2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ năm 1960 chúng ta đã nhập các giống lợn ngoại cao sản: Yorkshire và Landrace. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá về khả năng sản xuất của 2 giống lợn này.
Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (1998) về năng suất sinh sản của giống lợn Landrace cho biết, trên 140 ổ đẻ trung bình đạt 8,66 con sơ sinh còn sống/ổ với khối lượng sơ sinh bình quân 1,42 kg/con. Số con sơ sinh đạt cao nhất là dòng lợn Landrace Nhật (9,02 con) và thấp nhất là dòng Landrace Bỉ (8,04 con). Dòng Landrace Bỉ đẻ con có khối lượng sơ sinh cao nhất (1,54 kg/con) và thấp nhất ở Landrace Nhật (1,29 kg/con). Khả năng tiết sữa bình quân 31,5 kg và không có biểu hiện sai khác đáng kể giữa 3 dòng Landrace. Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa bình quân đạt 76,5 kg, dòng Landrace Cuba cao hơn hai dòng Landrace Nhật, Bỉ nhưng không đáng kể. Khối lượng trung bình lợn con cai sữa của dòng Landrace Bỉ cao nhất 12,72 kg/con. Kết quả theo dõi trên 122 ổ đẻ lợn Đại Bạch có số con sơ sinh trung bình còn sống là 8,62 con, khối lượng trung bình lợn con sơ sinh là 1,29 kg.
nuôi tại trung tâm giống gia súc Hà Tây, Đinh Văn Chỉnh và cs. (1995) cho biết: Tuổi phối giống lần đầu của hai giống này là: 254,10 và 282,00 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là : 367,00 và 396,30 ngày; Số con đẻ ra còn sống là 8,20 và 8,30 con; Khối lượng sơ sinh/ổ là: 9,12 và 10,89 kg; khối lượng 21 ngày/ổ là: 40,7 và 42,1 kg.
Cũng nghiên cứu năng suất sinh sản trên lợn nái Yorkshire, Trịnh Xuân Lương (1998) đã đưa ra kết quả: số con đẻ ra còn sống là 11,50 0,12, khối lượng toàn ổ sơ sinh đạt 11,5 kg và khi cai sữa ở 50,80 ngày khối lượng toàn ổ cai sữa là 149,35 2,73 kg, số con cai sữa là 10,30 0,20 con. Như vậy khi cai sữa ở 50,8 ngày thì trung bình 1 lợn con đạt 14,5 kg/con.
Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landarce được thể hiện ở nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1999). Ở lợn Yorkshire tuổi đẻ lứa đầu là 418 ngày tuổi, số con đẻ ra còn sống 9,77 con/ổ, số con 21 ngày tuổi là 8,61 con/ổ, số con 35 ngày tuổi là 8,15 con/ổ và khối lượng lúc 35 ngày tuổi là 8,09 con/ổ. Ở lợn Landrace các chỉ tiêu tương ứng là 9,86 con/ổ, 8,68 con/ổ, 8,22 con/ổ.
Tác giả Lê Đình Phùng và cs. (2011) nghiên cứu trên lợn nái Landrace, Yorkshire và lợn nái LY cho kết quả tuổi phối lần đầu của lợn nái Landrace, Yorkshire và lợn nái LY lần lượt là 269,6; 269; 275,7 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 385,2; 384,2; 391,6 ngày; số con sơ sinh/ổ là 10,9; 11,2; 11,3 con; số con cai sữa là 9,8; 9,8; 10,3 con; khối lượng sơ sinh/con là 1,44; 1,41; 1,38 kg; khối lượng cai sữa/con là 6,25; 6,14; 6,03 kg; thời gian cai sữa là 24,7; 24,4 và 23,8 ngày; tỷ lệ sống đến cai sữa là 89,8; 86,3; 89,3%
Kết quả nghiên cứu của Đoàn Phương Thúy và cs. (2015) trên lợn nái Landrace và Yorkshire cho kết quả tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace và Yorkshire lần lượt là 357,55; 358,17 ngày; số con sơ sinh/ổ lần lượt là 11,47; 11,91 con; số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là 10,48; 10,85 con; số con để nuôi/ổ lần lượt là 10,49; 10,48 con; số con cai sữa/ổ lần lượt là 10,35; 10,31 con
Theo kết quả công bố của Phùng Thị Vân và cs. (2001) khi nghiên cứu trên lợn Landrace và Yorkshire giai đoạn từ 25 - 90 kg có khả năng tăng khối lượng tương ứng là 551,40 và 640,30 g/ngày. Phan Xuân Hảo (2002) công bố lợn Landrace và Yorkshire giai đoạn từ 20 - 100 kg có khả năng tăng khối lượng là 646,00 và 619,74 g/ngày. Cũng theo Phan Xuân Hảo (2007) khả năng tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn/kg TKL của lợn Landrace tương ứng là (710,56 g/ngày
và 2,91kg); Yorkshire (664,87g/ngày và 3,07kg). Theo kết quả Đoàn Phương Thúy và cs. (2016) trên lợn nái Landrace và Yorkshire giai đoạn từ 20-100kg là 796,25; 794,78 g/ngày.
Năng suất sinh sản của lợn nái cũng bị ảnh hưởng bởi phẩm chất tinh dịch của đực phối. Chất lượng tinh tốt thì tỷ lệ thụ thai cao hơn và ngược lại.
Kết quả khảo sát sức sản xuất tinh dịch trên lợn đực của Phạm Sỹ Tiệp và cs. (2000) công bố: thể tích tinh dịch của lợn Yorkshire đạt 164 ml, của lợn Landrace là 156,1 ml. Hoạt lực tinh trùng của lợn đực Landrace và Yorkshire là 73 và 74% (Phan Xuân Hảo, 2002). Chỉ tiêu tổng hợp VAC của lợn đực Landrace và Yorkshire là 37,55 - 38,96 và 34,71 - 36,79 tỷ/lần.
Theo kết quả công bố Mai Lâm Hạc và Lê Công Cảnh (2009) thể tích tinh dịch của lợn Landrace và lợn Yorkshire nuôi tại Vĩnh Phúc là: 228,3 - 254,6ml và: 213,3 -239,3 ml, hoạt lực tinh trùng là là 73 – 77% và 72 – 76%. Nồng độ tinh trùng của lợn đực Landrace và Yorkshire là 256,8 – 319,3 và 280,6 – 317,2 triệu/ml. Chỉ tiêu VAC là: 48,92 -53,02 và 49,36 – 54,09 tỷ/lần.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các giống lợn Landrace, Yorkshire được nuôi phổ biến ở tất cả các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới bởi các ưu điểm của nó là khối lượng cơ thể lớn, tăng khối lượng nhanh, tỷ lệ nạc cao, năng suất sinh sản khá, khả năng thích nghi tốt.
White et al. (1991) đã nghiên cứu trên lợn Yorkshire cho thấy: Tuổi động dục lần đầu là 201 ngày (Số mẫu nghiên cứu là 444) số con đẻ ra còn sống của 20 ổ ở lứa 1 trung bình là 7,2 con/ổ. Hamon (1994) cho biết số con cai sữa/nái/năm ở lợn Large White và Landrace Pháp là 21,2 con, ở lợn Landrace Bỉ nuôi tại Pháp là 17,9 con.
Keer et al. (1995) đã nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn Landrace được chọn lọc như sau: Số con đẻ ra/ ổ là: 12,00 con. Số con cai sữa/ ổ là: 9,2 con.
Stoikov et al. (1996) đã tiến hành nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho biết số con đẻ ra/ổ ở các giống là khác nhau. Cụ thể là lợn Yorkshire Anh 9,7 con/ổ, Yorkshire Thụy Điển 10,6 con/ổ, Yorkshire Ba Lan 10,5 con, Landrace Anh là 9,8 con, Landrace Bungari 10 con, Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ.
Tác giả Tummaruk et al. (2000) nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire Thụy Điển được thu từ 19 đàn hạt nhân bao gồm 20275 lứa đẻ của 6989 nái thuần từ giai đoạn 1994-1997 cho kết quả số con sơ sinh/ổ của lợn Landrace và Yorkshire lần lượt là 11,61; 11,54 con; số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là 10,94; 10,58 con; thời gian từ cai sữa đến phối giống là 5,6; 5,4 ngày; tỷ lệ đẻ là 82,8; 80,9%; tuổi đẻ lứa đầu là 355,6; 368 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 167,9; 168,3 ngày
Khi đánh giá về phẩm chất tinh dịch của hai giống Landrace, Yorkshire thì số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire cũng có sự biến động.
Theo Castro et al. (1997), thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng của lợn đực Landrace và Yorkshire nuôi tại Brazil là 236,90 - 300,40 và 238,10 - 284,10 ml; 0,79 - 0,80 và 0,77 - 0,78,
Kết quả nghiên cứu của Kunc et al. (2001) trên lợn đực Landrace và Yorkshire nuôi tại Thụy Điển có thể tích tinh dịch; nồng độ tinh trùng và chỉ tiêu VAC lần lượt là: 239,80 - 256,40 ml; 487,4 - 486,89 triệu/ml và 74,22 - 81,39 tỷ/lần.
Theo Huang et al. (2002) hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng của lợn Landrace và Yorkshire lần lượt là: 71 – 83% và 59 – 81%; 175 - 245 và 202 - 228 triệu/ml.
Knecht et al. (2014) công bố kết quả về thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và chi tiêu VAC của lợn đực Landrace, Yorkshire nuôi tại Ba Lan lần lượt là: 251,6 - 258,6 ml; 89,9 - 82,9 %; : 345,1 - 367,7 triệu/ml; 68,8 và 75,0 tỷ/lần
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên 2 giống lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp đang được nuôi giữ tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương.
- Kiểm tra năng suất (KTNS) :
+ 120 lợn Landrace gồm: 60 lợn đực và 60 lợn cái ở thế hệ 1 + 120 lợn Yorkshire gồm: 60 lợn đực và 60 lợn cái ở thế hệ 1 - Đánh giá năng suất sinh sản trên 36 lợn nái Yorkshire và 36 lợn nái Landrace nguồn gốc Pháp thế hệ 0 (thế hệ xuất phát)
- Đánh giá phẩm chất tinh dịch:
+ 5 lợn đực Landrace, 5 lợn đực Yorkshire thế hệ 0 + 10 lợn dực Landrace, 10 lợn đực Yorkshire thế hệ 1 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Địa điểm: Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn -Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương.
Địa chỉ: Xã Dân Hạ - Huyện Kỳ Sơn – Tỉnh Hòa Bình Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nội dung 1: Khả năng sinh trưởng của lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp thế hệ 1 nguồn gốc Pháp thế hệ 1
- Khả năng sinh trưởng lợn Landrace và Yorkshire - Khả năng sinh trưởng lợn đực Landrace và Yorkshire - Khả năng sinh trưởng lợn cái Landrace và Yorkshire
3.3.2. Nội dung 2: Năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp thế hệ 0
- Năng suất sinh sản chung của lợn nái Landrace và Yorkshire - Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở lứa 1 - Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở lứa 2
3.3.3. Nội dung 3: Đánh giá phẩm chất tinh dịch lợn đực Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp ở thế hệ 0 và thế hệ 1 Yorkshire nguồn gốc Pháp ở thế hệ 0 và thế hệ 1
- Phẩm chất tinh dịch chung của lợn đực Landrace và Yorkshire - Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire thế hệ 0 - Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire thế hệ 1 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng - Tiến hành kiểm tra năng suất (KTNS) của 120 con lợn Landrace (60 con - Tiến hành kiểm tra năng suất (KTNS) của 120 con lợn Landrace (60 con lợn đực, 60 con lợn cái) và 120 con lợn Yorkshire (60 con lợn đực, 60 con lợn cái).
- Bố trí thí nghiệm:
Chọn lợn Landrace, Yorkshire thế hệ 1 phát triển bình thường đưa vào KTNS. Lợn được đưa vào nuôi KTNS theo từng ô chuồng với số lượng 15 con/ô đối với lợn cái, 1 con/ô đối với lợn đực. Đảm bảo đồng đều về khối lượng và tuổi khi vào thí nghiệm. Lợn được bấm thẻ tai theo dõi trước khi đưa vào kiểm tra. Lợn được nuôi theo quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh của Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh với thành phần như sau:
Thành phần Loại lợn KTNS Đực (30–60) Đực (61-kết thúc) Cái (30-60) Cái (61-kết thúc) Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3.150 3.050 3.150 3.050
Protein thô (%) 18 16,5 18 16
- Các chỉ tiêu đánh giá:
+ Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày), + Khối lượng bắt đầu kiểm tra (kg), +Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày), + Khối lượng kết thúc kiểm tra (kg), + Số ngày kiểm tra (ngày),
+ Tăng khối lượng /ngày kiểm tra (g/ngày), + Đô dày mỡ lưng (mm),
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg TĂ/ kg TKL) (theo dõi đối với lợn đực KTNS).
Phương pháp xác định các chỉ tiêu:
- Cân khối lượng: Tiến hành cân khối lượng lợn khi bắt đầu KTNS và cân kết thúc KTNS (khi lợn đạt khoảng 100kg). Cân lợn vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân riêng từng con. Sử dụng cân chuyên dụng Richie (Scotland) để cân khối lượng của từng cá thể.
- Tăng khối lượng (g/ngày): Được tính theo công thức:
Tăng khối lượng = 1000x(KL kết thúc kiểm tra – KL bắt đầu kiểm tra ) Số ngày nuôi kiểm tra (ngày)
- Tiêu tốn thức ăn (kg TĂ/kg TKL): Được tính theo công thức:
Tiêu tốn thức ăn = Tổng lượng thức ăn thu nhận (kg)
Tổng khối lượng tăng trong quá trình kiểm tra (kg)
- Độ dày mỡ lưng: Tiến hành đo độ dày mỡ lưng tại thời điểm kết thúc KTNS (khi lợn đạt khối lượng khoảng100kg). Sử dụng máy siêu âm IMAGO.S (ECM, France) tại vị trí P2 (ở vị trí từ xương sườn cuối cùng, cách sống lưng 6,5 cm).
+ Các chỉ tiêu khác được theo dõi, ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ sách. 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2: Đánh giá năng suất sinh sản
Thu thập và theo dõi năng suất sinh sản của 36 lợn nái Landrace và 36 lợn nái Yorkshire thế hệ gốc qua 2 lứa đẻ.
Bố trí thí nghiệm: Các lợn nái theo dõi được nuôi trong cùng điều kiện về dinh dưỡng và chế độ chăm sóc, vệ sinh thú y theo quy trình của Trung tâm
Thành phần dinh dưỡng cho lợn nái chửa Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 2.800
Protein thô (%) 14
Thành phần dinh dưỡng cho lợn nái nuôi con Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3.000
Thành phần dinh dưỡng cho lợn con tập ăn Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3.000
Protein thô (%) 19
Các chỉ tiêu thu thập và theo dõi:
- Tuổi phối giống lần đầu (ngày) - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày);
- Số con đẻ ra/ổ (con);
- Số con sơ sinh sống/ổ (con); - Số con để nuôi/ổ (con); - Số con cai sữa/ổ (con); - Khối lượng sơ sinh/ổ (kg); - Khối lượng sơ sinh/con (kg); - Khối lượng cai sữa/ổ (kg); - Khối lượng cai sữa/con (kg); - Số ngày cai sữa (ngày).
Phương pháp xác định các chỉ tiêu:
- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): là số ngày tính từ khi lợn được sinh ra đến khi phối giống lần đầu,
- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): là số ngày được tính từ khi lợn được sinh ra đến ngày lợn đẻ lứa đầu.
- Số con đẻ ra/ổ (con): Tổng của số lợn con sơ sinh sống, số lợn con sơ sinh chết và số thai lưu.
- Số con sơ sinh sống/ổ (con): Là số lợn con đẻ ra còn sống, tính đến 24h sau đẻ.
- Khối lượng sơ sinh sống/ổ (kg): Là tổng khối lượng của toàn ổ lợn con sơ sinh sống.
- Khối lượng sơ sinh sống/con (kg): Là khối lượng từng con sơ sinh sống sau 24h.
- Số con cai sữa/ổ (con): Số lợn con sống tại thời điểm cai sữa.
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): Tổng khối lượng toàn ổ lợn con tại thời điểm cai sữa.
- Số ngày cai sữa (ngày): Là số ngày nuôi từ lợn con khi sinh ra đến khi cai sữa.
Các chỉ tiêu số lượng như số con đẻ ra, số con sơ sinh sống, số con cai sữa thì được đếm trực tiếp tại các thời điểm tương ứng.
Các chỉ tiêu khối lượng như: Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con thì được xác định tại các thời điểm tương ứng bằng cân đồng hồ có độ chính xác đến 0,1 kg.
Các chỉ tiêu khác được theo dõi và ghi chép đầy đủ vào sổ sách.
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3: Đánh giá phẩm chất tinh dịch - Thu thập số liệu chất lượng tinh dịch của 5 con lợn đực Landrace và 5 con - Thu thập số liệu chất lượng tinh dịch của 5 con lợn đực Landrace và 5 con lợn đực Yorkshire thế hệ gốc từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016.
- Tiến hành khai thác, ghi chép số liệu của 10 con lợn đực Landrace và 10