4.1.1. Khả năng sinh trưởng chung của lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp gốc Pháp
Khả năng sinh trưởng của lợn Landrace và Yorkshire nguồn Pháp được thể hiện tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Khả năng sinh trưởng của lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp
Chỉ tiêu Landrace (n=120) Yorkshire (n=120)
Mean SE Mean SE
Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày) 68,91 0,08 68,94 0,11
Khối lượng bắt đầu kiểm tra (kg) 29,13 0,10 29,15 0,11
Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày) 152,29 0,21 152,80 0,23
Khối lượng kết thúc kiểm tra (kg) 101,55a 0,13 100,95b 0,13
Khối lượng tăng (kg) 72,43a 0,15 71,80b 0,16
Số ngày kiểm tra (ngày) 83,38 0,20 83,86 0,19
Tăng khối lượng trung bình
(g/ngày) 869,14a 2,66 856,79b 2,89
Độ dày mỡ lưng (mm) 12,35 0,12 12,57 0,13
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
- Khối lượng và tuổi bắt đầu đưa vào thí nghiệm
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, tuổi bắt đầu đưa vào thí nghiệm 2 giống Landrace và Yorkshire lần lượt là: 68,91; 68,94 ngày; khối lượng bắt đầu đưa vào thí nghiệm của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 29,13; 29,15 kg. Như vậy, khối lượng và tuổi bắt đầu đưa vào thí nghiệm của 2 giống Landrace, Yorkshire là không có sự sai khác (P>0,05) hay nói cách khác là khối lượng và tuổi bắt đầu đưa vào thí nghiệm tương đương nhau.
- Khối lượng và tuổi kết thúc nuôi thí nghiệm
Tuổi kết thúc nuôi thí nghiệm của 2 giống Landrace và Yorkshire lần lượt là: 152,29 ; 152,80 ngày. Tuổi kết thúc kiểm tra giữa 2 giống không có sự sai
khác (P>0,05). Tuy nhiên, khối lượng kết thúc kiểm tra của giống Landrace cao hơn so với giống Yorkshire (101,55kg >100,95kg). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này cho thấy khả năng tăng khối lượng của giống Landrace cao hơn so với giống Yorkshire.
- Tăng khối lượng trung bình
Tăng khối lượng trung bình trong thời gian nuôi thí nghiệm ở giống Landrace (869,14 g/ngày) cao hơn so với giống Yorkshire (856,79 g/ngày), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả vể tăng khối lượng trung bình trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tổ hợp lai giữa 2 giống L, Y. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), con lai PiDux(LY) có tốc độ tăng khối lượng là 749,05 g/ngày. Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và cs. (2006) cho biết khả năng tăng khối lượng của lợn lai ba giống D(LY) là: 750g/ngày trong thời gian nuôi vỗ béo.
Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) cho biết khả năng tăng khối lượng của con lai Px(LY) đạt: 628,86 g/ngày. Phạm Kim Dung (2005), khi nghiên cứu các tổ hợp lai ba giống D(LY) cho kết quả tăng khối lượng trung bình toàn kỳ vỗ béo là: 667,28 g/ngày.
Như vậy, khả năng tăng khối lượng của 2 giống Landrace và Yorkshire được nhập từ Pháp đều cao hơn so với các tổ hợp lai 3, 4 giống.
- Độ dày mỡ lưng
Độ dày mỡ lưng của giống Landrace là: 12,35 mm và Yorkshire là: 12,57 mm. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu về độ dày mỡ lưng của lợn Duroc (9,6 mm) và Yorkshire (11,00 mm) thuần (Phạm Thị Kim Dung và cs., 2007); tương đương so với nghiên cứu của Mitchel CE et al. (2010) trên lợn lai Duroc x Large Wite và Duroc x Pietrain có chỉ tiêu BF 12,6-12,9 mm và thấp hơn so với các nghiên cứu khác như: Lê Thanh Hải và cs. (1994) trên lợn Yorkshire (từ 13,50 – 15,76 mm); Nguyễn Văn Đồng và Phạm Sỹ Tiệp (2004) trên lợn Yorkshire ở 90,26 kg là 13,52 mm.