Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.5. Giải pháp nâng cao chấtlượng cho vay làng nghề Phong Khêtại ngân
4.5.2. Cơ sở của giải pháp
4.5.2.1. Định hƣớng phát triển kinh tế làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh
Trên cơ sở các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, đáng chú ý là phát triển công nghiệp nông thôn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã xác định nhiệm vụ phát triển các làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay: “Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Triển khai xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề ở các huyện.Tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế địa phương. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ nhằm phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Thu hút đầu tư vào các làng nghề cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề ở các làng nghề, coi đây là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh”.Trên cơ sở nhiệm vụ, tỉnh đã đề ra phương hướng thực hiện như sau:
4.5.2.2. Phương hướng phát triển làng nghề truyền thống
Phát triển làng nghề truyền thống theo hướng kết hợp hài hoà nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu, lựa chọn nhiều công nghệ, thiết bị phù hợp, kết hợp công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống, thiết bị tiên tiến với sản xuất thủ công để tạo ra những sản phẩm mang đậm nét văn hoá dân tộc song
93 vẫn có yếu tố hiện đại.
Phát triển các làng nghề truyền thống phải gắn với phát triển nông nghiệp và nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ với lao động, nguyên liệu, thị trường và môi trường. Giải quyết tốt mối quan hệ tương hỗ, bổ trợ làm cho kinh tế xã hội nông thôn phát triển bền vững, đời sống của nhân dân nông thôn được sung túc.
Phát triển các LNTT ở nông thôn phải tạo được động lực xoá đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm tăng thu nhập, tăng sức mua của người dân ở nông thôn, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, hình thành các cụm trung tâm công nghiệp và dịch vụ nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn.
Phát triển LNTT phải gắn với những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng từng địa phương, phải gắn với việc bảo tồn di sản văn hoá của từng địa phương từng làng nghề.
Phát triển LNTT phải đặt trong chiến lược phát triển của hệ thống công nghiệp. Phải thực sự coi sản xuất thủ công nghiệp trong làng nghề truyền thống là một bộ phận quan trọng hỗ trợ cho công nghiệp hiện đại trong việc giải quyết vấn đề kinh tế xã hội của đất nươc. Do vậy, các LNTT phải được tiến hành tổ chức lại sản xuất và nằm trong toàn bộ hệ thống công nghiệp. Tổ chức lại sản xuất trong các LNTT là một biện pháp tốt, đòi hỏi nhà nước và nhân dân cùng quan tâm thực hiện để thúc đẩy làng nghề tiến lên sản xuất lớn.
4.5.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng làng nghề tại ngân hàng thƣơng mại cổ phầnđầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh
Trong hoạt động ngân hàng hiện nay tại Việt Nam nói chung và tại BIDV Bắc Ninh nói riêng, hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuân chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, rủi ro trong họat động tín dụng là nguyên nhân chính làm cho chất lượng tín dụng ngân hàng giảm sút. Tại BIDV Bắc Ninh, hoạt động tín dụng làng nghề là hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các lĩnh vực vay vốn tại BIDV Bắc Ninh và đương nhiên những lợi nhuận mà hoạt động tín dụng làng nghề đem lại là không thể phủ nhận. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng làng nghề là vấn đề đáng quan tâm nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam và thế giới đã và đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Dựa trên định hướng phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh,
94
xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng tín dụng làng nghề của BIDV Bắc Ninh, tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng làng nghề tại BIDV Bắc Ninh như sau:
4.5.3.1. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Như đã đề cập ở trên, rủi ro tín dụng là nguyên nhân chính làm giảm sút chất lượng tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng làng nghề nói riêng đòi hỏi BIDV Bắc Ninh cần chú trọng hơn nữa các công tác nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đó là :
- Chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy định quy trình nghiệp vụ cho vay của Chính Phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành để thực hiện đúng đắn các khâu trong quá trình cấp tín dụng kể từ khi tiếp cận với khách hàng, thẩm định và phê duyệt cho vay đến khi cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ và xử lý nợ.
- Phân tán rủi ro tín dụng làng nghề: Xem xét thực tế tại BIDV Bắc Ninh cho thấy, một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dung làng nghề là do tập trung cho vay chủ yếu ở hai làng nghề giấy Phong Khê và Phú Lâm. Như vậy để giảm thiểu và phân tán rủi ro tín dụng xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nói chung, tín dụng làng nghề nói riêng, BIDV Bắc Ninh cần đa dạng hóa lĩnh vực làng nghề được vay vốn, tức là thực hiện theo nguyên tắc tài chính quen thuộc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên sự đa dạng hóa này phải dựa trên nguyên tắc có sự lựa chọn kỹ càng để hạn chế những tổn thất xảy ra.
- Thực hiện tốt công tác sàng lọc khách hàng trước khi cho vay: Sàng lọc
khách hàng trước khi cấp tín dụng sẽ giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro tín dụng xảy ra trong tương lai. Lựa chọn khách hàng tức là phải phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi cho vay và luôn luôn đặt ra câu hỏi liệu khách hàng có đủ tiềm lực tài chính và có thiện chí trả nợ cho ngân hàng trong tương lai hay không? Để đánh giá khách hàng cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng đối với lĩnh vực khách hàng làng nghề trên các tiêu chí sau:
+ Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh và uy tín của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có tư cách pháp nhân và năng lực hành vi dân sự phù hợp với quy định của pháp luật. Đây là điều kiện nhằm xác định trách nhiệm trả nợ trước pháp luật của khách hàng đối
95
với ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng phải có năng lực quản lý và điều hành công việc sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng với nhu cầu, thị hiếu và sự thay đổi của thị trường để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Uy tín của khách hàng vay vốn: Tại các làng nghề vay vốn tại BIDV Bắc Ninh, có thể nói bên cạnh năng lực tài chính thì uy tín của các khách hàng tại các làng nghề này rất được chú trọng và được coi là yếu tố chi phối quyết định cấp tín dụng của ngân hàng tới khách hàng, nó thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng trong tương lai. Thực tế cho thấy đại bộ phận những hộ SXKD tại các làng nghề kinh doanh dựa trên kinh nghiệm và uy tín của họ cho nên họ rất coi trọng chữ tín trong kinh doanh, trong quan hệ vay mựợn. Uy tín của khách hàng phải được phân tích trên các phương diện: Lai lịch, tình hình tài chính, việc thanh toán các khoản nợ trong qúa khứ và hiện tại… thông qua hồ sơ do khách hàng vay vốn cung cấp, qua sổ sách tài chính của khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng, từ cơ quan quản lý chủ quản…
+ Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và triển vọng của khách hàng bằng mô hinh SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khách hàng trên các mặt: thị trường, sản phẩm, kênh phân phối, tiêu thụ để đưa ra nhận định cuối cùng về thị trường tiêu thụ sản phẩm, để đưa ra nhận định cuối cùng về triển vọng phát triển của nghành mà khách hàng đang sản xuất kinh doanh…
+ Phân tích kỹ tình hình tài chính của khách hàng để đưa ra nhận định liệu khách hàng có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình không, có đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo khả năng hoàn trả các khoản nợ trong tương lai không. Việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng không chỉ bằng các chỉ tiêu dựa trên báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp mà còn phải dựa trên hệ thống thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước, báo cáo thuế của cơ quan thuế…
+ Đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay: Tài sản đảm bảo tiền vay được coi là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng khi xét duyệt cho vay, vì vậy khi nhận một tài sản làm biện pháp bảo đảm cho một khoản vay cần quan tâm đến các vấn đề: Tài sản đó có thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản không? có được pháp luật cho phép chuyển nhượng không? khả năng phát mại của tài sản đó như thế nào?
- Khuyến khích khách hàng vay vốn mua bảo hiểm vay vốn: Bảo hiểm
96
vay vốn là sản phẩm thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và người vay vốn, bởi trong thời hạn vay vốn, khi khách hàng có các biến cố rủi ro về tính mạng và sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay, Công ty bán bảo hiểm vay vốn sẽ thay người được bảo hiểm (người vay tiền) trả toàn bộ số tiền nợ còn thiếu ngân hàng tại thời điểm đó. Như vậy, khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm vay vốn vừa giúp giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng nếu không may gặp phải rủi ro trong cuộc sống, vừa là một phương thức hữu hiệu để bảo đảm an toàn vốn vay cho ngân hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các khoản vay: Sau khi giải ngân cho khách hàng, Ngân hàng cần quan tâm theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng, đánh giá việc thực hiện các cam kết đã ký với ngân hàng và chủ động nhận diện các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra, nếu thấy nhiều yếu tố gây bất lợi đến khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng thì cần tập trung đánh giá nguyên nhân là do đâu, do khách quan hay chủ quan: Thông tin lừa đảo, khách hàng không chịu hợp tác, suy thoái nền kinh tế hoặc rủi ro do thị trường, bất khả kháng do hoả hoạn, thiên tai, chiến tranh…, hay do trình độ, năng lực quản lý của khách hàng yếu kém. Trên cơ sở phân tích đánh giá nguyên nhân, tìm ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
- Thường xuyên phân tích đánh giá, phân loại khách hàng: Rủi ro tín dụng xảy ra là kết quả của cả một qúa trình kể từ khi thẩm định, quyết định cho vay và giải ngân, vì vậy để hạn chế và phòng ngừa rủi ro phát sinh, BIDV Bắc Ninh cần phải thường xuyên phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, rà soát phân loại khách hàng để có chế tài, biện pháp ứng phó kịp thời.
Hiện tại tại BIDV Bắc Ninh thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng tức là phân loại nợ khách hàng theo phương pháp định tính, mà phương pháp này chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của cán bộ làm công tác phân loại nợ (tại BIDV Bắc Ninh là cán bộ quan hệ khách hàng), nên không đánh giá đúng thực chất của khoản vay, từ đó không đánh giá được nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn của khách hàng. Vì vậy, để hạn chế được rủi ro tín dụng từ việc phân loại khoản nợ của khách hàng, tôi khuyến nghị với BIDV xem xét thực hiện phân loại nợ khách hàng theo Điều 6
97
quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- tức là đánh giá phân loại nợ theo phương pháp định lượng để đánh giá đúng thực trạng tín dụng của khoản vay, từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Điều quan trọng tiếp nữa là khi phân loại nợ chính xác ngân hàng cần phải thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng một cách đầy đủ và nghiêm túc.
- Thực hiện tốt biện pháp bảo đảm tín dụng: Xử lý tài sản đảm bảo là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tổn thất do mất vốn xảy ra, đồng thời thông qua biện pháp bảo đảm tín dụng ngân hàng đã gắn trách nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng trong quan hệ vay trả, buộc khách hàng có ý thức tuân thủ các quy định của Ngân hàng và cũng luôn quan tâm đến việc sử dụng vốn vay có hiệu quả để có nguồn trả nợ ngân hàng. Vì vậy khi xem xét vấn đề này cần quan tâm: TSBĐ có thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng của bên bảo đảm? Tài sản có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm hay không? TSBĐ có là tài sản được phép giao dịch?; Khả năng thanh khoản của tài sản đảm bảo ra sao? Tài sản đã được mua bảo hiểm đối với các tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật hay chưa?...
- Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin: Thường xuyên cung cấp và thu nhận kịp thời các thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro CIC của Ngân hàng nhà nước, mặt khác thu nhận các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: thông tin đại chúng, khách hàng, bạn hàng của các khách hàng vay, các cơ quan thuế, tài chính, các cơ quan chủ quản, ủy ban nhân dân phường, xã nơi có các làng nghề hoạt động qua đó, chi nhánh nắm bắt được tình hình công nợ, tình hình tài chính của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro tín dụng.
Đồng thời cán bộ tín dụng cần làm việc trực tiếp tại cộng đồng tức là cán bộ thường xuyên đi thăm trực tiếp các làng nghề và các cơ sở sản xuất để từ đó sẽ hiểu được khách hàng của mình hơn, nắm bắt được các thông tin về làng nghề, hiểu rõ quy trình sản xuất, đặc điểm về lao đ động, công nghệ thị trường đầu ra, đầu vào của làng nghề. Bằng những biện pháp trên, hoạt động của ngân hàng sẽ đi sâu, đi sát được với làng nghề, thông tin ngân hàng thu thập được sẽ trở lên cân xứng hơn. Nhờ đó ngân hàng vừa tăng được số lượng khách hàng, vừa nâng cao được chất lượng món vay vì thực tế được bám sát một cách cặn kẽ chứ không chỉ là thụ động giải quyết các giấy tờ đưa đến như trước kia.
98
- Tăng cường quản trị rủi ro thường xuyên quan tâm nghiên cứu dự đoán những biến động của môi trường kinh doanh làng nghề để có những giảỉ pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn trong hoạt động.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra- kiểm soát nội bộ: Kiểm tra, kiểm soát