Số liệu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Exel 2007, sau đó được phân tích bằng phần mềm Minitab 16. Các tham số thống kê mô tả của các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Dung lượng mẫu (n), số trung bình (Mean), sai số của số trung bình (SE).
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHẢ NĂNG SİNH TRƯỞNG CỦA LỢN LANDRACE VÀ YORKSHİRE NGUỒN GỐC PHÁP Ở THẾ HỆ 1
4.1.1. Khả năng sinh trưởng chung của lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp gốc Pháp
Khả năng sinh trưởng của lợn Landrace và Yorkshire nguồn Pháp được thể hiện tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Khả năng sinh trưởng của lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp
Chỉ tiêu Landrace (n=120) Yorkshire (n=120)
Mean SE Mean SE
Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày) 68,91 0,08 68,94 0,11
Khối lượng bắt đầu kiểm tra (kg) 29,13 0,10 29,15 0,11
Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày) 152,29 0,21 152,80 0,23
Khối lượng kết thúc kiểm tra (kg) 101,55a 0,13 100,95b 0,13
Khối lượng tăng (kg) 72,43a 0,15 71,80b 0,16
Số ngày kiểm tra (ngày) 83,38 0,20 83,86 0,19
Tăng khối lượng trung bình
(g/ngày) 869,14a 2,66 856,79b 2,89
Độ dày mỡ lưng (mm) 12,35 0,12 12,57 0,13
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
- Khối lượng và tuổi bắt đầu đưa vào thí nghiệm
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, tuổi bắt đầu đưa vào thí nghiệm 2 giống Landrace và Yorkshire lần lượt là: 68,91; 68,94 ngày; khối lượng bắt đầu đưa vào thí nghiệm của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 29,13; 29,15 kg. Như vậy, khối lượng và tuổi bắt đầu đưa vào thí nghiệm của 2 giống Landrace, Yorkshire là không có sự sai khác (P>0,05) hay nói cách khác là khối lượng và tuổi bắt đầu đưa vào thí nghiệm tương đương nhau.
- Khối lượng và tuổi kết thúc nuôi thí nghiệm
Tuổi kết thúc nuôi thí nghiệm của 2 giống Landrace và Yorkshire lần lượt là: 152,29 ; 152,80 ngày. Tuổi kết thúc kiểm tra giữa 2 giống không có sự sai
khác (P>0,05). Tuy nhiên, khối lượng kết thúc kiểm tra của giống Landrace cao hơn so với giống Yorkshire (101,55kg >100,95kg). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này cho thấy khả năng tăng khối lượng của giống Landrace cao hơn so với giống Yorkshire.
- Tăng khối lượng trung bình
Tăng khối lượng trung bình trong thời gian nuôi thí nghiệm ở giống Landrace (869,14 g/ngày) cao hơn so với giống Yorkshire (856,79 g/ngày), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả vể tăng khối lượng trung bình trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tổ hợp lai giữa 2 giống L, Y. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), con lai PiDux(LY) có tốc độ tăng khối lượng là 749,05 g/ngày. Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và cs. (2006) cho biết khả năng tăng khối lượng của lợn lai ba giống D(LY) là: 750g/ngày trong thời gian nuôi vỗ béo.
Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) cho biết khả năng tăng khối lượng của con lai Px(LY) đạt: 628,86 g/ngày. Phạm Kim Dung (2005), khi nghiên cứu các tổ hợp lai ba giống D(LY) cho kết quả tăng khối lượng trung bình toàn kỳ vỗ béo là: 667,28 g/ngày.
Như vậy, khả năng tăng khối lượng của 2 giống Landrace và Yorkshire được nhập từ Pháp đều cao hơn so với các tổ hợp lai 3, 4 giống.
- Độ dày mỡ lưng
Độ dày mỡ lưng của giống Landrace là: 12,35 mm và Yorkshire là: 12,57 mm. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu về độ dày mỡ lưng của lợn Duroc (9,6 mm) và Yorkshire (11,00 mm) thuần (Phạm Thị Kim Dung và cs., 2007); tương đương so với nghiên cứu của Mitchel CE et al. (2010) trên lợn lai Duroc x Large Wite và Duroc x Pietrain có chỉ tiêu BF 12,6-12,9 mm và thấp hơn so với các nghiên cứu khác như: Lê Thanh Hải và cs. (1994) trên lợn Yorkshire (từ 13,50 – 15,76 mm); Nguyễn Văn Đồng và Phạm Sỹ Tiệp (2004) trên lợn Yorkshire ở 90,26 kg là 13,52 mm.
4.1.2. Khả năng sinh trưởng của lợn đực Landrace, Yorkshire nguồn gốc Pháp gốc Pháp
Khả năng sinh trưởng của lợn đực Landrace, Yorkshire Pháp được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Khả năng sinh trưởng của lợn đực Landrace, Yorkshire nguồn gốc Pháp
Chỉ tiêu Landrace (n=60) Yorkshire (n=60) Mean SE Mean SE
Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày) 69,03 0,13 69,07 0,17
Khối lượng bắt đầu kiểm tra (kg) 29,13 0,14 29,17 0,17
Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày) 151,28 0,33 151,78 0,39
Khối lượng kết thúc kiểm tra (kg) 102,01a 0,13 101,47b 0,12
Khối lượng tăng (kg) 72,88a 0,12 72,30b 0,19
Số ngày kiểm tra (ngày) 82,25 0,31 82,72 0,31
Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) 886,81a 3,38 874,77b 3,92
Độ dày mỡ lưng (mm) 11,59 0,12 11,78 0,13
Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng
(kg TĂ/kg tăng KL) 2,58 0,01 2,54 0,02
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
- Khối lượng và tuổi bắt đầu đưa vào thí nghiệm
Nghiên cứu được tiến hành trên 60 lợn đực Landrace và 60 lợn đực Yorkshire. Ở lợn đực Landrace khối lượng đưa vào kiểm tra là 29,6 kg tương ứng với tuổi là: 69,03 ngày. Lợn đực Yorkshire có khối lượng bắt đầu đưa vào kiểm tra là: 29,17 kg tương ứng với tuổi bắt đầu là: 69,07 ngày. Không có sự sai khác giữa 2 chỉ tiêu trên của lợn Landrace và Yorkshire (P>0,05).
- Tuổi kết thúc và khối lượng kết thúc kiểm tra
Tuổi kết thúc kiểm tra của 2 giống Landrace và Yorkshire không có sự sai khác (P>0,05). Tuy nhiên, khối lượng kết thúc kiểm tra của lợn đực giống Landrace (102,01 kg) cao hơn so với khối lượng kết thúc kiểm tra của lợn đực Yorkshire (101,47 kg). Sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Khả năng tăng khố lượng/ngày trong g a đoạn KTNS đạt: 886,81g/ngày đối với lợn Landrace và 874,77 g/ngày đối với lợn Yorkshire. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn khi so sánh với một số dòng đực sản xuất khác. Cụ thể, kết quả nghiên cứu của Phạm Thị K m Dung (2005) cho b ết khả năng tăng khố lượng trong thờ g an nuô KTNS của lợn Duroc thuần là 624,01 g/ngày. Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn và cs. (2012) cho b ết tổ hợp đực la P Du và DuP có khả năng tăng khố lượng lần lượt là 772 và 764 g/ngày.
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng:
Kết quả theo dõi mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn đực Landrace và Yorkshire tương ứng là: 2,58 ; 2,54 kg/kg tăng khối lượng. Như vậy, tiêu tốn thức ăn của 2 giống không có sự sai khác (P>0,05).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của con lai ở hai tổ hợp lai Duroc x (LY) và Pietrain x (LY) trong 4 tháng nuôi thí nghiêm là 3,05 và 3,00 kg. Theo Trương Hữu Dũng và cs. (2004) cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở con lai Duroc x (LY) từ 2,85 đến 3,11 kg.; ở con lai Duroc x (YL) từ 2,90 đến 3,00 kg.
- Độ dày mỡ lưng
Đối với dòng đực, độ dày mỡ lưng là một tính trạng có mối tương quan chặt chẽ với tỷ lệ nạc. Do vậy, độ dày mỡ lưng càng thấp thì tỷ lệ nạc càng cao. Độ dày mỡ lưng của lợn đực Landrace và Yorkshire lần lượt là: 11,59 và 11,78 mm. Độ dày mỡ lưng của lợn đực Yorkshire cao hơn so với đực Landrace, nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
4.1.3. Khả năng sinh trưởng của lợn cái Landrace, Yorkshire nguồn gốc Pháp Khả năng sinh trưởng của lợn cái Landrace, Yorkshire nguồn gốc Pháp Khả năng sinh trưởng của lợn cái Landrace, Yorkshire nguồn gốc Pháp được trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Khả năng sinh trưởng của lợn cái Landrace, Yorkshire nguồn gốc Pháp
Chỉ tiêu Landrace (n=60) Yorkshire (n=60) Mean SE Mean SE
Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày) 68,78 0,10 68,82 0,15
Khối lượng bắt đầu kiểm tra (kg) 29,13 0,15 29,13 0,15
Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày) 153,30b 0,17 153,82a 0,15
Khối lượng kết thúc kiểm tra (kg) 101,10a 0,21 100,43b 0,20
Khối lượng tăng (kg) 71,97 0,27 71,30 0,24
Số ngày kiểm tra (ngày) 84,52b 0,14 85,00a 0,09
Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) 851,47a 2,58 838,82b 2,69
Độ dày mỡ lưng (mm) 13,10 0,17 13,35 0,18
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
- Khối lượng và tuổi bắt đầu đưa vào thí nghiệm
Tiến hành nghiên cứu trên 60 lợn cái Landrace và 60 lợn cái Yorkshire. Tuổi bắt đầu kiểm tra và khối lượng bắt đầu kiểm tra giữa 2 giống Landrace,
Yorkshire là tương đồng nhau, không có sự sai khác (P>0,05). Tuổi bắt đầu kiểm tra, khối lượng bắt đầu kiểm tra của lợn cái Landrace và Yorkshire lần lượt là: 68,78 ngày – 29,13 kg; 68,82 ngày – 29,13 kg.
- Tuổi kết thúc và khối lượng kết thúc kiểm tra
Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy: Tuổi kết thúc kiểm tra của lợn Landrace thấp hơn so với lợn Yorskhire (153,30 ngày < 153,82 ngày). Tuy nhiên, khối lượng kết thúc kiểm tra của lợn cái Landrace lại cao hơn so với lợn cái Yorkshire (101,10 kg > 100,43 kg). Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
- Số ngày kiểm tra và tăng khối lượng trung bình
Tăng khối lượng trung bình của lợn cái Landrace, Yorkshire lần lượt là: 851,47; 838,82 g/ngày. Mặc dù khối lượng đưa vào kiểm tra và khối lượng kết thúc kiểm tra là tương đồng giữa 2 giống nhưng số ngày kiểm tra của lợn Landrace (84,52 ngày) lại ngắn hơn so với số ngày kiểm tra của lợn Yorkshire (85,00 ngày). Điều này chứng tỏ khả năng sinh trưởng của lợn cái Landrace cao hơn so với Yorkshire
- Độ dày mỡ lưng
Theo một số nghiên cứu, độ dày mỡ lưng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của con nái. Do vậy, độ dày mỡ lưng của đàn cái khi KTNS là một chỉ tiêu để đánh giá, chọn lọc đàn nái hậu bị.
Độ dày mỡ lưng của lợn cái Landrace là 13,10 mm, Yorkshire là 13,35 mm, kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Thanh Hải (1996) khi công bố độ dày mỡ lưng trên cặp lai giữa Landrace và Yorkshire là 19,06 mm. Theo Phan Xuân Hảo và cs. (2009) các tổ hợp lai giữa nái Y, L, LY được phối với đực PiDu có độ dày mỡ lưng lần lượt là: 20,18; 19,22; 19,52mm.
4.2. NĂNG SUẤT SİNH SẢN CỦA LỢN NÁİ LANDRACE VÀ YORKSHİRE NGUỒN GỐC PHÁP THẾ HỆ 0
4.2.1. Năng suất sinh sản chung của lợn nái Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp gốc Pháp
Năng suất sinh sản chung của lợn nái Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Năng suất sinh sản chung của lợn nái Landrace và Yorkshire nguồn gốc Pháp
Chỉ tiêu n Landrace n Yorkshire Mean SE Mean SE
Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 36 229,50 2,10 36 223,58 2,36
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 36 350,28 2,56 36 344,39 4,93
Số con đẻ ra/ổ (con) 72 14,54b 0,20 72 15,47a 0,18
Số con sơ sinh sống/ổ (con) 72 13,76b 0,20 72 14,61a 0,18
Khối lượng SSS/ổ (kg) 72 19,27b 0,17 72 19,87a 0,13
Khối lượng SSS/con (kg) 991 1,40a 0,01 1052 1,36b 0,01
Số con để nuôi/ổ (con) 72 12,40b 0,18 72 12,92a 0,16
Số ngày cai sữa (ngày) 72 23,11 0,21 72 22,85 0,21
Số con cai sữa/ổ (con) 72 11,54b 0,16 72 11,99a 0,16
Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 72 74,67 0,82 72 76,71 0,79
Khối lượng cai sữa /con (kg) 831 6,47 0,01 863 6,40 0,01
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 36 159,14 3,91 36 150,19 2,75
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
- Tuổi phối lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu
Kết quả theo dõi về chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của lợn Landrace lần lượt là: 229,50 ngày; 350,28 ngày; lợn Yorkshire là: 223,58 ngày; 344,39 ngày.
Theo Jang - Hyung Lee (1993) khi nghiên cứu các tính trạng sinh sản của lợn cho rằng mặc dù lợn cái hậu bị có thể bắt đầu động dục ở 4 hoặc 5 tháng tuổi, nhưng tuổi phối giống thích hợp là 7 - 8 tháng tuổi và như vậy tuổi đẻ lứa đầu ước tính là 11 - 12 tháng tuổi. Theo báo cáo của Hamon M. (1994) tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace là 362 - 369 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu của lợn Landrace, Yorkshire của Đinh Văn Chỉnh và cs. (2001) lần lượt là: 368,93 và 395,88 ngày; Phùng Thị Vân và cs (1999) là: 360 – 373 ngày. Đoàn Xuân Trúc và cs. (2000) thông báo lợn Landrace có tuổi đẻ lứa đầu là 373,42 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu của lợn Yorkshire là 373,69 ngày (Đoàn Xuân Trúc và cs., 2001); 365,6 ngày (Nguyễn Khắc Tích, 1995) và 367,8 ngày (Doucos and Bidanel., 1996).
- Số con đẻ ra/ổ
Số con đẻ ra /ổ là bao gồm: số con đẻ ra còn sống, số con chết khi sinh và số con chết lưu. Chỉ tiêu này đánh giá số trứng được thụ tinh và trình độ kỹ thuật
nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái mang thai. Số con đẻ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào số hợp tử được hình thành và khả năng nuôi thai của lợn mẹ.
Kết quả bảng 4.4 chỉ ra rằng số con đẻ ra/ổ của lợn Landrace, Yorkshire lần lượt là: 14,54; 15,47 con/ổ. Theo Đinh Văn Chỉnh và cs. (2001) cho biết số con đẻ ra/ổ trên lợn Yorkshire, Landrace tương ứng là: 10,1; 10,91 con/ổ. Kết quả nghiên cứu của Casar et al. (2008) cho biết số con đẻ ra/ổ ở lợn ở lợn Yorkshire là 11,0 - 11,6 con. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn những kết quả trên, điều này cho thấy tiềm năng sinh sản cao của giống lợn Landrace và Yorkshire của Pháp.
- Số con sơ sinh sống/ổ
Số con sơ sinh sống/ổ là một chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái trong thời kỳ mang thai. Chỉ tiêu số con sinh ra còn sống/ổ sẽ góp phần quyết định đến việc nâng số con cai sữa/ổ và số con cai sữa/nái/năm.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.4 cho thấy số con sinh sống/ổ của lợn nái Landrace là: 13,76 con/ổ ; Yorkshire là: 14,61 con/ổ. Kết quả của chúng tôi cao hơn các kết quả nghiên cứu trong nước, cụ thể số con sơ sinh sống/ổ đạt từ 8,4 - 9,94 con ở lợn Yorkshire thuần (Nguyễn Văn Thiện, 1992); là 9,86 con (Đinh Văn Chỉnh và cs., 2001); 11,5 con (Phùng Thị Vân và cs., 2001). Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2000) thông báo tính trạng số con sơ sinh sống/lứa lợn nái Landrace là 9,61 con .
So sánh với một số tổ hợp lai Theo Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2005), nghiên cứu trên lợn tổ hợp lai Duroc x F1(LY) và Pietrain x F1(LY) là 11,05 và 10,76 con; Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) cho biết trên tổ hợp lai PiDu x Landrace, PiDu x F(LY), PiDu x Yorkshire lần lượt là 11,50; 11,01 và 11,65 con.
- Số con để nuôi/ổ
Đây là chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp h2 = 0,065. Số con để nuôi chịu ảnh hưởng của số con sơ sinh sống/ổ, độ đồng đều, tình trạng sức khoẻ của lợn con lúc sơ sinh và phụ thuộc vào khả năng nuôi thai của lợn nái.
Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy số con để nuôi/ổ của Landrace đạt: 12,40 con/ổ, Yorkshire đạt 12,92 con/ổ .
Số con để lại nuôi/ổ ở lợn trong nghiên cứu này cao hơn so kết quả công bố của Đặng Vũ Bình (1999), trên lợn nái Landrace và Yorkshire tương ứng là 7,95 và 8,75 con. So sánh với một số nghiên cứu về nái thuần Yorkshire thì số con để lại nuôi/ổ của lợn Yorkshire là 10,20 con (Lê Thị Xuân Dung, 1998); 9,7 con (Đinh Văn Chỉnh và cs., 2001) .
- Khối lượng sơ sinh sống/ổ
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh sống/con.
Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy: khối lượng sơ sinh sống/ổ của lợn nái Landrace, Yorkshire lần lượt là: 19,27 kg; 19,87 kg. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Rosendo et al. (2007) khi công bố khối lượng sơ sinh/ổ ở lợn French Large White là: 12,78 kg. Khối lượng sơ sinh/ổ của tổ hợp lai Duroc x F1(LY) và Duroc x F1(YL) lần lượt là 12,8 và 13,2 kg (Phùng Thị Vân và cs., 2000).
- Khối lượng sơ sinh sống/con
Chỉ tiêu khối lượng sơ sinh sống/con có liên quan đến số con đẻ ra/ổ, phụ thuộc vào khả năng nuôi thai của con nái và kỹ thuật chăm sóc lợn nái chửa. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng lớn đến độ tăng khối lượng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa.
Theo dõi 72 ổ đẻ của nái Landrace, 72 ổ đẻ Yorkshire qua 2 lứa đẻ cho thấy khối lượng sơ sinh sống/con lần lượt là: 1,40 kg, 1,36 kg. Kết quả nghiên