Xuất một số giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện quy hoạch xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 101 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4.xuất một số giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện quy hoạch xây

4.4.1. Đề xuất một số giải pháp để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt.

Vẫn biết xây dựng nông thôn mới vốn là điều quan trọng hàng đầu thế nhưng bản thân chính các địa phương trong diện quy hoạch xây dựng nông thôn mới cũng phải có những bước tự chuyển mình, tìm các phương án hỗ trợ ngân sách từ các danh nghiệp sẵn có, từ các hộ gia đình, cá nhân trong xã để chung tay từng bước thực hiện các hạng mục còn giang dở, hay các hạng mục có chi phí vừa và nhỏ. Bên cạch đó các cơ quan hay đơn vị có trách nhiệm cũng lien tục hỗ trợ các thông tin, cơ chế, chính sách thực hiện cho từng địa phương phù hợp.

Các xã đã có xuất phát điểm tốt thì đã được quan tâm từ các nguồn vốn để hoàn thành các tiêu chí, còn những xã nhiều khó khăn thì vốn cũng chưa được cung ứng nhiều để có thể giải quyết các tiêu chí còn thiếu. Dưới đây là những giải pháp để hoành thành các tiêu chí

- Các phương án quy hoạch được thực hiện rõ rang ngay từ đầu, trình bày, giải trình phương án cho đến khi các ban ngành không còn khúc mắc, các bước sau chỉ bắt tay vào thực hiện.

- Vốn đầu tư cần được rõ ràng minh bạch từng khoản, từng tiêu chí, từng giai đoạn, tạo tính hệ thống và liền mạch, tự chuyển mình của các địa phương trong việc tạo nguồn vốn cũng là hết sức quan trọng.

- Chợ nông thôn: Theo đúng như tiêu chí thì mỗi xã cần có một địa điểm họp chợ tiêu chuẩn, thế nhưng trên thực tế thì cần linh hoạt đặt các điểm chợ, ví dụ có 02 xã khó khăn gần nhau (Thọ Văn, Dị Nậu) thì tìm một điểm chợ hợp lý cho cả 2 xã thuận tiện cho việc giao thương, việc này vừa tiết kiệm được ngân sách để thực hiện các tiêu chí khác vừa cho chất lượng của các điểm chợ được nâng cao(các hạng mục trong tiêu chí chợ nông thôn). Cụ thể hơn nữa như chợ trung tâm của thị trấn Hưng Hóa là điểm giao nối giữa thị trấn Hưng Hóa và xã Dậu Dương (Đón nhận Nông thôn mới tháng 5/2016). Đó là lý do mà UBND tỉnh Phú Thọ không yêu cầu xã Dậu Dương thực hiện tiêu chí chợ nông thôn.

- Giao thông: Cần phân bổ vốn đầu tư hợp lý từ Trung ương cho tới địa phương, những khung đường ngõ, xóm thì huy động các nguồn vốn của xã, các hộ gia đình, cá nhân trong xã, còn các khung đường lớn như trục liên xã, hay các trục đường huyện lộ, tỉnh lộ thì đợi nguồn ngân sách từ trên xuống.

Cụ thể như tại xã Thọ Văn: Vốn có ít thì cứ nên tập trung vào các hạng mục nhỏ ban đầu, từng bước hoàn thành. rồi chủ động tạo nguôn vốn từ nội thôn đến xã, vận động nhân dân đồng lòng xây dựng tạo dần các nếp sông văn hóa đ lên. Học hỏi các kinh nghiệm của các xã như Dậu Dương, Thượng Nông, các xã có cách làm đúng đắn và khoa học.

- Thủy lợi: Các nguồn vốn từ tỉnh, huyện để đầu tư vào các hạng mục chính cho việc cứng hóa, còn việc đào đắp các con kênh nội đồng, hạng mục nhỏ lẻ lấy nguồn vốn từ xã và huy động nhân dân. Đây cũng chính lầ giải pháp cho các xã còn khúc mắc trọng việc tạo hay đợi nguồn vốn.

- Điện nông thôn: Cần có sự liên kết nhanh chóng của người dân và đơn vị chức năng để khắc phục các trạm biến áp xuống cấp, không ngừng phấn đấu để đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho nhân dân. Tinh thần phê và tự phê cao như tại xã Dậu Dương hay Hương Nộn từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để có những bước tiến mới hơn, nhanh hơn trong quá trình thực hiện NTM.

- Cơ sở vật chất văn hóa: Là tiêu chí mang yêu tố tinh thần quan trọng cho nhân dân, các khu thể thao cần cung ứng đầy đủ cơ sở vật chất, tránh trường hợp cung ứng dở dang, thiếu thốn.

- Hộ nghèo: Ngoài các nguồn vốn từ các đơn vị, các chương trình tài trợ thì cũng cần có những hoạt động thiết thực từ chính những người dân tại địa phương để nâng cao tinh thần tương tương thân tương ái, không tạo bất cứ khoảng cách nào trong cuộc sống. Bên cạch đó các đơn vị chức năng cũng có những cái định hướng và đường lối chính sách sản xuất để mở đường thoát nghèo cho các cá nhân, hộ gia đình.

- Y tế: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tham gia bảo hiểm y tế một cách rõ ràng để người dân có thể tham gia một cách tự nguyện, cho họ thấy được lợi ích khi tham gia bảo hiểm. Những sô người tham gia bảo hiểm y tế tăng lên qua từng giai đoạn cũng là những tín hiệu tích cực đáng mừng của đơn vị y tế từng địa phương. Đơn cử như tại xã Thượng Nông các đơn vị cũng chủ động tạo các đợt tập huấn hay tuyên truyền cho bà con thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho người dân trong việc thăm khám tại các tuyến.

- Môi trường: Luôn là vấn đề nhức nhối không chỉ tại xã, huyện, tỉnh mà là của toàn xã hội hiện nay. Vậy nên không còn cách nào khác phải từ chính các cấp chính quyền địa phương tìm ra những biện pháp, hướng đi mới cụ thể để áp dụng phù hợp cho từng địa phương khách nhau.Thứ nhất là về nước sạch cần có nguồn vốn để người dân không phải sử dụng nước giếng khoan nhiều. Thứ hai các chất thải, rác thải xí nghiệp, làng nghề, hộ gia đình cá nhân có biện pháp xử lý ban đầu trước khi cho ra môi trường, có những thể chế mạnh tay hơn nữa trước tiên là đối với xí nghiệp, làng nghề sau là các hộ gia đình, cá nhân. (PB1-4)

4.4.2. Xem xét điều chỉnh một số tiêu chí trong Đồ án quy hoạch các xã đã được phê duyệt theo Bộ tiêu chí nông thôn mới

Tiêu chí môi trường: Vấn đề chủ yếu vẫn là rác thải, nước thải, rác thải tập chung và được mang xa các khu dân cư như đồng hay bãi đất hoang để chôn lấp, tiêu hủy ngoài môi trường. Thế nhưng việc này về lâu dài sẽ không duy trì được bởi làm như vậy còn gây ô nhiễm kinh khủng và lâu dài cho các thế hệ sau phải giải quyết hậu quả. Vậy nên việc này không chỉ các địa phương phải thay đổi cách làm mà từ trung ương cũng cần nhanh chóng xây dựng các khu, nhà máy xử lý chất thải, rác thải để rác thải có thể được tập chung và chuyên chở đến các khu nhà máy xử lý rác.

Tiêu chí chợ nông thôn: qua thực tế có thể thấy khó mà có thể thực hiện được đầy đủ tại các địa phương không nói riêng gì huyện Tam nông mà trên cả nước, nên điều chỉnh các chỉ tiêu sao cho phù hợp với từng địa phương, không quá áp đặt theo tiêu chí đã đề ra theo quy định (PB2-7).

4.4.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới nông thôn mới

Sau đây là các giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới:

- Luôn tạo điều kiện trau dồi, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức cho các cán bộ địa phương các xã trong huyện, các huyện trong tỉnh với nhau nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tạo tình cảm thân ái, gắn kết giữa các cán bộ, các cơ quan với nhau cùng nhau phát triển đi lên để phục vụ nhân dân.

- Công tác tuyên truyền thúc đẩy từ các cấp, đến sát với người dân để thấu hiểu những cái họ cần và biết được địa phương còn thiếu gì. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, các hình thức thực tế mang lại hiệu quả nâng cao nhận thức, ý thức cho nhân dân.

- Cố gắng tạo các nguồn vốn để phục vụ cho quá trình thực hiện các tiêu chí còn thiếu, huy động bằng nhiều cách, linh hoạt trong thực hiện

- Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, chuyển mục đích cây trồng cho người dân…phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, trang trại… để tạo nguồn vốn cho địa phương, xã hội và người dân

- Về công tác chỉ đạo, giám sát thực hiện: Phân công các cán bộ kiểm tra, giám sát liên tục các hạng mục thi công khi thực hiện tiêu chí, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra xử lý triệt để các trường hợp làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, tạo sự minh bạch. Đẩy mạnh các hạng mục đạt tiến độ hoặc vượt tiến độ để tiết kiệm ngân sách nhà nước.

- Ưu tiên vốn cho các hạng mục chính như giao thông, trường học, thủy lợi.

- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” và phong trào thi đua “chung sức xây dựng nông thôn mới” do Chủ tịch UBND tỉnh đã phát động ở tất cả các huyện, các xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 101 - 105)