viên tích cực của các cấp, các ngành

trong tỉnh, làng nghề ở Bắc Ninh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và tỏ rõ vai trò quan trọng của nó, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Sau một thời gian dài vật lộn với cơ chế thị trường, các làng nghề ở Bắc Ninh đang dần từng bước có những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng được đòi hỏi của các quy luật kinh tế khách quan. Sự đổi mới công nghệ, mẫu mã sản phẩm đã đem lại sự sống cho nhiều làng nghề. Song cũng còn nhiều làng nghề hiện đang

50

bị điêu đứng chỉ vì không kịp thời đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Thu thập tài liệu, xử lý số liệu

Tài liệu thu thập sẵn có

Thu thập tài liệu, số liệu đã được chính thức công bố như tình hình kinh tế xã hội của Bắc Ninh, các tài liệu về hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.

Điều tra thu thập số liệu tại cơ sở

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi trên nền tảng các thông tin cần thu thập, chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi và khách hàng phỏng vấn thử, tiếp đến hoàn chỉnh bảng câu hỏi, tiến hành gửi câu hỏi chính thức (xem phụ lục).

Bước 2: Gửi phiếu cho khách hàng tại quầy giao dịch và thông qua email... với sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng.

Bước 3: Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả, nếu không nhận được phản hồi của khách hàng thì sẽ gọi điện thoại lại nhờ khách hàng trả lời, đối với phiếu đặt tại quầy thì khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng có thể trả lời ngay và gửi lại cho nhân viên ngay đó.

Bước 4: Thu thập phản hồi từ phía khách hàng.

Để thu thập phiếu khảo sát, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân lớp. Cách thu thập thông tin theo kiểu thuận tiện dùng cho các khách hàng giao dịch tại quầy. Riêng mẫu gửi qua e.mail chúng tôi lựa chọn khách hàng cân đối với loại hình doanh nghiệp vay vốn kết hợp với số mẫu đã thu được qua khảo sát tại chi nhánh bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để có tỷ trọng phù hợp với cơ cấu khách hàng là làng nghề tại Chi nhánh. Số mẫu khảo sát thể hiện tại bảng 3.1.

Bước 5: Xử lí số liệu.

Khách hàng được điều tra khảo sát phần lớn là khách hàng có sử dụng nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác cũng như chi nhánh khác của BIDV. Điều này sẽ giúp việc khảo sát được đồng bộ khách quan phản ánh chính xác ý kiến của khách hàng về dịch vụ cho vay của BIDV Bắc Ninh.

51

Bảng 3.1. Số lƣợngmẫu phiếu khảo sát

Đối tượng khảo sát Số phiếu phát ra Số phiếu hợp lệ

Cá nhân - Hộ 30 30

Doanh nghiệp 20 20

- Công ty TNHH 07 07

- Doanh nghiệp tư nhân 10 10

- Công ty cổ phần 03 03

Tổng 50 50

3.3.2.Phƣơng pháp phân tích

Thông qua phương pháp thống kê, sử dụng phương pháp so sánh để thực hiện trong quá trình phân tích các số liệu thu được.

Phương pháp thống kê mô tả: dùng phương pháp này để thu thập những số liệu về tình hình kinh tế xã hội, những số liệu cho vay vốn, KQKD của ngân hàng, những số liệu về hoạt động huy động vốn, cho vay vốn, KQKD của ngân hàng trong 3 năm 2013, 2014, 2015. Từ đó cho ta số liệu tổng hợp để đánh giá kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh.

Phương pháp so sánh: Sau khi thu thập được nguồn số liệu, để thấy rõ hơn tình hình hoạt động của ngân hàng, chúng ta sử dụng phương pháp này để so sánh năm sau với năm trước, chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác đề từ đó thấy được sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên hay giảm sút qua các năm. Trong phương pháp so sánh thì có so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính: nhằm thấy được sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận… của ngân hàng.

3.3.3.Chỉ tiêu phân tích

a. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay (DSCV) đối với làng nghề Phong Khê là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho làng nghề Phong Khê thực hiện hoạt động của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là số vốn giúp doanh nghiệp đầu tư, cải tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay làng nghề phong khê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)